Tác động các yếu tố kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gốm Bát

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống gốm bát tràng việt nam (Trang 38 - 45)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.1.3.Tác động các yếu tố kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của gốm Bát

gốm Bát Tràng:

2.1.3.1. Yếu tố vĩ mô.

2.1.3.1.1. Môi trường chính trị- pháp luật:

Việt Nam là một quốc gia có sự ổn định về thể chế chính trị cũng như luôn có sự nhất quán về quan điểm chính sách do đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh trong nước cũng như hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng đối với các sản phẩm truyền thống- mang giá trị văn hóa, dân tộc cao. Nhận thấy được những tiềm năng phát triển kinh tế từ việc sản xuất kinh doanh, phát triển du lịch hay xuất khẩu của những mặt hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và ngành gốm nói riêng vì thế Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách ưu đãi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách phát triển làng nghề như Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triền ngành nghề nông thôn đặc biệt nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề. Hay như Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trỡ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng với Quyết định 12/2010/ QĐ-TTG về gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp gốm sứ nói chung và Bát Tràng nói riêng được phát triển hơn.

Ngoài những chính sách ưu đãi trên, nhà nước còn mở các trường đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đào tạo đội ngũ thợ có trình độ cao đảm bảo cho việc sản xuất và duy trì các nghề thủ công nói chung

Hiện nay, trước tình hình phức tạp của dịch CoVid, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ nói chung vả sản xuất gốm Bát Tràng đã bị thiệt hại rất lớn do không thể xuất khẩu được các sản phẩm ra nước ngoài, gây tồn động hàng. Nhờ những chính sách chống dịch của Đảng và Nhà nước ta, nên tình hình dịch bệnh nước ta cơ bản được khống chế, các hoạt động sản xuất trong nước vẫn được diễn ra. Nhờ vậy, mà các doanh nghiệp kinh doanh gốm Bát Tràng có thể đổi hướng sang kinh doanh ở thị trường trong nước, giải quyết được các sản phẩm xuất khẩu tồn kho cũng như giảm thiểu được thiệt hại. Ngoài ra, nhà nước cũng có những gói hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ và vừa bị ảnh hưởng từ

31

dịch Covid. Điều này vừa là thuận lợi và cơ hội cho các doanh nghiệp gốm Bát Tràng ở thị trường trong nước.

2.1.3.1.2. Môi trường kinh tế:

Làng gốm Bát Tràng nổi danh với những sản phẩm gốm sứ vô cùng tinh xảo và bắt mắt, chính vì mà đã chiếm được sự ưa chuộng và tin tưởng ở cả thị trường trong và ngoài nước nhờ đó đem lại được giá trị kinh tế cao. Thị trường xuất khẩu của gốm Bát Tràng lớn nhất là Hàn Quốc, sau đó đến Nhật Bản và Đài Loan. Do nhu cầu, sự ưa chuộng cùng với yếu tố địa lý mà các sản phẩm gốm Bát Tràng được xuất khẩu chủ yếu sang ba nước trên. Ở thị trường trong nước, nhờ lịch sử lâu năm cùng với những sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt làng gốm Bát Tràng đã thu hút một lượng khách du lịch trong và ngoài nước, đem lại giá trị kinh tế cao cho địa phương nói riêng và nền kinh tế nói chung. Các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm gốm Bát Tràng cũng nhờ đó mà đem lại được nguồn lợi nhuận cao. Như vậy, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng góp phần trong sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, cuối năm 2019 đầu năm 2020, dịch Covid bùng ra đã khiến cho việc xuất khẩu có nhiều biến động. Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, xuất khẩu gốm sứ 7 tháng đầu năm 2020 đạt 309,22 triệu USD, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm 2019. Một số nước tăng mạnh về kim ngạch như: Thụy Điển, Trung Quốc, Đan Mạch lần lượt tăng 87%, 49%, 44%. Ngược lại, xuất khẩu gốm sứ lại sụt giảm ở một số thị trường trong đó Achentina, Canada, Hồng Kông mức sụt giảm trên 50% với lần lượt 75%, 88%, 99%. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hải- Giám đốc Công ty XNK Hải Nguyệt cũng bộc bạch: “Tình hình xuất khẩu gặp khó khăn vì nhiều đơn hàng, mẫu mã đã duyệt rồi chỉ chờ ngày chuyển tiền cọc và ký hợp đồng thì bị hoãn do dịch. Trong nước, thị trường cung cấp sản phẩm quà tặng sự kiện, hội nghị, hội chợ hay quà tặng doanh nghiệp cũng giảm dần”25. Do sự biến động mạnh nên thị trường xuất khẩu gốm sứ cũng gặp nhiều rủi ro cao. Đối với thị trường trong nước, theo Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2020 ước khoảng 3,8 triệu, giảm 78,7% so với năm 2019.

