Về Số lượng thành viên phụ thuộc trong gia đình

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 54)

7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

2.3.4 Về Số lượng thành viên phụ thuộc trong gia đình

Thành viên phụ thuộc là những cá nhân chưa đến tuổi lao động hoặc đã hết tuổi lao động mà không có lương hưu. Những cá nhân này bao gồm người già và trẻ

em. Đối với những khách hàng vay vốn tại MBBank-Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng tham gia phỏng vấn có 74 khách hàng độc thân nên không có thành viên phụ thuộc; Có đến 221 đáp viên có 1 thành viên phụ thuộc (chủ yếu là con nhỏ) chiếm 57,9%. Bên cạnh đó, có 61 khách hàng nuôi 2 thành viên phụ thuộc tương ứng với tỷ lệ 16% và chỉ có 15 khách hàng có 3 thành viên phụ thuộc chiếm 3,9% và 11 người có 4 thành viên phụ thuộc với tỷ lệ 2,9%. Những khách hàng có số lượng thành viên phụ thuộc càng lớn thì khả năng xảy ra rủi ro tín dụng càng cao do khả năng thanh toán nợ giảm.

Hình 2.5: Phần trăm số lượng thành viên phụ thuộc trong gia đình

Độc thân

1 người 2 người

3 người

Trên 4 người

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2021

2.3.5 Ve nghề nghiệp

Ở đặc điểm này, tác giả sẽ phân loại đối tượng phỏng vấn thành hai nhóm nghề

nghiệp là công chức nhà nước có mức thu nhập và công việc ổn định và nhóm các đối tượng khác (làm việc tự do hay trong các doanh nghiệp tư nhân) thường có sự thay đổi về thu nhập và công việc hơn. Theo kết quả phỏng vấn chỉ có 172 đối tượng hiện đang làm việc trong các cơ quan nhà nước chiếm 45,03% và 210 khách hàng thuộc nhóm đối tượng làm việc tư do hoặc tại các doanh nghiệp tư nhân tương ứng chiếm 54,97% trong tổng số. Những khách hàng là công chức nhà nước thường có rủi ro tín dụng thấp hơn do họ có nguồn thu nhập ổn định, đều đặn hàng tháng nên họ

Hình 2.6: Phần trăm về nghề nghiệp Khác, 54.97% Cán bộ nhà nước, 45.03%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2021

2.3.6 về thời gian sống tại địa chỉ hiện tại

Tại các ngân hàng thương mại phần lớn KHCN vay vốn chủ yếu với mục đích

mua nhà, sửa nhà, xây dựng nhà ở, mua đất ở những khách hàng này chủ yếu là khách

hàng ngoại tỉnh chưa có nhà ở và đang thuê nhà. Do chưa có nhà ở thuộc sở hữu riêng

nên chỗ ở của những đối tượng này thường không cố định. Khách hàng thường thay đổi địa điểm thuê trọ để phù hợp với công việc và thuận tiện đi lại. Tại MBBank-Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng cũng vậy, số lượng KHCN có thời gian sống cố định tại địa chỉ hiện tại ngắn cụ thể: có 65 khách hàng thời gian sống tại địa chỉ hiện tại dưới 2 năm; 149 khách hàng sống từ 2 năm - 4 năm tại địa chỉ hiện tại chiếm 39%. Tương tự, có 64 khách hàng đã sống từ 4-6 năm tại địa chỉ hiện tại, chỉ có 59 khách hàng đã sống từ 6-8 năm và 45 khách hàng sống trên 8 năm tại địa chỉ hiện tại. Những đối tượng đã sống lâu tại địa chỉ hiện tại chủ yếu vay vốn để mua xe và đã sở hữu nhà ở nên thu nhập của nhóm đối tượng này ổn định, chỗ ở ổn định nên khả năng xảy ra rủi

Hình 2.7: Phần trăm thời gian sống tại địa chỉ hiện tại Trên 8 năm 11.78% Dưới 2 năm, 17.02% Từ 4-6 năm 16.75% Từ 6-8 năm, 15.45% Từ 2-4 năm 39.01%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2021

2.3.7 về vị trí công việc hiện tại

Do khách hàng vay vốn luôn phải chứng minh thu nhập trước khi thực hiện vay vốn nên không phải đối tượng nào cũng đủ điều kiện vay. Với những khách hàng

thu nhập thấp không đủ điều kiện trả nợ sẽ không được cấp tín dụng. Vì vậy, khách hàng vay vốn MBBank-Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng tham gia phỏng vấn chủ yếu là Chuyên viên/cán bộ văn phòng với 170 người chiếm 44,5%; có 34 khách hàng hiện đang là chủ doanh nghiệp (chiếm 8,9%); 61 khách hàng là quản lý (chiếm 16%); có 102 khách hàng là lao động được đào tạo nghề (26,7%) và 15 khách hàng thuộc ngành nghề khác (chiếm 3,9%).

Hình 2.8: Phần trăm về vị trí công việc hiện tại

3.93% 15.97%

8.90%

Chuyên viên/Cán bộ văn phòng

Lao động được đào tạo nghề

Chủ doanh nghiệp

Người quản lý

Khác

2.3.8 về khả năng tài chính (thu nhập)

Thu nhập là điều kiện quan trọng nhất quyết định khả năng trả nợ của khách hàng. Trong 382 khách hàng trả lời chỉ có 8 khách hàng có mức thu nhập dưới 10 triệu (chiếm 2,09%); 67 khách hàng thu nhập từ 10 đến 40 triệu (chiếm 17,54%), đa số khách hàng có thu nhập từ 40 đến dưới 80 triệu (chiếm 35,6%). Bên cạnh đó, có 93 khách hàng có mức thu nhập trong khoảng từ 80 triệu đến dưới 120 triệu và 78 khách hàng có mức thu nhập trên 120 triệu. Nhận thấy, với mức thu nhập của khách hàng vay vốn tại MBBank-Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng cao như trên thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng của Chi nhánh sẽ thấp.

Hình 2.9: Phần trăm về khả năng tài chính (thu nhập)

Dưới 10 triệu Từ 10 đến dưới 40 triệu Từ 40 đến dưới 80 triệu Từ 80 đến dưới 120 triệu Trên 120 triệu

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2021

2.3.9 Về điều kiện nhà ở

Ở đặc điểm này, tác giả sẽ chia đối tượng khảo sát thành các nhóm: có nhà ở sở hữu riêng; chưa có nhà ở đang đi thuê; nhóm ở chung với bố me và nhóm ở nhờ người khác. Theo kết quả khảo sát có 219 khách hàng đã có nhà ở thuộc sở hữu riêng,

chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,3% số lượng khách hàng phỏng vấn; 65 khách hàng hiện đang đi thuê nhà là những lao động ngoại tỉnh chiếm tỷ lệ thấp là 17%. Số khách hàng

đang ở chung với bố me có 91 người chiếm 23,8% và chỉ có 7 khách hàng đang ở nhờ người khác. Những khách hàng sở hữu nhà ở riêng thường có năng lực tài chính mạnh hơn những đối tượng khách hàng còn lại, do đó việc đảm bảo thanh toán nợ đến hạn sẽ cao hơn và xác suất phát sinh rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng này

Hình 2.10: Phần trăm về điều kiện nhà ở Ở nhờ người khác,... Ở chung với bố mẹ, 23.82% Sở hữu riêng, _ 57.33% ∖ r---Đi thuê, 17.02%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, năm 2021

2.3.10 Về năng lực chuyên môn

Phần lớn khách hàng được phỏng vấn có trình độ cao đang chiếm tới 45,55% với 174 khách hàng. Khách hàng trình độ đại học là 108 người với tỷ lệ 28,27%. Số lượng khách hàng ở trình độ trung cấp với 69 khách hàng chiếm tỷ lệ là 18,06%, trình

độ trên đại học là 9 người chiếm 2,36% và trình độ khác chiếm 5,76%. Theo như khảo sát ở trên, số lượng đáp viên chủ yếu là những cán bộ quản lý doanh nghiệp, các

chuyên viên hay công chức nhà nước. Do đó, việc khách hàng phỏng vấn là những người có trình độ chuyên môn cao là điều dễ hiểu và đây cũng là nhóm khách hàng có mức rủi ro tín dụng thấp.

