6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.3. Vai trò của làng nghề truyền thống trong sự phát triển kinh tế xã hội
Làng nghề truyền thống ở Việt Nam phân bố rộng khắp ở các vùng của đất nước từ nông thôn cho đến các đô thị. Cũng vì thế mà các làng nghề luôn sản xuất ra một khối lượng sản phẩm khá lớn, góp phần cho sự phát triển của kinh tế quốc dân. Trong cuốn “Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Trần Minh Yên cũng đã nêu vai trò nổi bật của làng nghề trong sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước đất nước gồm:
-Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa: việc phát triển làng nghề truyền thống đã tạo cơ hội cho các hoạt động dịch vụ ở nông thôn được mở rộng về quy mô lẫn địa bàn và thu hút được nhiều lao động.
-Tăng giá trị sản phẩm hàng hóa: các sản phẩm từ các làng nghề truyền thống đã góp phần cho kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế quốc dân tăng nói chung và cũng góp phần làm cho giá trị của sản phẩm làng nghề đó cũng được tăng lên đáng kể. Ví dụ như kim ngạch gốm sứ mỹ nghể từ Việt Nam sang Nhật Bản tăng từ 67,032 triệu USD năm 2012 lên 73,300 triệu USD năm 201722.
-Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn: việc tăng giá trị của hàng hóa đã giúp cho những người dân của những làng nghề truyền thống có thêm nhiều cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở vùng đó.
21 Trần Thị Thập, & Nguyễn Trần Hưng (2020) .Thương mại điện tửcăn bản. NXB Thông tin và Truyền thông,
tr35-36.
22 Phạm Thị Diệp Hạnh, “Nhật Bản: Thịtrưởng nhiều tiềm năng cho mặt hàng gốm sứ Việt Nam”,http://vlr.vn/thi-
18
-Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc: việc phát triển các sản phẩm của làng nghề không những thể hiện sự trân trọng, tôn vinh những giá trị tinh thần của dân tộc mà còn giúp lưu truyền một bản sắc văn hóa đẹp cho thế hệ sau này. Không những vậy, phát triển những sản phẩm của các làng nghề truyền thống còn giúp cho những bạn bè quốc tế hiểu thêm về bản sắc dân tộc của đất nước ta từ những sản phẩm truyền thống đó.