Những hạn chế

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 61)

7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

2.4.2Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, quản lý RRTD trong hoạt động cho vay của MB vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.

Việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thường xuyên và còn mang tính hình thức Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau khi giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại MB chưa được thực

hiện thường xuyên. Nghiêm trọng hơn trong một số trường hợp CBTD không đi thực

do khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản kiểm tra còn sơ sài chưa cập nật đầy đủ các thông tin và số liệu hoạt động tại thời điểm kiểm tra.

Số lượng hồ sơ vay vốn tăng nhanh dẫn đến khâu nhận diện hồ sơ ban đầu KYC1 còn bị buông lỏng. Vì áp lực doanh số nên các CVKH tại chi nhánh chưa thu thập được đầy đủ thông tin khách hàng như phương án vay vốn, nguồn thu và tài sản đảm bảo, mặt khác, trong quá trình cho vay, nhiều cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và đánh giá tổng thể khách hàng nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính chất trực diện. Một số cán bộ còn tin tưởng vào quan hệ thân quen, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát không chặt chẽ, dễ dãi trong khâu thẩm định và đề xuất cho vay. Nhiều KH vay vốn cố tình che dấu thông tin, không thành thật và cố tình khai báo thông tin sai lệch khi được thẩm định, khách hàng vay tín dụng đen, làm ảnh hưởng đến công tác nhận diện rủi ro. Ngoài ra, công việc thẩm định giá đôi khi bị quá tải, thiếu nguồn dữ liệu so sánh để định giá tài sản được chính xác, giúp ngăn ngừa rủi ro.

Có biểu hiện lạm dụng vào tài sản đảm bảo khi ra quyết định cho vay, tính khả

thi của phương án kinh doanh chưa được chú trọng.

Ngân hàng quá chú trọng vào tài sản đảm bảo nợ vay xem đây là một giải pháp

an toàn khi cho vay. Quản trị đánh giá, lựa chọn về tài sản đảm bảo mới chỉ ở mức “có còn hơn không”. Quản trị danh mục tài sản đảm bảo là yêu cầu khách quan trong công tác quản trị tín dụng, nó là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý nợ có vấn đề. Tuy nhiên, MB thực hiện việc đánh giá phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục những tài sản chưa được làm thường xuyên chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý định kì định giá lại tài sản đảm bảo đề điều chỉnh mức dư nợ cho cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Ngoài ra, trong quá trình quyết định cấp tín dụng thì MB cũng ưu tiên xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo mặc dù các điều kiện cho vay chưa đáp ứng đúng và đầy đủ.

1 Know your customer: là quy trình để xác định và xác minh danh tính của khách hàng khi tham gia vào mở tài khoản.

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Chương 2 trình bày kết quả phân tích về thực trạng tín dụng cá nhân tại MB trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020. Trong đó, có phản ánh vấn đề về hiện trạng nợ xấu trong nhóm khách hàng cá nhân tại MB trong giai đoạn này. Chương 2 cũng trình bày kết quả phân tích đối với khách hàng có sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân của MB trong thời điểm hiện tại, trong đó các nội dung về đặc điểm khách hàng

là những vấn đề trọng tâm mà nghiên cứu khai thác, nhằm đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng của khách hàng cá nhân.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUẬN ĐỘI

Thông qua định hướng phát triển đến năm 2025 và kế hoạch kinh doanh năm 2020, với một số nội dụng chính như sau:

❖ Mục đích và sứ mệnh

Xây dựng Ngân hàng MB trở thành ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, có chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong định chế tài chính Việt Nam.

❖ Tầm nhìn đến năm 2025

Trở thành ngân hàng hàng đầu Việt Nam với phương châm “An toàn - hiệu quả - biền vững”. Hội nhập sâu rộng vào thế giới.

Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: Thực hiện trích theo đúng đủ theo đúng quy định của Ngân hàng cấp trên, phân loại nợ phản ánh đúng tình trạng khoản nợ.

Phấn đấu hoạt động đa năng, kết hợp bán buôn, bán lẻ, mở rộng các hoạt độngdịch vụ ngân hàng, phát triển kinh tế trong nước và quốc tế.

Đối với hoạt động chung: Bám sát định hướng và chỉ đạo của Hội đồng Thành viên, Tông Giám đốc MB, các chương trình phát triển KT-XH của địa phương để điều hành hoạt động kinh doanh, lấy hiệu quả là mục tiêu trung tâm. Tô chức quản trị điều hành theo nguyên tắc: dân chủ, kỷ cương, sát với thực tế, an toàn, hiệu quả, đúng chế độ, đúng các quy định của Nhà nước và pháp luật. Thực hiện xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế, gắn việc giao kế hoạch với mục tiêu phát triển của MB, tình hình kinh tế xã hội tại địa phương. Thường xuyên theo dõi diễn biến lãi suất trên thị trường để đề ra các chính sách lãi suất kịp thời.