Hình 2.11: Phần trăm về năng lực chuyên môn

Trên Đại học, 2.36% Khác, 5.76% Đại học, 28.27%, Cao đẳng, 45.55% Trung cấp, 18.06%

Nhìn chung, số lượng khách hàng được phỏng vấn khách hàng nam giới đa số,

chủ yếu là những khách hàng tuổi tầm trung, đã có gia đình, đang làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, đã có nhà ở thuộc sở hữu riêng, trình độ chuyên môn cao. Ve cơ bản những khách hàng có đặc điểm này thì xác suất xảy ra rủi ro tín dụng thấp.

2.4 ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH Tựu VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦANGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.4.1 Những kết quả đạt được

Các chính sách, quy trình quản lý rủi ro tín dụng luôn được MB chú trọng cải tiến, đổi mớợp với thực tế hiện tại, đáp ứng yêu cầu của ngân hàng Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện đúng theo tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II. Điển hình như quy trình phê duyệt tín dụng tập trung, hệ thống Core Banking T24, hệ thống LOS Các cải tiến rút ngắn thời gian phê duyệt khoản vay cho khách hàng, tăng năng suất xử lý hồ sơ đồng thời vẫn đảm bảo mức rủi ro an toàn cho ngân hàng. Hàng năm MB luôn có những chương trình trao giải về sáng kiến (We Innovate) cải cách, đổi mới quy trình, chính sách tín dụng, các khâu trong quản lý rủi ro tín dụng.

Trong năm 2020, MB đã thực hiện rà soát và chỉnh sửa các quy định liên quan đến cấp tín dụng để đơn giản hóa quy trình và thủ tục cho khách hàng, qua đó rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhờ vậy, thời gian cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng tại MB được rút ngắn trung bình đến 75% đối với khách hàng cá nhân. Có được điều này là do MB đã áp dụng và hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung thông qua hệ thống công nghệ thông tin hiện đại LOS, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Quy trình cho vay tại MB hiện áp dụng theo mô hình phê duyệt tín dụng tập trung. Quy trình này được soạn thảo với mục đích giúp quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Việc thực hiện hoạt động xét duyệt cho vay được thực hiện trên phần mềm LOS. Đây là công cụ tối ưu giúp giảm thời gian xét duyệt vay, rất phù hợp với mô

hình phê duyệt tập trung tại MB. xếp hạng của khách hàng đựợc tích hợp trực tiếp trên LOS, tự động chấm điểm khi các thông tin của khách hàng được nhập đầy đủ.

Mô hình xếp hạng khách hàng đã được MB đầu tư và cải tiến liên tục để có thể đáp ứng được những rủi ro ngày càng phức tạp của thị trường. Trong năm 2019, 2020 MB đã hợp tác chặt chẽ với hai công ty tư uy tín của nước ngoài là NICE và Experian để thực hiện kiểm định chất lượng của Ngân hàng. Từ những tư vấn quan trọng của đối tác, MB đã tiến hành xây dựng lộ trình cải tiến mô hình, hệ thống và chính sách xếp hạực quản lý rủi ro, hỗ trợ đơn vị kinh doanh tốt hơn trong việc đánh giá, lựa chọn khách hàng trong khi vẫn tuân thủ chặt chẽ quy định của NHNN và Basel II.

MB đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào phân khúc cho vay bán lẻ chất lượng cao để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, ngân hàng tiếp tục trích lập lượng lớn dự phòng rủi ro để gia tăng tỷ lệ thu hồi vốn và quyết liệt trong việc xóa bỏ nợ xấu tồn đọng trước năm 2020.

