Doanh số thu nợ vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Độ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 49 - 52)

7. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

2.2.3Doanh số thu nợ vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân Độ

Quân Đội giai đoạn 2017-2020

Nếu như doanh số cho vay phản ảnh số lượng và quy mô tín dụng của ngân hàng thì doanh số thu nợ sẽ phản ánh phần nào hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc trả nợ của khách hàng. Doanh số thu nợ sẽ thể hiện tất cả các khoản mà ngân hàng đã thu nợ từ khách hàng của các khoản vay đã đến hạn.

Bảng 2.4: Doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2017-2020

Tổng dư nợ 518 608 671 768

Tỷ lệ nợ quá hạn 2.01% 1.40% 0.46% 1.32%

Nguồn: Báo cáo hằng năm của MB, năm 2020

Tình hình thu nợ hiện nay được chú ý đặc biệt do tình trạng nợ xấu ngày càng tăng cao. MB luôn luôn đặt mục tiêu hạn chế thấp nhất tỷ lệ nợ xấu do đó công tác thu nợ càng được quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Nhờ nỗ lực của các cán bộ tín dụng, doanh số thu nợ vay của MB luôn đi đôi với doanh số cho vay.

2.2.4 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMC P Quân Đội giai đoạn 2017-2020

Hoạt động rủi ro tín dụng tại MB là hoạt động tạo ra nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng chiếm trên 95% tổng thu nhập của NH. Vì vậy, mặc dù rủi ro trong hoạt động này là rất lớn, có thể gây nên hậu quả rất nghiêm trọng. Mặc dù, trong thời gian qua MB đã có những biện pháp tích cực để giảm thiểu rủi ro tín dụng nên nợ xấu có xu hướng giảm. Tuy nhiên cũng không thể kiểm soát hết những rủi ro do hoạt động này mang lại.

2.2.4.1 Nợ quá hạn

Xuất phát từ một trong những nguyên tắc cho vay, vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan, nợ quá hạn thường xuyên gắn liền với hoạt động cho vay của ngân hàng; vấn đề đặt ra là cần các giải pháp, biện pháp kịp thời đề quản trị chất lượng khoản cho vay.

Mặt khác, cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của MB, hiệu quả của hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của NH. Do đó, rủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan tâm của NH. Bằng việc tìm kiếm những loại hình đầu tư vừa đảm bảo lợi nhuận vừa hạn chế được rủi ro, kết hợp với việc tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay mà tình hình nợ quá hạn của MB đã có những dấu hiệu khả quan trong những năm qua.

Bảng 2.5: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2017-2020

0.46% trong năm 2019. Điều này cho thấy MB đã có các chính sách quản lý nợ quá hạn tốt hơn vừa kiểm soát được nợ quá hạn phát sinh vừa thu hồi được nợ quá hạn.

Tuy nhiên từ năm 2019, nợ quá hạn có xu hướng giảm cả về con số lẫn tỷ lệ, giảm 17.84% so với 2019 và năm 2020 giảm 64.21% so với năm 2020. Như vậy, các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lớn tới khả năng phát sinh nợ quá hạn tại MB, đây là điều mà MB cần phải chú ý để tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng để tăng lợi nhuận.

2.2.4.2 Quản lý nợ xấu

Đối với hầu hết các ngân hàng thương mại, nợ xấu luôn là một vấn đề tồn đọng phức tạp và khó khăn nhất vì hoạt động tín dụng, hoạt động cho vay tiền luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà các NHTM xác định không thể thu hồi lại được hoặc nếu có thu lại được, thì thường rất khó và mất

thời gian. Hầu hết trong các NHTM, nợ xấu chính là các khoản tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay nhưng khi đến hạn thu hồi nợ lại không thể đòi được do yếu tố chủ quan từ chính phía khách hàng vay làm ăn thua lỗ, phá sản dẫn đến tình trạng mất

khả năng thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng khi đến kỳ hạn. Các khoản nợ xấu thường bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của các NHTM và điều này gây tổn thất không nhỏ cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì rủi ro và tổn thất dòng vốn của các NHTM càng lớn. Khi nói về nợ xấu, ngoài việc nói đến khả năng kiểm soát của các TCTD, cũng cần kể đến tình hình

nền kinh tế và người vay có liên quan như thế nào, tức là xem xét đến nhiều mặt khác

nhau, trên cơ sở khách quan, chủ quan và liên quan đến nhiều bên khác nhau.

Nội dung về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của ngân hàng thương mại hiện tại được quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo đó, toàn bộ số dư nợ cho vay của một khách hàng tại ngân hàng thương mại phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁCBIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘIKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10598636-2501-013049.htm (Trang 49 - 52)