Đối với hoạt động nguồn vốn: Giữ ôn định khách hàng cũ và phát triển quan hệ với các khách hàng lớn để tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất thấp, bảo đảm cân đối vốn. Nâng tỷ trọng nguồn vốn lãi suất thấp. Khai thác và sử dụng triệt để vốn của các dự án uỷ thác đầu tư đã thông báo.

Đối với hoạt động tín dụng: Bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, của ngành, các chương trình kinh tế của địa phương để đầu tư tín dụng đúng hướng. Mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn vốn. Triển khai thực hiện tốt

các chương trình cho vay, gói ưu đãi lãi suất đối với khách hàng theo chỉ đạo của MB. Tiếp tục triển khai Đề án phát triển cấp tín dụng đối với cá nhân, nâng cao tỷ trọng cho vay cá nhân, củng cố và mở rộng cấp tín dụng đối với Hộ gia đình, cá nhân thông qua to liên kết.

3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCPQUÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI

3.2.1 Chú trọng công tác nhận dạng rủi ro cho vay K HCN

Thực hiện thẩm định kỹ càng với các nội dung có liên quan về số lượng người trong gia đình, hiện trạng nhà ở, và trình độ chuyên môn của khách hàng. Với mỗi khách hàng có mức độ rủi ro tín dụng cao, cần thẩm định kỹ thông tin về số lượng

người trong gia đình, hiện trạng nhà ở là nhà thuê, hay ở chung với gia đình. Đây là các thông tin cũng khá dễ để thẩm định, nhưng lại là các thông tin mà khách hàng có thể không chú trọng mà cung cấp một cách chưa chính xác cho ngân hàng. Đối với trình độ chuyên môn, trong hồ sơ vay vốn, cần quy định khách hàng cung cấp thông tin về bằng cấp chuyên môn cao nhất,có kèm theo bản chính hoặc photo công chứng nhà nước, để nhân viên tín dụng thẩm định.

3.2.2 Hoàn thiện công tác đánh giá / đo lường rủi ro cho vay

Thực hiện tốt quy trình quy định thực hiện cho vay KHCN bằng cách xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý cho từng nhóm ngành nghề cụ thể. Để nâng cao chất lượng thẩm định hiệu quả đầu tư dự án, MB cần triển khai các biện pháp sau:

- về đánh giá tư cách khách hàng: cần làm rõ mục đích vay của khách hàng có phù hợp với chính sách hiện hành của MB hay không, sau đó xem xét về lịch sử đi vay và trả nợ đối với khách hàng. Đối với khách hàng mới cần phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác như Trung tâm thông tin tín dụng, mối quan hệ hàng xóm nơi cư trú, đồng nghiệp, bạn hàng,...

- về xác minh thu nhập của cá nhân vay tiền: Cán bộ tín dụng phải xác định được nguồn trả nợ của cá nhân vay tiền như dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập, tiền từ bán thanh lý tài sản,.. .đảm bảo các dòng tiền phải được chuyển về tài khoản của khách hàng mở tại MB để giám sát và có ứng xử tín dụng kịp thời khi khách gặp rủi ro về tài chính.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay là điều kiện tiên quyết để ngân hàng cấp tín dụng và là nguồn tài sản thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

MB cần hoàn thiện quy trình lưu trữ thông tin khách hàng, đảm bảo khách hàng được lưu trữ thông tin chính xác, thống nhất, để làm cơ sở cho việc cấp tín dụng và thẩm tra, giám sát trong và sau quá trình cho vay: Việc lưu trữ thông tin khách hàng là quan trọng, đặc biệt là lưu trữ thông tin thống nhất, cung cấp một mã khách hàng duy nhất cho một khách hàng. Thực tế có tình trạng thông tin khách hàng bị chồng chéo, cùng một khách hàng, nhưng hệ thống có thể cập nhật thông tinkhông kịp thời, dẫn đến có khả năng phát sinh thêm mã khách hàng. Đây là lỗi thuộc hệ thống, vì thế phần mềm quản lý thông tin khách hàng cần được hoàn thiện hơn, thường xuyên rà soát, xử lý các khách hàng phát sinh mã khách hàng bị chồng chéo.Việc nhập thông tin khách hàng vào hệ thống cũng cần phải có sự chính xác, có sự kiểm tra, giám sát chéo giữa các nhân viên, qua đó giảm thiểu được các lỗi thuộc về con người, để phần mềm có thể dễ dàng trong việc cung cấp mã khách hàng.

3.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro nghiêm túc theo chuẩn mực Ngân hàng đã thiết lập

❖ Bảo đảm tiền vay và xử lý nợ triệt để

Đảm bảo tiền vay là thiết lập những cơ sở pháp lý để có thêm nguồn thu nợ khi có rủi ro xảy ra.

Thu hồi nợ đến hạn, phát hiện kịp thời các khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và xử lý kịp thời nợ quá hạn, nợ có vấn đề, nợ xấu và nợ xử lý rủi ro.

