Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI TẠI VIỆT NAM 10598556-2394-012224.htm (Trang 50 - 51)

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

3.2.1Biến phụ thuộc

Khả năng sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

ROA (Return on Assets) là chỉ số thể hiện tỷ suất sinh lời trên tài sản. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của ngân hàng. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản phụ thuộc vào kinh doanh và hình thức kinh doanh. Do đó, người phân tích tài chính ngân hàng chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh ngân hàng này với ngân hàng khác cùng quy mô hoặc khác quy mô và so sánh cùng một thời kỳ. Tỷ số ROA chỉ ra khả năng tạo ra lợi nhuận của các ngân hàng và phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản (Srairi, 2009).

___ Lợi nhuận rịng

ROA= ' . ,

Tơng tài sản

Neu ROA lớn hơn 0, thì có nghĩa ngân hàng đang kinh doanh có lãi. Tỷ số càng

cao cho thấy ngân hàng kinh doanh càng hiệu quả. Còn neu ROA nhỏ hơn 0, thì ngân

hàng hoạt động khơng hiệu quả. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của ngân hàng.

Các bài nghiên cứu của tác giả Rudhani và Balaj (2019), Abdul Rahman và Saeed (2015), Ahmad và Jan (2017), Salim và Bilal (2016) đã sử dụng chỉ tiêu ROA để đại diện cho hiệu quả hoạt động ngân hàng tại các nước trên the giới.

Khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE ( Return on Equity), tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường tỷ suất lợi nhuận thu được từ các quỹ đầu tư sử dụng các cổ đông. Chỉ tiêu này thể

_____ Lợi nhuận rịng ROE= -÷— ^ ι ‘

Von chủ sở hữu

Chỉ tiêu ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Các ngân hàng đều có kỳ vọng và mục tiêu ROE cao. Vì vậy, chỉ tiêu ROE được sử dụng phổ biến để đo lường cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng như Salim và Bilal (2016), Rudhani và Balaj (2019), Abdul Rahman và Saeed (2015), Chen và cộng sự (2018).

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI TẠI VIỆT NAM 10598556-2394-012224.htm (Trang 50 - 51)