6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng
2.1.1.1 . Lịch sử hình thành:
Làng gốm Bát Tràng có lịch sử hình thành từ lâu đời với những sản phẩm gốm sứ tuyệt mỹ. Trong cuốn Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX của tác giả Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến, Nguyễn Quang Ngọc cho rằng theo tâm thức dân gian của người dân Bát Tràng thì làng gốm Bát Tràng được hình thành vào khoảng thế kỷ XIV-XV điều này được thể hiện qua câu đối tại đình Làng Bát Tràng. Mặc khác theo gia phả của một số dòng họ ở Bát Tràng cũng ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát (là Bồ Xuyên và Bạch Bát) di cư ra đây. Ngoải ra, qua những dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy ở những vùng này, người ta có thể xác định làng nghề gốm ở đây đã có từ lâu đời.
Trong Đại Việt Sử ký toàn thư thì vào năm 1010, sự ra hình thành và phát triển kinh thành Thăng Long đã tác động đến kinh tế của những làng xung quanh, đặc biệt là Bát Tràng, mà vùng này có nhiều đất sét trắng- một nguyên liệu tốt để sản xuất gốm. Vì thế một số thợ đồ gốm Bồ Bát đã di cư đến đây và dần dần, Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được chọn cung cấp đồ cống phẩm. Điều này cũng được ghi chép lại trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi “Làng Bát Tràng làm đồ bát chén”
Như vậy, theo những ghi chép của lịch sử, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ lâu đời và không dựa trên nền tảng nông nghiệp. Làng gốm Bát Tràng không chỉ nổi
27
tiếng từ lúc hình thành mà cho tới tận bây giờ, những sản phẩm gốm sứ ở đây cũng đã và đang chinh phục được những khách hàng trong và ngoài nước.
2.1.1.2. Quá trình phát triển:
Hình 2.1.Quá trình phát triển của gốm Bát Tràng.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ “Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến., Nguyễn Quang Ngọc. (1995). Gốm Bát Tràng Thế Kỷ X1V-X1X, (Bat Trang Ceramics
14th-19th Centuries). Thế Giới, Hà Nội,”)