Giá trị thương hiệu là một trong những vấn đề được các công ty và doanh nghiệp trong thị trường kinh doanh luôn quan tâm hàng đầu. Vì vậy, phương pháp tính giá trị thương hiệu có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định giá trị thương hiệu. Theo những phương pháp khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp tính giá trị thương hiệu khác nhau. Theo Hiệp hội Marketing Việt Nam (2015), có 5 phương pháp thường được sử dụng để xác định giá trị thương hiệu, có thể áp dụng như sau tùy theo tình hình cụ thể:
Phương pháp 1: dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường. Khi khách hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng vào uy tín và chất lượng của thương hiệu nào đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn bình thường. Đó chính là khả năng giá trị cộng thêm của thương hiệu mang lại cho một sản phẩm
Phương pháp 2: khả năng bán hàng dễ dàng hơn bình thường. Có những loại sản phẩm không phù hợp để định giá theo phương pháp dựa vào khả năng bán giá cao hơn bình thường (phương pháp 1) vì giá bán ra khá tương đương.
Phương pháp 3: dựa vào chi phí để xây dựng thương hiệu. Dựa vào chi phí để xây dựng một thương hiệu tương tự, có thể so sánh được.
Phương pháp 4: dựa vào giá cổ phiếu thị trường chứng khoán. Với doanh nghiệp đã tham gia thị trường chứng khoán, có thể định giá thương hiệu qua giá trị cổ phiếu.
Phương pháp 5: khả năng tạo lợi nhuận nhiều hơn bình thường. Đây có lẽ là phương pháp tốt nhất để đánh giá thương hiệu. Trong đó, thu nhập tương lai của thương hiệu có thể mang lại được ước tính rồi trừ bớt. Cách thứ nhất là dựa vào kế hoạch dài hạn, cụ thể là lấy con số lợi nhuận dự tính và trừ giảm đi. Cách thứ hai được áp dụng khi không muốn tính hoặc tính không được lợi nhuận trong tương lai mà thương hiệu có thể mang lại.
20
2.2.3 Những lợi ích của giá trị thương hiệu
Lợi ích của giá trị thương hiệu là lợi ích mà công ty hoặc doanh nghiệp có được khi sở hữu thương hiệu. Giá trị thương hiệu cao thường mang lại nhiều lợi ích cho công ty như sau:
- Thứ nhất, làm tăng lượng khách hàng mới. Khách hàng là những người rất quan trọng và quyết định sự tồn tại của một công ty. Một sản phẩm có thương hiệu nghĩa là sản phẩm đó đã có được lòng tin của đại đa số khách hàng trong phân khúc thị trường mà sản phẩm hướng tới. Vì vậy, theo tâm lý đám đông, những khách hàng mới tham gia phân khúc sản phẩm sẽ có xu hướng lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ có thương hiệu vì những sản phẩm này đã được phổ biến rộng rãi bởi sự uy tín của sản phẩm và sự tin tưởng của người tiêu dùng trên thị trường.
- Thứ hai, duy trì lượng khách hàng trung thành. Sự trung thành với thương hiệu sẽ giúp công ty giữ chân khách hàng cũ trong một thời gian dài hơn. Khi khách hàng chọn mua một sản phẩm, khách hàng thường so sánh giữa giá sản phẩm, chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau bán hàng giữa các đơn vị kinh doanh. Một khi khách hàng lựa chọn sản phẩm của công ty thì khách hàng sẽ coi sản phẩm của công ty là sản phẩm ưu việt theo ý muốn của khách hàng. Do đó, khách hàng có xu hướng trung thành với công ty hơn là tìm kiếm sản phẩm từ các nhà cung cấp mới.
- Thứ ba, giá trị thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp đưa ra chính sách giá cao. Giá trị thương hiệu sẽ giúp các công ty thiết lập chính sách giá cao và giảm sự phụ thuộc vào các chương trình khuyến mãi. Điều này có thể giúp các công ty tăng doanh thu và lợi nhuận
- Thứ tư, mở rộng thương hiệu. Giá trị thương hiệu sẽ tạo một nền tảng cho sự phát triển thông qua việc mở rộng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh sẽ làm giảm chi phí truyền thông rất nhiều khi mở rộng thương hiệu.
21
- Thứ năm, mở rộng kênh phân phối. Giá trị thương hiệu cao có thể giúp các công ty mở rộng và tận dụng triệt để các kênh phân phối. Một thương hiệu mạnh sẽ giúp có được một vị trí tốt trong việc trưng bày sản phẩm. Ngoài ra, giá trị thương hiệu mạnh còn giúp công ty dễ dàng tiếp cận các đại lý trong các kế hoạch tiếp thị và khuyến mãi.
- Thứ sáu, giá trị thương hiệu cao giúp doanh nghiệp tạo ràn cản đối với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các công ty tiềm năng muốn tham gia thị trường phải tốn rất nhiều chi phí để tìm kiếm khách hàng, đặc biệt khi khách hàng đã phát triển lòng trung thành với các nhãn hiệu hiện có trên thị trường.