25 Khánh Linh (2021), “Vượt bão Covid, làng gốm Bát Tràng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh”,https://bit.ly/3wbg7h6

32

Mặc khác, ông Vũ Thế bình- Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam- cho biết rằng trong 11 tháng ngành du lịch đã bị sụt giảm đến 80% khách quốc tế, mất khoảng 1/2 khách nội địa. Như vậy, lượng khách du lịch và khách nội địa giảm đã làm cho doanh thu của các doanh nghiệp gốm sứ nói chung và Bát Tràng nói riêng cũng sụt giảm. Tuy nhiên, do Việt Nam được nhận định là một trong những nước có phản ứng nhanh và những chính sách quyết liệt để dập dịch cho nên thị trường trong nước vẫn ổn định hơn so với thị trường quốc tế. Đây cũng là một trong những cơ hội để làng gốm Bát Tràng đẩy mạnh thương hiệu của mình ở thị trường trong nước

2.1.3.1.3. Môi trường văn hóa- xã hội.

Các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng trong những năm của thế kỷ 15 thường được những quý tộc, hoàng thất ở Việt Nam sử dụng, do đó đã hình thành trong tâm lý người tiêu dùng nói riêng và người dân Việt Nam nói chung các sản phẩm của làng nghề Bát Tràng là những sản phẩm tinh xảo, sang trọng và đẹp đẽ, kết hợp với lịch sử hình thành lâu đời cùng với sự điêu luyện của những người thợ lành nghề đã giúp cho các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng mang một giá trị văn hóa, tinh thần cao trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ Bát Tràng cũng sẽ dễ dàng tìm kiếm, thu hút khách hàng của mình hơn so với những doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ khác. Đây cũng là một trong những thuận lợi của các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng để đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng hơn những vẫn giữ được cái hồn và giá trị văn hóa của dân tộc trong từng sản phẩm đó.

Ngoài ra, từ việc sản xuất các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng mà đã tạo thêm được nhiều việc làm cho những lao động cũng như góp phần làm cải thiện đời sống vật chất cho người dân ngay tại làng nghề Bát Tràng. Điều này góp phần giúp xã hội ổn định hơn, giảm được tỷ lệ thất nghiệp cũng như giảm được các tệ nạn trong xã hội hơn.

2.1.3.1.4. Môi trường công nghệ.

Ngày nay, do nhu cầu xuất khẩu cũng như nhu cầu tiêu dùng từ thị trường trong nước, mà các doanh nghiệp gốm sứ Bát Tràng luôn có sự đầu tư và phát triển các công nghệ để đạt được năng suất và hiệu quả cao. Như việc, Bát Tràng xuất hiện kỹ thuật vẽ

33

trên nền xương gốm đã nung sơ 1 lần hoặc kỹ thuật hấp hoa, một lối trang trí hình in sẵn trên giấy decal nhập từ nước ngoài26. Ngoài ra, do nhu cầu tặng quà như cốc sứ, lọ hoa, bát đĩa,.. có in hình logo của công ty nhằm quảng bá thương hiệu hoặc tri ân khách hàng với công ty ngày một cao nên công nghệ in logo lên gốm sứ ngày nay càng được phát triển hơn. Từ in decal giấy, in decal hấp,.. cho tới công nghệ men in chuyển nhiệt, hiện tại những sản phẩm gốm sứ in logo lại càng chất lượng hơn, bền màu, màu sắc rõ nét, độc đáo hơn và đặc biệt là hướng tới sự an toàn với sức khỏe cho người tiêu dùng27. Ngoài ra, đối với việc sản xuất, các doanh nghiệp đã cải tiến công nghệ là đưa lò ga hiện đại vào để thay thế các lò truyền thống sử dụng chất đốt như củi, than…giúp tăng độ đồng đều của sản phẩm, giảm được chi phí và giảm ô nhiễm môi trường. Ngoài ra thì việc ứng dụng công nghệ hiện đại giúp chất lượng của mỗi mẻ nung đạt 80-90%, cao hơn nhiều so với tỷ lên 60-70% do nung bằng lò truyền thống ngày trước, bên cạnh đó, thời gian nung gốm bằng công nghệ mới cũng rút ngắn28.

