6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.3.2. Mở cửa hàng thanh toán không cần tiền mặt
3.3.2.1. Tiềm năng phát triển của thanh toán không tiền mặt.
Hiện nay, với sự phát triển của nhiều hình thức kinh doanh khác nhau như bán hàng trên trang web, trên điện thoại hay như trên các nền tảng xã hội cùng với nhiều hình thức thanh toán đã cho thấy Việt Nam luôn chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt để chuyển đổi, phát triển ngành thương mại. Thế giới hiện nay thay đổi không ngừng cũng vì thế ngành thương mại trong tương lai sẽ không chỉ dừng lại ở việc mua bán và trao đổi các sản phẩm trên mạng mà có thể sẽ đồng bộ, thúc đẩy sự phát triển song song giữa hai hình thức online và offline hay nói các khác là trực tuyến và trực tiếp. Ngành thương mại thế giới đã xuất hiện hình thức kinh doanh U-commerce và nó được dự đoán là giai đoạn
76
phát triển tiếp theo của ngành thương mại. U-commerce (Ubiquitous commerce) với khả năng kết nối bất cứ lúc nào ở bất kỳ đâu với sự tương tác giữa con người với công nghệ vào hầu hết các thiết bị và quy trình. U-commerce có thể nhận dạng được danh tính, nhu cầu của khách hàng để cung cấp các dịch vụ phù hợp và khách hàng sẽ luôn được kết nối dù ở bất kỳ đâu. Hình thức kinh doanh này hướng tới việc đồng bộ hóa dữ liệu của khách hàng và khi khách hàng đến các cửa hàng trực tiếp, sẽ không cần thanh toán cho khách hàng nữa mà thay vào đó khách hàng chỉ sử dụng điện thoại để quét mã trên các sản phẩm mình muốn mua và thanh toán. Hiện nay, hình thức kinh doanh này còn khá mới và chỉ một vài công ty tiên phong đi đầu đối với mô hình kinh doanh này. Ví dụ như Amazon Go -một hình thức kinh doanh mới của Amazon- đã đồng bộ dữ liệu khách hàng từ mua sắm online và offline từ đó cho phép việc tối ưu trải nghiệm mua sắm dựa trên dữ liệu người dùng, khách hàng chỉ cần vào cửa hàng và đi, không cần thanh toán. Một ví dụ khác là Alibaba cũng hướng tới việc tối ưu trải nghiệm người dùng trên mọi điểm chạm online và offline từ đó cho phép khách hàng có thể đặt hàng, thanh toán trên app online và nhận hàng tại cửa hàng offline. Hiện nay thì mô hình kinh doanh này chỉ mới xuất hiện ở một số nước do một số công ty lớn khởi xướng, tuy nhiên nó có thể sẽ là xu thế phát triển của toàn thế giới trong tương lai khi mà người ta ưu tiên tính tiện lợi hàng đầu. Với sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng cho ngành thương mại ở Việt Nam thì có thể mô hình này tương lai sẽ được ứng dụng ở Việt Nam khi mà tính hình dịch bệnh ở Việt Nam nói chung và thế giới nói riêng cơ bản được khống chế.
3.3.2.2. Ứng dụng cho làng nghề gốm Bát Tràng.
Khi tình hình dịch ổn định, làng nghề Bát Tràng có thể mở 2 cửa hàng trải nghiệm thanh toán không tiền mặt ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đến với cửa hàng này, người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm hình thức thanh toán không tiền mặt. Các sản phẩm của làng nghề sẽ được trưng bày ở cửa hàng, trên mỗi sản phẩm sẽ có một mã vạch riêng, khi người dùng thích sản phẩm nào sẽ bỏ vào giỏ hàng của mình và tự thanh toán các sản phẩm mà mình mua thông qua thẻ hoặc các ví điện tử có trên điện thoại. Như vậy, cửa hàng chỉ cần những nhân viên bảo vệ và giảm được các nhân viên thanh toán giúp giảm được các chi phí về nhân công. Ngoài ra, làng nghề sẽ tổ chức một vài buổi workshop
77
mời những nghệ nhân nổi tiếng để giới thiệu và hướng dẫn cho khách hàng có thể tự tay làm những sản phẩm mong muốn ngay tại cửa hàng.
Trong tương lai, khi ngành thương mại của Việt Nam phát triển hơn nữa, các cửa hàng thanh toán không tiền mặt này có thể phát triển hơn nữa. Khách hàng chỉ cần lựa chọn những sản phẩm mong muốn và rời đi, việc thanh toán sẽ dựa vào những thông tin định danh của khách hàng đã cung cấp trước đó để trừ tiền. Hoặc sẽ có hệ thống nhận diện các khách hàng đã thanh toán các sản phẩm có sẵn hoặc được đặt riêng thiết kế trước đó, khách hàng chỉ cần đến cửa hàng và lấy các sản phẩm đó và rời đi.
