Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tíndụng cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng rủ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 36 - 42)

7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

1.3.3 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tíndụng cá nhân và các yếu tố ảnh hưởng rủ

rủi ro tín dụng cá nhân

Các chỉ tiêu trực tiếp đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại

Các chỉ tiêu đánh giá RRTD tại các ngân hàng thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó trực tiếp phản ánh RRTD của ngân hàng, cụ thể:

- Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cơ bản phản ánh RRTD. Nợ quá hạn sẽ phát sinh khi đến thời hạn trả nợ theo cam kết, người vay không có khả năng trả được nợ một phần hay toàn bộ khoản vay cho người cho vay. Tùy theo thời gian quá hạn, khoản nợ này sẽ được xác định là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, hoặc là nợ có khả năng mất vốn... Nợ quá hạn được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ nợ Số dư nợ quá hạn 'J. = ---∑7—--- X 100% quá hạn Tổng dư nợ Tỷ lệ khách hàng Số khách hàng có có nợ quá hạn nợ quá hạn trên tông khách Tổng số khách hàng có dư nợ hàng có dư nợ

Nếu ngân hàng có chỉ tiêu nợ quá hạn và số khách hàng có nợ quá hạn lớn thì ngân hàng đó đang có mức rủi ro cao và ngược lại.

- Nợ xấu: Là các khoản tiền cho khách hàng vay, mà khó hoặc không thể thu hồi được do DN đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, nợ phải trả tăng, DN mất khả năng thanh toán... Nợ xấu sẽ phản ánh một cách rõ nét chất lượng tín dụng của ngân hàng thông qua việc đánh giá cả thời hạn quá hạn của khoản vay và tiêu chí đánh giá rủi ro của khoản vay.

Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua các chỉ số: Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu = Nợ xấu/Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng tổn thất = Nợ xấu/Quỹ dự phòng tổn thất

- Dự phòng RRTD: Dự phòng rủi ro đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Mục đích của việc sử dụng dự phòng rủi ro của một ngân hàng là nhằm bù đắp tổn thất đối với những khoản nợ của ngân hàng xảy ra trong trường hợp khách hàng không có khả năng chi trả do giải thể, phá sản, chết, mất tích, hoặc khi khoản nợ được xếp vào nhóm 5.

Dự phòng tín dụng được tính trên số dư nợ gốc của khách hàng bao gồm: (i) Dự phòng cụ thể - để bảo hiểm rủi ro cụ thể cho từng khoản vay; (ii) Dự phòng chung - bảo hiểm các rủi ro chung không xác định trong danh mục tín dụng và toàn bộ dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của doanh nghiệp.

Việc sử dụng dự phòng được sử dụng theo nguyên tắc là sử dụng dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ trước, phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ, và cuối cùng nếu phát mãi tài sản không đủ thu hồi nợ thì mới sử dụng dự phòng chung. Mỗi ngân hàng cần có cách tính dự phòng phù hợp vừa đủ để bù đắp rủi ro vừa tránh để chi phí tăng cao ảnh hưởng đến thu nhập ròng. Các chỉ số thể hiện dự phòng RRTD:

Tỷ lệ dự phòng RRTD

Dự phòng RRTD được trích lập

—zɪ----ỹ-— 7 7~.7—Tz--- X 100%

Tong dư nợ cho kỳ báo cáo

Hệ sô khả năng bù đắp Dự phòng RRTD được trích lập

các khoản cho vay bị mất Dư nọ bị xóa

Hệ sô' bù đắp rủi _ Dự phòng RRTD được trích lập ro tín dụng - Nợ quá hạn khó đòi

Các chỉ tiêu gián tiếp đánh giá rủi ro tín dụng

Các chỉ tiêu gián tiếp mặc dù không phản ánh cụ thể RRTD của ngân hàng, tuy nhiên các chỉ tiêu này có sự thay đổi lớn của kỳ này so với kỳ trước hay so với trung bình của hệ thống ngân hàng thì các chỉ tiêu này là dấu hiệu phản ánh RRTD của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng có thể xem xét thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn diện về RRTD của ngân hàng.

- Quy mô tín dụng: Không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp RRTD nhưng nếu quy mô tín dụng tăng quá nóng, không tương ứng với khả năng kiểm soát của ngân hàng thì lúc đó, quy mô tín dụng sẽ phản ánh RRTD. Quy mô tín dụng thể hiện rõ qua các chỉ tiêu:

Dư nợ trên tổng tài sản = Tổng dư nợ/Tổng tài sản

Dư nợ bình quân trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng dư nợ/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân

Số lượng khách hàng trên số lượng cán bộ tín dụng = Tổng số khách hàng/Tổng số cán bộ tín dụng bình quân

Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế = Tốc độ tăng trưởng tín dụng/Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Nếu ngân hàng mở rộng quy mô tín dụng theo hướng nới lỏng tín dụng cho các khách hàng sẽ dẫn đến rủi ro là khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, không kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay... điều này sẽ gây rủi ro cho ngân hàng.

tiềm năng. Cơ cấu tín dụng chia theo các nhóm: Cơ cấu tín dụng theo ngành (Nếu tập trung cho vay vào những ngành có độ rủi ro cao thì rủi ro không trả được nợ ngân hàng cũng cao); Cơ cấu tín dụng theo loại hình (DN nhà nước, DN tư nhân, DN có vốn đầu tư nước ngoài); Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ (RRTD xảy ra khi có sự biến động mạnh hay bất lợi về tỷ giá; khả năng không đáp ứng của nguồn vốn huy động theo từng loại tiền tệ đối với dư nợ cho vay).

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Nội dung của chương 1, tác giả đã trình bày hệ thống cơ sở lý luận về tín dụng các nhân và rủi ro tín dụng cá nhân. Trong đó, nội dung trọng tâm là các nhân tố thuộc về đặc điểm khách hàng cá nhân tác động đền rủi ro tín dụng. Dựa vào những nghiên cứu, những kiểm định của các công trình đi trước, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân là: (1) Độ tuổi; (2) Tình trạng hôn nhân; (3) Tình trạng gia đình (số người phụ thuộc); (4) Nghề nghiệp; (5) Thời gian sống tại địa chỉ hiện tại; (6) Vị trí công tác; (7) Khả năng tài chính của KH (nghề nghiệp); (8) Tình trạng nhà ở; (9) Năng lực chuyên môn (kinh nghiệm làm việc); (10) Giới tính. Bên cạnh đó cũng trong chương 1, tác giả đã trình bày các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài gồm: nghiên cứu trong nước và nghiên cứu nước ngoài. Qua đó, tác giả rút ra những hạn chế cần hoàn thiện trong đề tài khóa luận của mình.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 36 - 42)