2.1.3.1.5. Môi trường tự nhiên.

Sở dĩ, người ta chọn làng Bát Tràng là nơi để sản xuất nghề làm gốm bởi vì từ xa xưa, họ đã phát hiện ra được mỏ đất sét trắng- là món quà tự nhiên ban tặng- thuận lợi cho việc phát triển nghề làm gốm. Trải qua nhiều thế kỷ khai thác liên tục thì tới thế kỷ XVIII, nguồn đất sét trắng sẵn có đã cạn kiệt nên người dân Bát Tràng buộc phải tìm một nguồn nguyên liệu khác để thay thế.Trong cuốn “Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV-XIX” của tác giả Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến và Nguyễn Quang Ngọc có đề cập đến nguồn nguyên liệu mà người dân dùng thay thế là đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu nhiệt 16500C nhưng có hạn chế là chứa hàm lượng Fe2O3 khá cao và không được trắng như nguyên liệu đất sét thời xưa. Chính vì dùng nguyên liệu thay thế có các tính chất khó tan trong nước, độ chịu nhiệt cao và

26 Diệu Hằng (2017), “Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng như thếnào?”, https://bit.ly/3dxNYKY, truy cập ngày

05.05.2021.

27 Công ty TNHH Quang Minh BT Việt Nam, “Công nghệ in logo hiện đại được áp dụng trong gốm sứ”,

https://sites.google.com/site/quatanggomsublog/cong-nghe-in-logo-hien-dai-duoc-ap-dung-trong-san-xuat-gom-

su, truy cập ngày 05.05.2021.

28 Như Yến (2019), “Bát Tràng khắc phục ô nhiễm từ sản xuất sạch”, https://bit.ly/2SGOAqr, truy cập ngày 05.05.2021.

34

có hàm lượng Fe2O3 khá cao nên đã làm cho làng gốm Bát Tràng bị ô nhiễm trầm trọng. Theo Theo khảo sát mới đây của sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng bụi ở đây vượt quá tiêu chuẩn môi trường 3 – 3,5 lần, nồng độ các khí CO2, SO2, NO2,...trong không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2 lần do có hàng nghìn lò nung gốm bằng than hoạt động không kể ngày đêm, mỗi năm Bát Tràng tiêu thụ khoảng 70.000 tấn than, phát thải ra không khí khoảng 130 tấn bụi và thải ra môi trường 6.800 tấn tro xỉ. Việc ô nhiễm nghiêm trọng như vậy khiến cho làng nghề Bát Tràng mất một lượng khách du lịch lớn do người dân ngày càng có xu hướng bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn, họ ngại đến những khu vực có quá nhiều bụi trong không khí như vậy. Để khắc phục những hạn chế về mặt tự nhiên đó, người dân nơi đây đã cải tiến công nghệ đưa các lò gas hiện đại thay thế cho các lò nung bằng khí đốt. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội để cho làng gốm Bát tràng ứng dụng những công nghệ hiện đại vào sản xuất, giảm được ô nhiễm môi trường giúp cho làng đem lại thu nhập cao hơn trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.2. Yếu tố vi mô. 2.1.3.2.1. Nguồn nhân lực.

Làng gốm Bát Tràng có khoảng 14-15 người được nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ nhân như nghệ nhân Lê Quang Chiến, Lê Văn Cam, Trần Độ, Lê Xuân Phổ, Phạm Anh Đạo… Mỗi một nghệ nhân mang một tính cách, phong thái cũng như sự chuyên môn riêng trong mỗi tác phẩm nghệ thuật của mình. Họ là những người góp phần quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị tinh hoa của gốm sứ Bát Tràng để các sản phẩm ngày càng được vươn xa hơn. Ngoài ra, làng gốm Bát Tràng cũng có một đội ngũ thợ lành nghề trong làng tương đối đông đảo cùng với một lực lượng lao động từ các địa phương khác khoảng 3000-5000 người. Như vậy, có thể thấy, đội ngũ sản xuất và nhân công lao động của làng gốm Bát Tràng có trình độ cao với số lượng tương đối đối đông. Tuy nhiên, nguồn nhân lực chuyên nghiệp để đưa những sản phẩm này đến tay người tiêu dùng còn hạn chế. Thường thì họ sản xuất, trưng bày và bán những sản phẩm gốm sứ ngay tại gia cho những khách hàng cùng địa phương hoặc những khách du lịch. Điều này khiến cho sản phẩm gốm sứ Bát Tràng bị hạn chế về địa lý, đôi khi sẽ khó nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng để tạo ra những sản phẩm vừa chất lượng, vừa hợp với

