6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về thương mại điện tử
2.2.1.1. Sự tăng trưởng của TMĐT
Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam 2020, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2019 khoảng 30%, cụ thể quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mô 15 tỷ USD31. Khi đại dịch Covid xảy ra, trong báo cáo “thương mại điện tử tăng tốc sau Covid- 19” nhận định rằng dịch bệnh đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm. Cụ thể là người tiêu dùng tiến hành mua sắm trực tuyến nhiều hơn, đặc biệt trong giai đoạn cách ly cao điểm từ tháng Hai đến tháng 4 năm 2020, kênh mua sắm này trở thành kênh duy nhất để tiếp cận một số hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, trải qua nhiều đợt dịch, người tiêu dùng cũng hình thành thói quen mua hàng trực
38
tuyến hơn và việc kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ trên các kênh trực tuyến đang là xu thế hiện nay vì theo Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử ở Việt Nam 2020 tăng 16% và đạt quy mô 14 tỷ USD trong đó lình vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%; gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%; tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%.
Nhờ sự phát triển của TMĐT mà dù đại dịch xảy ra thì một số ngành liên quan đến TMĐT có chỉ số cũng tăng theo. Cụ thể, theo báo cáo Xu hướng Tiếp thị số Việt Nam 2021, doanh số tiếp thị số năm 2019 là 716 triệu USD và dù gặp đại dịch Covid-19 nhưng con số này năm 2020 vẫn đạt 820 triệu USD và dự đoán năm 2021 sẽ tiến gần tới con số 1 tỷ USD32. Ngoài ra, khi mua sắm trực tuyến thì thanh toán cũng là một trong những điều mà người tiêu dùng quan tâm. Đối với kênh mua sắm trực tuyến thì người tiêu dùng thường có ba hình thức thanh toán chủ yếu đó là qua thẻ, qua ví điện tử và thanh toán tiền mặt. Đối với dịch vụ thanh toán qua thẻ, theo Hội thẻ Ngân hàng Việt nam trong 6 tháng đầu năm 2020 các ngân hàng đã phát hành mới tới 10,3 triệu thẻ các loại, nâng tổng số thẻ ở Việt Nam lên 103,4 triệu trong đó 15 triệu thẻ quốc tế và 88,4 triệu thẻ nội địa; trong đó, thanh toán nội địa ở kênh thương mại điện tử tăng 81% và chi tiêu thẻ quốc tế giảm 16%33. Ngoài ra, sản lượng giao dịch thanh toán trực tuyến thẻ nội địa qua hệ thống Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) trong năm 2020 tăng khoảng 185% và giá trị giao dịch tăng khoảng 200%. Điều này cho thấy, nhu cầu thanh toán hàng trên kênh thương mại địa tử trong nước tăng cao và nhu cầu mua hàng trực tuyến từ nước ngoài về Việt Nam giảm mạnh. Đối với hình thức thanh toán qua ví điện tử cũng tăng mạnh mẽ. Ví dụ như thanh toán qua ví điện tử hàng đầu Việt Nam MOMO tăng 3,5 lần so với năm 2019 cả về số lượng và giá trị giao dịch. Qua đây cho thấy, người tiêu dùng ngày càng ưu chuộng các hình thức thanh toán trước nhận hàng sau trên các kênh bán TMĐT bởi một phần là do Chính phủ khuyến khích người dân hạn chế sử dụng tiền mặt nhằm tránh sự lây lan của dịch bệnh và một phần bởi sự tiện lợi, thuận tiên của những hình thức thanh toán này. Họ có thể thanh toán ở bất kỳ
32 The Vietnam Digital Marketing Trends 2021.
39
đâu trong bất kỳ thời điểm nào, và việc thanh toán trước vậy giúp người tiêu dùng có thể hạn chế được rủi ro dịch bệnh và đối với những người sống ở chung cư thì có thể dễ dàng trong việc gửi hàng hóa nếu như lúc giao hàng họ không có ở nhà. Mặc dù thanh toán trực tuyến tăng nhanh, nhưng theo ước tính của VECOM tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt (COD) cho mua lẻ trực truyến vẫn ở mức cao 80%.
Theo đánh giá của VECOM thì thành phố Hồ chỉ Minh dẫn đầu trong bảng xếp hạng Chỉ số Thương mại điện từ với EBI là 67,63 điểm, theo sau đó là Hà nội với EBI là 55,7 điểm và xếp thứ ba là Đà Nẵng với EBI là 19,0 điểm. Như vậy, ở ba thành phố lớn là Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng có số lượng doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào TMĐT cao nhất cả nước đặc biệt là ở Hồ Chí Minh và Hà Nội. Từ đây có thể thấy, các doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm trên kênh TMĐT thì thứ nhất khách hàng của họ chủ yếu tập trung ở ba thành phố lớn này, thứ hai là cần tập trung xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến ở ba thành phố trên, đặc biệt là Hồ Chí Minh- nơi có nhu cầu mua sắm trực tuyến cao nhất cả nước.
2.2.1.2. Chính sách của nhà nước đối với TMĐT:
Trong thời gian dịch Covid xảy ra, Nhà nước đã ban hành một số chính sách mới tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử, gồm:
-Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/5/2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-202534 với quan điểm doanh nghiệp là lực lượng nồng cốt để triển khai ứng dụng thương mại điện tử; việc hỗ trợ và tạo động lực phát triển cho thương mại điện tử theo mô hình: lựa chọn và hỗ trợ có trọng tâm một số lĩnh vực và địa phương phát triển thương mại điện tử đóng vai trò là đầu tàu, dẫn dắt và tạo sự lan tỏa trong xã hội. Mục tiêu đề ra của quyết định này là thu hẹp khoảng cách giữa các thanh phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển thương mại điện tử với doanh số thương mại điện tử tăng 25%/năm và đạt 35 tỷ
34 Quyết định số645/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt phê duyệt Kế hoạch tổng thể
40
USD tới năm 2025, đồng thời các địa phương ngoài Hà Nội và Thành phố Hồ Chính Minh chiếm 50% giá trị giao dịch thương mại điện tử B2C của toàn quốc.
-Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia năm 2025, định hướng năm 203035nhấn mạnh thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá thúc đẩy sự chuyển đổi nhanh hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả hơn.
-Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 203036 với chiến lược lấy cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế cùng với đảm bảo an toàn, an ninh mạng làm tiền để để đổi mới tư duy quan lý theo cách tiếp cận mở, tạo thuận lợi và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái bình Dương (CPTPP) được ký kết năm 2020 là nhửng hiệp định có những thảo thuận thương mại thế hệ mới với những cam kết thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới.