Ảnh hưởng của rủi ro tíndụng cá nhân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 29 - 30)

7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

1.2.4 Ảnh hưởng của rủi ro tíndụng cá nhân

Để đạt được lợi nhuận cao, thu hút thêm nhiều khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh, các NHTM luôn tìm cách mở rộng hoạt động tín dụng, cung ứng nhiều hơn các dịch vụ phục vụ cho khách hàng, ngược lại các Ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Các loại rủi ro này luôn tiềm ẩn làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận, lỗ hoặc mất vốn dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn vốn để chi trả tiền gửi cho khách hàng. Cụ thể:

RRTD làm giảm thu nhập của NH: Khi có một khoản nợ được coi là quá hạn, thu nhập của NH bị giảm sút ngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quản lý, giám sát phát sinh. Mặt khác nếu các khoản nợ quá hạn chuyển thành khó thu hoặc không thu được thì việc xử lý TSĐB luôn gặp khó khăn về pháp lý và định giá, gây ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của NH. Hiện nay, tất cả các khoản nợ xấu NH đều phải trích dự phòng, tỷ lệ trích dự phòng tùy theo mức độ nợ xấu và tài sản đảm. Điều này có nghĩa là, đối với các khoản nợ xấu hơn và có TSĐB có độ rủi ro cao hơn sẽ bị trích dự phòng cao hơn các khoản nợ ít xấu hơn và có TSĐB ít rủi ro hơn. Việc số tiền dự phòng trích càng lớn thì chi phí vốn của NH càng lớn và lợi nhuận của NH sẽ giảm.

RRTD làm giảm khả năng thanh toán của NH: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không những làm giảm thu nhập của NH mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khả năng thanh toán của NH. Khi đó NH sẽ phải đi vay trên thị trường

liên NH với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gởi dân cư thường mất rất nhiều thời gian. Neu tình trạng này kéo dài với việc hàng loạt người gửi tiền rút tiền, NH sẽ buộc phải đóng cửa và tuyên bố phá sản.

RRTD làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh của NH: Hoạt động NH bao giờ cũng đặt chữ tín lên hàng đầu, hạn chế tối đa tất cả các thông tin xấu hay không hay trên các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến hoạt động của NH. Nếu một NHTM có tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ lớn, có những thông tin về việc NH không thu hồi được nợ hoặc NH đó bị NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín của NH đó bị giảm sút một cách nghiêm trọng. Lúc đó sẽ không có cá nhân hoặc tổ chức nào đặt quan hệ để sử dụng các dịch vụ của NH đó nữa vì họ không biết đồng vốn họ bỏ vào NH có đảm bảo an toàn và sinh lời hay không.

Hơn nữa khi NH mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều nguồn khác nhau, uy tín của NH trên thị trường tài chính sẽ bị giảm đi nghiêm trọng. Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạt động của NH, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đối tác của NH, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặp nhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các NH khác.

Như vậy, RRTD của một Ngân hàng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau: nhẹ nhất là Ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi vay, nặng nhất là Ngân hàng không thu được vốn lẫn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến Ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống Ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị Ngân hàng phải hết sức thận trọng và có các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w