Theo kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (TEX) có mối quan hệ nghịch biến đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Kết quả này làm nổi bật tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động hoặc khả năng kiểm soát chi phí quản lý của ngân hàng. Việc quản lý chi phí hoạt động hiệu quả là một trong những chỉ tiêu đánh giá được năng lực điều hành của nhà quản trị ngân hàng.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, các NHTM cần cải cách bộ máy quản lý, đổi mới tư duy điều hành nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực. Với trường hợp các ngân hàng có lãnh đạo đa phần là những người lớn tuổi thì để hạn chế tình trạng quản lý và điều hành theo lối mòn và lối tư duy cũ của thế hệ trước thì cần tạo điều kiện cho các cán bộ lãnh đạo này thường xuyên tham gia những lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng với các chuyên gia quản lý hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tăng cường tuyển dụng các lực lượng lãnh đạo trẻ có năng lực, tư duy mới, hiện đại để bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng quản lý.
Đồng thời, các quy chế quản lý và hoạt động cần được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tín dụng, kiểm toán nội bộ, quy trình tín dụng, hệ thống chỉ tiêu an toàn vốn,..., đặc biệt cần chú trọng:
- Đổi mới cơ chế điều hành theo hướng tạo điều kiện cho các cá nhân, tập thể phát huy tối đa năng lực chuyên môn, tính sáng tạo trong công việc nhưng vẫn luôn tuân thủ các quy định, quy trình đặt ra.
- Quản trị rủi ro: Có bộ phận quản lý rủi ro và xây dựng cơ chế quản lý cụ thể nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trong ngân hàng như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá,.... - Quản trị tín dụng: Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, tối thiểu nợ xấu
nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng theo quy định của pháp luật, NHNN và thông lệ quốc tế.
- Quản lý nguồn vốn: Cần được quản lý tập trung tại trụ sở chính, khai thác tối đa nguồn vốn và giảm chi phí quản lý vốn.