Tập trung xử lý nợ xấu để có tỷ lệ nợ xấu cao, kéo dài, và không thực hiện được cam kết thu hồi nợ xấu. Xử lý trách nhiệm các cá nhân liên quan đến khoản nợ xấu như: Thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, chuyển sang tổ chuyên trách thu hồi nợ, chuyển công tác, kéo dài thời gian nâng lương, đối với trường hợp vi phạm pháp luật thì xử lý theo

quy định của pháp luật.

2.4.2 Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, quản lý RRTD trong hoạt động cho vay của MB vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại MB chưa được thực

hiện thường xuyên. Nghiêm trọng hơn trong một số trường hợp CBTD không đi thực

do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài chưa cập nật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động tại thời điểm kiểm tra.

Số lượng hồ sơ vay vốn tăng nhanh dẫn đến khâu nhận diện hồ sơ ban đầu KYC1 còn bị buông lỏng. Vì áp lực doanh số nên các CVKH tại chi nhánh chưa thu thập được đầy đủ thông tin khách hàng như phương án vay vốn, nguồn thu và tài sản đảm bảo, mặt khác, trong quá trình cho vay, nhiều cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và đánh giá tổng thể khách hàng nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính chất trực diện. Một số cán bộ còn tin tưởng vào quan hệ thân quen, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát không chặt chẽ, dễ dãi trong khâu thẩm định và đề xuất cho vay. Nhiều KH vay vốn cố tình che dấu thông tin, không thành thật và cố tình khai báo thông tin sai lệch khi được thẩm định, khách hàng vay tín dụng đen, làm ảnh hưởng đến công tác nhận diện rủi ro. Ngoài ra, công việc thẩm định giá đôi khi bị quá tải, thiếu nguồn dữ liệu so sánh để định giá tài sản được chính xác, giúp ngăn ngừa rủi ro.

Có biểu hiện lạm dụng vào tài sản đảm bảo khi ra quyết định cho vay, tính khả

thi của phương án kinh doanh chưa được chú trọng.

Ngân hàng quá chú trọng vào tài sản đảm bảo nợ vay xem đây là một giải pháp

an toàn khi cho vay. Quản trị đánh giá, lựa chọn về tài sản đảm bảo mới chỉ ở mức “có còn hơn không”. Quản trị danh mục tài sản đảm bảo là yêu cầu khách quan trong công tác quản trị tín dụng, nó là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý nợ có vấn đề. Tuy nhiên, MB thực hiện việc đánh giá phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục những tài sản chưa được làm thường xuyên chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý định kì định giá lại tài sản đảm bảo đề điều chỉnh mức dư nợ cho cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Ngoài ra, trong quá trình quyết định cấp tín dụng thì MB cũng ưu tiên xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo mặc dù các điều kiện cho vay chưa đáp ứng đúng và đầy đủ.

1 Know your customer: là quy trình để xác định và xác minh danh tính của khách hàng khi tham gia vào mở tài khoản.

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Chương 2 trình bày kết quả phân tích về thực trạng tín dụng cá nhân tại MB trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Trong đó, có phản ánh vấn đề về hiện trạng nợ xấu trong nhóm khách hàng cá nhân tại MB trong giai đoạn này. Chương 2 cũng trình bày kết quả phân tích đối với khách hàng có sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân của MB trong thời điểm hiện tại, trong đó các nội dung về đặc điểm khách hàng

là những vấn đề trọng tâm mà nghiên cứu khai thác, nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUẬN ĐỘI

Thông qua định hướng phát triển đến năm 2025 và kế hoạch kinh doanh năm 2020, với một số nội dụng chính như sau:

❖ Mục đích và sứ mệnh

Xây dựng Ngân hàng MB trở thành ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, có chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong định chế tài chính Việt Nam.

❖ Tầm nhìn đến năm 2025

Trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam với phương châm “An toàn - hiệu quả - biền vững”. Hội nhập sâu rộng vào thế giới.

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: Thực hiện trích theo đúng đủ theo đúng quy định của Ngân hàng cấp trên, phân loại nợ phản ánh đúng tình trạng khoản nợ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w