Tỉ suất sinh lợi của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010-2020

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598415-2230-010646.htm (Trang 52 - 53)

Biểu đồ 4.2: ROA, ROE của các NHTM giai đoạn 2010-2020

20.00% 18.00% 16.00% 14.00% 12.00% 10.00% 8.00% 6.00% 4.00% 2.00% 0.00% --- 0.00% 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 —•— ROE —∙-ROA

Nguồn: Kết quả từ tính toán Excel

Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của các NHTM giai đoạn 2010 - 2015 có xu hướng giảm, ROA trung bình ngành của các ngân hàng đạt mức cao nhất vào năm 2011

với ROA là 1.37%, tuy nhiên ROA liên tục giảm xuống và đạt mức thấp nhất 0.42% vào năm 2015. Điều này cho thấy ngân hàng chưa sử dụng tài sản có đạt hiệu quả nhất trong toàn ngành.

Giai đoạn 2010 - 2015, xu hướng của thu nhập ròng trên VCSH (ROE) cũng tương

tự xu hướng giảm mạnh của ROA qua các năm. ROE bình quân toàn ngành năm 2011 đạt 12.81% và liên tục giảm mạnh xuống mức thấp nhất 5.66% vào năm 2015. Từ năm 2016 tới nay, ROE có xu hướng tăng trở lại và đạt 18.93% vào năm 2019.

Năm 2012 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng với những diễn biến

kinh tế vĩ mô phức tạp. Hệ thống NH bắt đầu thu hẹp quy mô cùng với những thương vụ mua bán và sáp nhập của quá trình tái cơ cấu khiến tốc độ tăng trưởng của tín dụng giảm, bên cạnh đó tình hình thiếu vốn huy động vẫn đang trở thành vấn đề đáng lo ngại với các NHTM khi lãi suất huy động lên đến 18%/năm, thậm chí có ngân hàng phải trả lãi suất tới

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệchchuẩn Tối thiểu Tối đa

ROA ~ 341 0.008304 ~ 0.0069308 0.0000143 ~ 0.0554257 ~

vào đầu ra có xu hướng giãn ra, có lợi cho các NHTM). Thứ hai là tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng tăng, các ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nên gia tăng chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. Trong những năm trở lại đây kinh tế khó khăn khiến nền kinh tế nước ta bị khủng hoảng vì thế nhà nước liên tục điều chỉnh trần lãi suất xuống mức

thấp khiến doanh thu ngân hàng giảm sút, bên cạnh đó rủi ro tỷ giá, rủi ro lạm phát, ngành bất động sản gặp khó khăn khiến thanh khoản ngân hàng xuống thấp... đã khiến tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của các NHTM thấp so với yêu cầu của NHNN.

Giai đoạn 2016-2018, ROE và ROA đều tăng là nhờ chính sách tài khoá nới lỏng của NHNN, việc quản lý hoạt động của NHNN và chính phủ ngày càng chặt chẽ, đặc biệt là việc sát nhập các NHTM yếu kém vào các ngân hàng lớn làm cho hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, hiệu quả hơn.

Giai đoạn 2019-2020, ROA không có khác biệt nhiều nhưng ROE giảm từ mức cao nhất 18.93% năm 2019 còn 16.84% năm 2020. Từ cuối năm 2019, nước ta đối mặt với

thảm hoạ bởi dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của người dân gặp nhiều trở ngại, một trong những mối lo lớn của ngành ngân hàng trong năm 2020 đến nay là sự phình to của khối nợ xấu, đặc biệt là khối nợ xấu tiềm ẩn đang được “che đậy lại” dưới “lớp vỏ” cơ cấu lại nợ. Bởi vậy, trước mắt các ngân hàng cần đặt vấn đề kiểm soát rủi ro nợ xấu lên hàng đầu. Nhằm chủ động giúp khách hàng và người dân khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành Ngân hàng đã vào cuộc rất sớm và ban hành hàng loạt chính sách, trong đó 2 văn bản quan trọng là Thông

tư 01/2020/TT-NHNN (ngày 13/3/2020) và Chỉ thị 02/CT-NHNN (ngày 31/3/2020) chỉ đạo các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. NHNN cũng đã 3 lần điều chỉnh giảm mức lãi suất với tổng mức giảm tới 1,5 đến 2,0%/năm lãi suất điều hành (là một trong các ngân hàng trung ương có mức cắt giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực), giảm 0,6 đến 1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khoảng 270 nghìn khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch

Covid-19 với dư nợ gần 355 nghìn tỷ đồng. Đồng thời chỉ đạo các tổ chức tín dụng số phí Chứng kiến nhiều chính sách hỗ trợ của NHNN đối với các NHTM và của chính phủ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều doanh nghiệp đã có kết quả kinh doanh khởi sắc trong tình hình dịch Covid-19 do đó dư nợ tín dụng của ngân hàng tăng trưởng mạnh, chất lượng tín dụng được nâng cao hơn, lợi nhuận cũng phục hồi và tăng trưởng sau đó.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598415-2230-010646.htm (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w