❖ Kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ, toàn diện

Cần thiết lập một bộ phận chuyên nghiên cứu với các chuyên gia giàu kinh nghiệm đưa ra các chính sách, chương trình tín dụng hợp lý để làm định hướng cho hoạt động tín dụng, chiến lược quản lý RRTD, chiến lược KH. Thường xuyên rà soát những sơ hở trong quy trình cho vay, bao gồm cả quy trình ban hành và việc tuân thủ cả quy trình ở tất cả các cấp NH. Nghiên cứu đưa ra các sản phẩm tín dụng riêng biệt phù hợp với từng vùng, khu vực, ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhau để phù hợp với sự phát triển của nhu cầu xã hội.

Tăng cường việc ghé thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động KD của khách hàng thường xuyên. Đối với các khoản vay có vấn đề, ngay khi phát hiện khoảnvay có vấn đề, Cán bộ quan hệ khách phải kiểm tra hồ sơ khoản vay để tìm kiếm cơ hội để yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo hạn chế rủi ro. Cán bộ quan hệ khách khi giải ngân cho vay khách hàng cần tư vấn và khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm khoản vay nhằm đảm bảo nguồn vốn được an toàn khi khách hàng có rủi ro xảy ra.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát nội bộ. Đảm bảo ít nhất trong năm, phải được kiểm tra 1 lần toàn diện về công tác tín dụng của bộ phận kiểm toán tại hội sở, ngoài những đợt kiểm tra đột xuất. Kiểm tra, kiểm soát phải gắn với việc khắc phục sửa sai.

❖ Theo dõi, thu hồi nợ

theo dõi hoạt động SXKD của KH nhằm đánh giá tiến độ thực hiện phương án vay vốn. Đồng thời, tận dụng triệt để những lần gặp gỡ KHCN để thu thập thông tin. Việc này nhằm hạn chế sự thiệt hại cho khách hàng do phải bán ngay tài sản ở mức giá quá thấp và không thể trả nợ ngân hàng. Các biện pháp mang tính thương lượng trên chỉ áp dụng đối với những khách hàng thực sự có tiền nhưng thiếu biện pháp trả nợ.

Trong trường hợp khách hàng bị lỗ lớn không thể tiếp tục duy trì hoạt động và cam kết xử lý tài sản để trả nợ thì ngân hàng có thể cho phép khách hàng sử dụng số tiền sau khi bán tài sản để trả nợ trong một thời gian chấp nhận được.

3.3.4 Nâng cao chất lượng cán bộ quan hệ khách hàng

Cán bộ quan hệ khách hàng cần phải có sự hiểu biết về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang hoạt động sản xuất kinh doanh, vì nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của từng khoản vay. Vì vậy, ngân hàng nên có sự chuyên môn hoá trong cán bộ quan hệ khách hàng, phân công mỗi cán bộ phụ trách một mảng cho vay nhất định được chia theo ngành nghề.

Cần đào tạo chuyên sâu nhân lực theo từng nghiệp vụ, nên có sự phân công lao động hợp lý và cũng cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện. Cử các cán bộ, nhân viên tín dụng tham dự các khóa học về Ngân hàng do Ngân hàng nhà nước, các trường Đại học, các Viện nghiên cứu tổ chức. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao công tác thẩm định và quản lý khoản vay cho đội ngũ nhân viên làm việc liên quan đến công tác tín dụng

Bên cạnh đó, cần tuyển dụng công bằng, công khai các nhân viên có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng tiếp thu kiến thức mới, có tinh thần trách nhiệm cao và đáp ứng được cho nhu cầu công việc.

Tăng cường đào tạo, bổ sung các kỹ năng bổ trợ công việc cho cán bộ quan hệ khách hàng như: kỹ năng bán hàng, bán chéo sản phẩm, kỹ năng thuyết trình, lắng nghe, giải quyết vấn đề.

Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, hội thi nghiệp vụ giỏi nhằm khuyến khích tinh thần học hỏi nâng cao nghiệp vụ, qua đó cũng có thể đánh giá được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên từ đó có những chương trình đào tạo, tái đào tạo phù hợp.

3.3 KIẾN NGHỊ

Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh, với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư với đa dạng hóa các sản phẩm nhằm phân tán rủi ro. Củng cố và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các khách hàng, thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay. Hội đồng quản trị phải định hướng và hoạch định chính sách tín dụng và rủi ro tín dụng, thường xuyên xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt đ ộn g ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro,.). Đồng thời, phải đo lường, theo dõi, kiểm soát được nợ xấu ở mọi cấp độ, từ hội sở đến chi nhánh và các phòng giao dịch cũng như danh mục và cơ cấu rủi ro trong các sản phẩm tín dụng của mình.

Hoàn thiện chính sách tín dụng, xây dựng thủ tục cho vay hợp lý và khoa học hơn đảm bảo một số tiêu chuẩn như: cắt giảm các thủ tục rườm rà, không cần thiết; cán bộ quan hệ khách hàng cần hướng dẫn khách hàng đầy đủ các loại hồ sơ cần thiết; luôn tạo cho khách hàng sự thuận tiện, thoải mái. Ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 61)