6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
3.3.1. Xuất khẩu trực tuyến cùng Amazon
Bắt đầu từ năm 2015 thì xu hướng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới bắt đầu phát triển và tăng đều qua các năm cho đến năm 2017. Từ năm 2017 thì tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới có xu hướng giảm nhẹ tuy nhiên các giao dịch thương mại điện tử xuyên biên giới lại tăng nhanh từ năm 2015 đến 2021 tăng 946 tỷ USD.
Hình 3.24. Xu hướng phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.
(Nguồn: Báo cáo của Amazon)
Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu theo cách truyền thống có thể gặp nhiều khó khăn bởi các chính sách của Nhà nước và của quốc gia xuất khẩu. Ngoài ra, quy trình xuất khẩu truyền thống khá rườm rà phải trải qua 6 giai đoạn từ nhà máy, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, nhà bán lẻ và cuối cùng mới tới người tiêu dùng trong khi với mô hình thương mại điện tử xuyên biên giới chỉ gồm có 3 giai đoạn bắt đầu từ nhà máy và chủ thương hiệu đến bên cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới và sau đó là đến người tiêu dùng cùng với khách hàng của doanh nghiệp.
74
Hình 3.25. Quy trình xuất khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Như vậy, để xuất khẩu các sản phẩm theo hình thức TMĐT xuyên biên giới thì các nhà máy, và chủ thương hiệu cần lựa chọn bên cung cấp dịch vụ uy tín cũng như có hệ thống phân phối đa quốc gia. Vì thế Amazon là một sự lựa chọn phù hợp. Thứ nhất, Amazon có thể tiếp cận người mua sắm trên toàn thế giới với 18 website, 27 ngôn ngữ cùng 875 nghìn nhân viên trên toàn thế giới với 185 trung tâm phân phối và hơn 300 triệu khách hàng toàn cầu. Thứ hai, theo báo cáo thì từ năm 2017, Amazon đã mở cửa cho người bán trên toàn thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh doanh toàn cầu tăng 50% và tốc độ tăng trưởng của người bán hàng xuyên biên giới gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của người bản địa. Cuối cùng, cũng có một số ít thương hiệu Việt Nam muốn xuất khẩu sản phẩm theo hình thức TMĐT xuyên biên giới và chọn Amazon là đối tác của mình như Cà phê Trung Nguyên, Simply Food, Highland Coffee…
Hình 3.26. Một sốthương hiệu Việt Nam áp dụng TMĐT xuyên biên giới.
Nhà máy và chủ thương hiệu Bên cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới Người tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp
75
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Như vậy, sau khi phát triển hệ thống bán hàng trên kênh TMĐT ở trong nước thì tương lai làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng có thể có những kế hoạch kết hợp cùng với đối tác Amazon để xuất khẩu những sản phẩm của làng nghề ra thị trường thế giới một cách dễ dàng. Đây cũng có thể được coi là hướng phát triển tiềm năng cho làng nghề truyền thống gốm Bát Tràng nói riêng nếu như việc xuất khẩu của làng nghề gặp nhiều khó khăn sau đại dịch và là xu hướng phát triển trong tương lai của ngành TMĐT nói chung.