6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.2.3. Đánh giá việc ứng dụng TMĐT kinh doanh sản phẩm gốm Bát Tràng:
2.2.3.1. Đánh giá chung về kinh doanh sản phẩm gốm Bát Tràng trên website:
Hiện nay, khi nhập từ khóa “gốm Bát Tràng” trên google thì có khoảng 1.940.000 kết quả tìm kiếm được còn khi tìm kiếm với từ khóa “trang web gốm sứ Bát Tràng” thì có khoảng 463.000 kết quả tìm kiếm được. Có thể thấy rằng, ngày càng có nhiều doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm làng nghề “trở mình” hơn để phù hợp với xu thế của thị trường. Cũng nhờ kinh doanh thông qua các website cũng như mạng xã hội facebook mà nhiều đơn vị bán buôn ở những tỉnh khác biết đến nhiều dòng sản phẩm mới cũa Bát
42
Tràng hơn. Như một tiểu thương của làng nghề chia sẻ “Nhiều xưởng còn dè chừng đăng hình ảnh sản phẩm lên website, nhưng khi thực hiện, họ mới thấy bán được rất nhiều sản phẩm. Ban đầu, những xưởng hợp tác với chúng tôi có quy mô rất nhỏ, khoảng 200m2 với quân số 6 - 8 người; sau 1 năm, phát triển lên 60 người37” hay như Cơ sở gốm sứ Hoàn Trang (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ “Việc quảng bá sản phẩm thông qua TMĐT đã nâng lượng tiêu thụ của cơ sở gốm tăng 30%/ năm38”. Nghệ nhân Phùng Văn Hoàn cũng cảm thấy làng nghề gốm Bát Tràng nên phát triển trên các kênh điện tử vì “thông qua TMĐT, có thể giới thiệu tới từng người tiêu dùng chất lượng và giá sản phẩm, để họ tin tưởng lựa chọn, sử dụng…, hiện nay, làng nghề sản xuất với tốc độ rất cao, nếu người làm nghề không tiếp cận với những kênh thông tin điện tử để đến với người tiêu dùng, đó là thiệt thòi lớn.”39. Như vậy, việc ứng dụng TMĐT vào kinh doanh các sản phẩm cho làng nghề gốm Bát Tràng là cần thiết và khả thi, nhất là trong thời điểm dịch bệnh bùng phát như hiện nay, mọi người ngại đến những cửa hàng để mua sắm trực tiếp.
Nghiên cứu một số trang web kinh doanh gốm sứ Bát Tràng, xét theo cấp độ phát triển của TMĐT thì hầu hết các trang web phát triển đến cấp độ 2 (có hình thức thanh toán điện tử) còn một số ít trang web mới phát triển cấp 1 (hình thức thanh toán là tiền mặt). Những trang web phát triển đến cấp độ 2 thường là của những doanh nghiệp có nhiều trụ sở kinh doanh ở ngoài và họ đó đội ngũ tư vấn, quảng bá, sắp xếp các sản phẩm trên trang web nên giao diện của các trang web này cũng dễ nhìn và bắt mắt người xem hơn. Còn những trang web phát triển ở cấp 1 thường là những hộ kinh doanh nhỏ, cá nhân bán những sản phẩm tại xưởng hoặc không có nhiều kinh phí đầu tư cho trang web. Các trang web này thường chỉ có những thông tin cơ bản để liên hệ, giao diện web cũng không bắt mắt, hấp dẫn như các trang web khác và thường là người mua sẽ trả tiền khi nhận được hàng. Có thể thấy, TMĐT ngày càng phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng cũng nắm bắt được xu thế đó nhưng sự đầu tư cũng như tốc độ cải tiến website của các doanh nghiệp gốm Bát Tràng vẫn còn hơi chậm, chưa theo kịp với xu thế phát triển hiện
37 Nguyễn Mai (2020), “Thương mại điện tử về“làng””, https://bit.ly/3y9GDsT, truy cập ngày 07.05.2021.
38 Nguyễn Mai (2020), “Thương mại điện tử về“làng””,https://bit.ly/3y9GDsT , truy cập ngày 07.05.2021.
43
này. Vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh gốm Bát Tràng ngoài phải chăm chút cho chất lượng của từng sản phẩm còn cần phải có sự đầu tư hơn trong bố cục sắp xếp các sản phẩm trên website và đầu tư đội ngũ nhân sự, marketing để cho các sản phẩm làng nghề đến tay người tiêu dùng nhanh hơn.
2.2.3.2. Đánh giá chung về kinh doanh gốm Bát Tràng trên sàn TMĐT:
Khi tìm kiếm với từ khóa “gốm sứ Bát Tràng” ở cả 4 sàn thương mại điện tử có ảnh hưởng nhất Việt Nam thì kết quả hiện ra rất nhiều các sản phẩm ghi là “gốm sứ Bát Tràng” với vô vàn những mẫu mã khác nhau ở cả 4 sàn TMĐT. Tuy nhiên, để có một gian hàng chính hãng ngay cả trên Shopee, Lazada, Tiki hay Sendo của gốm sứ Bát Tràng thì thật sự chưa có. Ví dụ như khi tìm kiếm với từ khóa “gốm sứ Bát Tràng” trên sàn thương mại Sendo thì ra 1986 kết quả, nhưng khi bấm vào mục “shop uy tín” thì chỉ còn 92 kết quả.
Hình 2.4. Kết quả tìm kiếm gốm Bát Tràng trên Sendo.vn.
44
Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay kinh doanh trên các sàn TMĐT đang là xu hướng của thị trường. Cũng đã có nhiều cá nhân đã kinh doanh gốm sứ Bát Tràng trên các sàn TMĐT này tuy nhiên hiện vẫn chưa có một doanh nghiệp uy tín, chính thống nào phân phối, kinh doanh sản phẩm gốm sứ Bát Tràng trên các sàn TMĐT. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho làng nghề gốm Bát Tràng nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh gốm Bát Tràng nói riêng trong thời buổi hiện nay. Các doanh nghiệp và làng nghề có cơ hội để tạo những gian hàng chính hãng ở những sàn TMĐT mà ít chịu sự cạnh tranh từ những gian hàng chính hãng kinh doanh cùng mặt hàng. Ngoài ra, làng nghề còn có sự hỗ trợ từ các chính sách của nhà nước, từ các trang TMĐT và được sự ủng hộ của người tiêu dùng hơn khi họ biết đó là những gian hàng chính hãng. Mặc khác, thách thức lớn của làng nghề nói chung và của các doanh nghiệp kinh doanh gian hàng chính hãng nói riêng là làm sao để tạo niềm tin, mối quan hệ tốt của khách hàng cũng như những mẫu mã theo kịp xu hướng của thị trường để cạnh tranh lành mạnh trên môi trường sàn TMĐT.