KẾT LUẬN
Làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng đã được hình thành và phát triển trong một khoảng thời gian dài. Các sản phẩm của làng nghề là nơi lưu giữ những ký ức của lịch sử, những tinh hoa, tinh túy và nét độc đáo của dân tộc ta. Làng nghề truyền thống nói chung là làng nghề gốm Bát Tràng nói riêng vừa thể hiện được bản sắc dân tộc của mỗi quốc gia vừa góp phần trong sự phát triển của nền kinh tế. Khi đại dịch Covid bùng phát, tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ, từ các hộ kinh doanh theo quy mô đến những cá nhân riêng lẻ đều có những tổn thất không nhỏ. Song, những làng nghề truyền thống là nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bởi vì tính chất kinh doanh nhỏ lẻ, kinh doanh theo lối truyền thống và khách hàng của làng nghề chủ yếu là khách du lịch hoặc khách địa phương cùng với việc xuất khẩu sang các nước gặp nhiều trở ngại đã làm cho những làng nghề truyền thống ngày càng một khó khăn hơn trong thời dịch.
Mặc khác, TMĐT đã phát triển từ nhiều năm trước, tuy nhiên khi đại dịch bùng phát thì TMĐT tăng trưởng và phát triển một các nhanh chóng. Thứ nhất, bởi vì mua sắm và kinh doanh trên mạng phù hợp với những chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chóng bệnh như tránh tiếp xúc và tụ tập đông người. Thứ hai, bởi vì tâm lý người tiêu dùng thay đổi, họ thích mua sắm trên mạng hơn so với mua trực tiếp ở cửa hàng nhất là với thế hệ trẻ hiện nay. Cuối cùng là do sự thuận tiện về khoảng cách địa
78
lý, các doanh nghiệp ở xa có thể dễ dàng bán được sản phẩm của mình ở bất kỳ đâu trên khắp Việt Nam.
Ứng dụng TMĐT vào mô hình kinh doanh của làng nghề sẽ giúp cho làng nghề gốm Bát Tràng khắc phục được những khó khăn. Mặc khách vừa là cơ hội và thách thức để làng nghề gốm Bát Tràng có thể ngày càng khẳng định được vị thế của làng nghề.
Công trình nghiên cứu này có thể là một định hướng góp phần nhỏ trong việc giúp cho làng nghề gốm Bát Tràng khắc phục được những khó khăn trong và sau dịch cũng như là bước đầu giúp cho các làng nghề truyền thống khác có thể hồi phục sau dịch. Tuy nhiên, do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu, tác giả không thể đi hết được mọi khía cạnh trong việc ứng dụng TMĐT cho làng nghề truyền thống. Hy vọng rằng với công trình nghiên cứu này, sẽ giúp cho làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng nói riêng và làng nghề truyền thống nói chung sẽ có những hướng đi mới để ngày càng phát triển hơn nữa, góp phần giữ gìn những bản sắc vốn có của dân tộc.
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
❖ Tài liệu tham khảo Việt Nam:
Bùi Văn Vượng (2002). Làng nghề thủ công truyền thồng Việt Nam. Văn hóa thông tin Đinh Thị Vân Chi (2015). Phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. NXB nông nghiệp
Huỳnh Đức Thiện (2015). The policies on developing traditional craft villages in some Asian countries and lessons for Vietnam. Science and Technology Development Journal, 18(2), 119-126.
Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, & Phan Phu Tiên (1993). Đại Việt sử ký toàn thư. Khoa học xã hội
Phan Huy Lê, Nguyễn Đình Chiến., Nguyễn Quang Ngọc. (1995). Gốm Bát Tràng Thế Kỷ X1V-X1X, (Bat Trang Ceramics 14th-19th Centuries). Thế Giới, Hà Nội, 2.
Pierre Gourou (1936). Người nông dân châu thổ Bắc kỳ, (bản dịch Nguyễn Khắc Đạm, Đào Hùng, Nguyễn Hoàng Oanh, & Đào Thế Tuấn, Hội KHLSVN - Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp. NXB Trẻ, H. 2003.
Trần Minh Yến (2004). Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khoa học xã hội.
Trần Quốc Vượng (2000). Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm. NXB VHDT và TCVHNT, H,
Trần Thị Thập, & Nguyễn Trần Hưng (2020). Thương mại điện tử căn bản. NXB Thông tin và Truyền thông
Trần Từ (1984). Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 11-12.
Vũ Văn Đông (2010). Mỗi làng một sản phẩm. tạp chí Phát triển và hội nhập, số 3, tháng 2/2010
80
Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 | Hệ thống văn bản (dangcongsan.vn)
Quyết định số 645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 | Hệ thống văn bản (dangcongsan.vn).
Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” | Hệ thống văn bản (dangcongsan.vn)
Thông tư 116/2006/TT-BNN của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ngày 18/12/2006 về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
❖ Tài liệu tham khảo nước ngoài:
Clark, T., & Hazen, B. (2017). Business Models for Teams: See how Your Organization Really Works and how Each Person Fits in. Penguin.
OECD (2005). The Economic and Social Impact of Electronic Commerce, OECD Publications, Paris.
Osterwalder, A., & Pigneur, Y. (2011). Business Model Generation: Ein Handbuch für Visionäre, Spielveränderer und Herausforderer. Campus Verlag.
❖ Tài liệu tham khảo từ internet :
- Bảo Loan (2020), “Làng gốm Bát Tràng yên bình giữa mùa dịch Covid”, https://bit.ly/3hnRwjW, truy cập ngày 01.06.2021.
- Diệu Hằng (2017),“Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng như thế nào?”, https://bit.ly/3dxNYKY, truy cập ngày 05.05.2021.
- Khánh Linh(2021), “Vượt bão Covid, làng gốm Bát Tràng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh”, https://bit.ly/3wbg7h6 , truy cập ngày 05.05.2021
81
- Khánh Ngọc ( 2016), “Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng”,https://battrang.hanoi.vn/tom-tat-lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-lang- gom-bat-trang/, truy cập ngày 05.05.2021.
- Lê Huê (2010), “Sau khủng hoảng, doanh nghiệp làng nghề không “chết”, http://ipsard.gov.vn/vn/tID4406_sau-khung-hoang-doanh-nghiep-lang-nghe-khong- chet-phan-1.html, truy cập ngày 24.04.2021.
- Nguyễn Mai (2020), “Thương mại điện tử về “làng””, https://bit.ly/3y9GDsT, truy cập ngày 07.05.2021.
-Như Yến (2019), “Bát Tràng khắc phục ô nhiễm từ sản xuất sạch”, https://bit.ly/2SGOAqr , truy cập ngày 05.05.2021.
- Vecom (2019), “Đào tạo doanh nghiệp tham gia dự án Dừa Bến Tre Online”, https://vecom.vn/dao-tao-doanh-nghiep-tham-gia-du-an-dua-ben-tre-online., truy cập ngày 11.05.2021.
-Phạm Thị Diệp Hạnh, “Nhật Bản: Thị trưởng nhiều tiềm năng cho mặt hàng gốm sứ Việt Nam”, http://vlr.vn/thi-truong/nhat-ban-thi-truong-nhieu-tiem-nang-cho-mat-hang- gom-su-viet-nam-3785.vlr, truy cập ngày 10.5.2021
-Anh Đức (2018), “14 làng nghề gốm sứ nổi tiếng ở Việt Nam”, https://bit.ly/3y8459G, truy cập ngày 05.05.2021.
-Công ty TNHH Quang Minh BT Việt Nam , “Công nghệ in logo hiện đại được áp dụng trong gốm sứ”,https://sites.google.com/site/quatanggomsublog/cong-nghe-in-logo-hien- dai-duoc-ap-dung-trong-san-xuat-gom-su, truy cập ngày 05.05.2021.
-Cục văn hóa cơ sở ( 2017), “Danh sách các làng nghề truyền thống Việt Nam”, https://bit.ly/3qFGUkF, truy cập ngày 06.05.2021.
-Iprice (2021),“Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam”, https://iprice.vn/insights/, truy cập ngày 1.06.2020.
-Thủy Nguyễn (2020), “ Xây dựng sơ đồ quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn chuyên nghiệp”, https://bit.ly/3xnkkja , truy cập ngày 05.06.2021.
82 -https://www.expro.vn/ -https://battrangonline.vn/. - https://www.lazada.vn. -https://greensoft.vn/bang-gia-thiet-ke-website/. - https://greensoft.vn/bang-gia-thiet-ke-website/.
83
PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Chỉ số EBI .
Hình 1: Chỉ số nguồn nhân lực và Hạ tầng công nghệ thông tin – Trích Báo cáo chỉ số TMĐT 2021).
Hình 2: Xếp hạng Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2021 - Trích Báo cáo chỉ số TMĐT 2021.
84
Phụ lục 2: Hình ảnh một số website gốm Bát Tràng hiện nay.
85
Ở website này thì hình thức thanh toán qua chuyển khoản hoặc tiền mặt và không có thanh toán qua ví điện tử.
87
Ở website này thì hình thức thanh toán qua chuyển khoản hoặc tiền mặt và không có thanh toán qua ví điện tử.
88
Ở website này chỉ có trả bằng tiền mặt và không có hình thức thanh toán “không tiền mặt”.