35

thị hiếu của người tiêu dùng. Vì vậy, làng gốm Bát Tràng không chỉ cần đào tạo về nguồn nhân công, những người thợ lành nghề mà cần phải có một đội ngũ Marketing chuyên nghiệp như là cầu nối giữa bên sản xuất đến với người tiêu dùng. Khi những người nghệ nhân có thể hiểu được khách hàng của họ hơn thì họ sẽ tạo ra được nhiều sản phầm có chất lượng cao phù hợp với thị trường hơn cũng như thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

2.1.3.2.2. Nguồn lực về tài chính.

Các công ty kinh doanh các mặt hàng gốm sứ Bát Tràng thường là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Rất ít những doanh nghiệp lớn kinh doanh trong đó có thể kể đến như Công ty Cổ phần Gốm Sứ Sáng Tạo Việt Nam hoặc công ty cổ phần Sứ Việt Nam là những công ty có nhiều trụ sở ở thành phố lớn như Hồ Chí Minh và Hà Nội. Như vậy, nhìn chung thì nguồn lực về tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh gốm sứ Bát Tràng còn hạn hẹp và cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước nhiều hơn

2.1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh cùng nghề.

Việt Nam có khoảng 14 làng nghề gốm sứ nổi tiếng, tuy nhiên theo thống kê của Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch thì hiện nay chỉ còn có 7 làng nghề truyền thống vẫn còn duy trì hoạt động29 bao gồm Làng Thổ Hà (Bắc Giang), làng gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), làng Phước Tích (Thừa Thiên Huế), Làng Bát Tràng (Hà Nội), làng Bạch Liên (Ninh Bình), làng gốm Gia Thủy (Ninh Bình), Bàu Trúc (Ninh Thuận) và chỉ có 4 làng là Thổ Hà, Phù Lãng, Phước Tích và Bát Tràng là những làng nghề chủ yếu sàn xuất gốm mỹ nghệ. Như vậy, nếu xét ở phương diện làng nghề truyền thống sàn xuất sản phẩm gốm mỹ nghệ thì làng Bát Tràng là nổi bật nhất bởi có lịch sử nổi tiếng về các sản phẩm gốm mỹ nghệ tinh xảo từ rất lâu và cũng có nhiều nghệ nhân nổi tiếng hơn tất cả những làng còn lại. Vậy nên, làng gốm Bát Tràng có lợi thế cạnh tranh hơn so với những làng gốm cùng ngành khác. Đây cũng là một trong những thế mạnh của làng gốm Bát Tràng.

29 Cục văn hóa cơ sở( 2017), “Danh sách các làng nghề truyền thống Việt Nam”, https://bit.ly/3qFGUkF, truy

36

Mặc khác, nếu xét về các sản phẩm gốm sứ trên thị trường, thì các sản phẩm của Bát Tràng đang bị cạnh tranh với gốm sứ Minh Long. Gốm sứ Minh Long có nguồn gốc từ Bình Dương mà ở đây hồi đó từng tồn tại làng gốm Lái Thiêu- Tân Phước Khánh. Hiện nay, làng gốm này đã không còn tồn tại mà thay vào đó “sự phát triển theo quy mô công nghiệp và xu hướng thị trường30”. Chính vì thế, mà ngày nay người ta chỉ biết đến Minh Long là một thương hiệu gốm sứ và không gắn tới một làng nghề truyền thống nào ở Việt Nam. Do doanh nghiệp Minh Long được phát triển với công nghệ cao cùng với việc nắm bắt được xu thế thị trường nên các sản phẩm gốm sứ mang tính cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm gốm mỹ nghệ từ các làng nghề nói chung và Bát Tràng nói riêng. Vì vậy, các sản phẩm gốm sứ Bát Tràng cần phải nâng cấp hơn về công nghệ sản

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống gốm bát tràng việt nam (Trang 38 - 45)