Các đặc điểm của doanh nghiệp kinh doanh café dạng chuỗi

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNGHIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH CAFEDANG CHUỖI TAI THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 10598434-2275-011252.htm (Trang 42 - 45)

Thi trường cà phê của Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng và Việt Nam là nước có kết cấu dân số vô cùng lý tưởng với hơn 90 triệu người, phần lớn thuộc thế hệ

25

trẻ năng động. Ngày nay, càng có nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới đầu tư tại Việt Nam cùng với những thương hiệu trong nước đã làm cho thị trường cà phê tại thành

phố Hồ Chí Minh nói riêng cả nước nói chung vô cùng sôi động. Chính vì lý do đó mà ngày càng có nhiều quán cà phê mọc lên hơn với nhiều phương thức phục vụ khác nhau.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, phân phối, bán lẻ, mà còn đầu tư mở hệ thống chuỗi cửa hàng, quán cà phê để mang đến cho người dân những sản phẩm chất lượng. Đồng thời, góp phần nâng cao nhận thức tiêu dùng hàng hóa có thương hiệu, nhất là những sản phẩm mang thương hiệu thuần Việt.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp kinh doanh café dạng chuỗi cũng như các hệ thống F&B nói chung vẫn phải duy trì các chi phí đầu tư hạ tầng, khấu hao từ việc mở rộng chuỗi trong các năm trước, duy trì thu nhập cho người lao động, v.v. Sự đầu tư này cũng đồng thời góp phần nâng cao nhận thức tiêu dùng hàng hóa có thương hiệu, nhất là những sản phẩm mang thương hiệu thuần Việt. Vậy nên, các doanh nghiệp kinh doanh café dạng chuỗi luôn nỗ lực tạo dựng thương hiệu với những đặc điểm cụ thể, để lại dấu ấn trong lòng người tiêu dùng.

❖Quy mô hoạt động

Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh café dạng chuỗi mang thương hiệu cao cấp vẫn đang tập trung phát triển ở khu vực TP.Hồ Chí Minh. Đây là thành phố phù hợp với việc xây dựng và phát triển kinh doanh nhờ văn hóa trẻ trung, lối sống năng động và nhu cầu chi tiêu cao. Chiến lược chung của các doanh nghiệp là phát triển ổn định ở khu vực phía Nam (TP.Hồ Chí Minh) rồi mới bắt đầu Bac tiến ra thị trường Hà Nội.

Số lượng cửa hàng thương hiệu phân bổ không đồng đều, ngoại trừ các thương hiệu nội địa đã có tên tuổi như Trung Nguyên, Highlands, The Coffee House, Cộng Cà Phê, hay các thương hiệu hàng đầu thế giới như Starbucks, các thương hiệu khác như Gloria Jeans Coffee hầu hết chỉ có 5-6 cửa hàng. Một ví dụ khác là Coffee Beans & Tea Leaf, một thương hiệu đã có từ lâu tại thị trường Việt Nam, vẫn chưa đạt được mục tiêu

26

18 cửa hàng đề ra trong năm 2013. Do giá thuê cao, chi phí nhân viên và các chi phí khác, nó không đạt được kỳ vọng., nhất là trong đại dịch Covid-19 này.

❖ Giá cả sản phẩm

Các sản phẩm thức uống của các thương hiệu café dạng chuỗi hiện nay đa số nằm ở khung giá từ 40.000 đồng/ly đến 90.000 đồng/ly. Các sản phẩm mức giá cao nhất thường tập trung ở sản phẩm pha chế phức tạp như các sản phẩm Frappuccino và các loại nước trái cây. Nhìn chung, mức giá này khá cao so với thu nhập của đa số người Việt Nam hiện nay, khó tiếp cận nhóm khách hàng trẻ như sinh viên nhưng có thể phân khúc khách hàng và tạo ra giá trị thương hiệu đối với khách hàng muốn khẳng định vị thế.

❖ Truyền thông và tiếp thị sản phẩm

Hiện tại, hầu hết các chuỗi cà phê tại Việt Nam đều sử dụng các kênh tiếp thị truyền miệng và truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube và các trang tin tức khác. Đây là công cụ truyền thông chi phí thấp, độ tin cậy cao, có thể dễ dàng tiếp cận những khách hàng trẻ tuổi, những người quen sử dụng mạng xã hội và Internet, mang lại hiệu quả như mong đợi.

❖ Xây dựng thương hiệu riêng

Trong lĩnh vực kinh doanh cà phê, không chỉ có giá trị xuất khẩu mà ngành công nghiệp sử dụng hàng ngày cũng trở thành một trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh hấp dẫn nhất thị trường trong nước. Ở các thành phố lớn, hầu khắp các ngõ ngách, người ta có thể dễ dàng tìm thấy một cửa hàng, một quán nước, gọi một ly cà phê cho mình. Hơn nữa, trên các trục đường chính của trung tâm TP.HCM, các chuỗi cửa hàng, quán cà phê mọc lên rất nhiều như Highlands, Cộng Coffee, Phúc Long Coffee & Tea, The coffee house, Passio, v.v. Để tạo dựng thương hiệu riêng và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, mỗi chuỗi cửa hàng, công ty không ngừng

27

đổi mới và làm phong phú thêm thực đơn đặc sắc của mình với các loại thức uống đặc sản. Chuỗi cửa hàng và quán cà phê với công thức độc đáo đặc biệt phù hợp với “fan ruột” của những nhóm khách hàng nhất định mà thương hiệu nhắm đến, sẽ kinh doanh hiệu quả hơn. Chuỗi cửa hàng và quán cà phê cũng đang tích cực liên kết với nhiều kênh bán hàng trực tuyến và thương mại điện tử, mang lại giá trị mới cho doanh nghiệp của họ.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ THƯƠNGHIỆU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH CAFEDANG CHUỖI TAI THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH 10598434-2275-011252.htm (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w