Năng lực tài chính của ngân hàng

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598415-2230-010646.htm (Trang 73 - 74)

Năng lực tài chính của mỗi ngân hàng đều được thể hiện qua quy mô tổng tài sản và quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Theo kết quả nhận được sau khi chạy mô hình nghiên cứu định lượng, biến quy mô của ngân hàng (SIZE) thể hiện qua giá trị tổng tài sản và biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQI) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên thực tế, ngân hàng nào có quy mô tài sản và quy mô vốn chủ sỡ hữu càng lớn thì càng tạo nhiều niềm tin cho khách hàng khi giao dịch. Đồng thời, bản thân ngân hàng cũng sẽ có khả năng chống chịu được các cú sốc của nền kinh tế và vượt qua những bất ổn đối với những tác động tiêu cực trong thị trường từ đó góp phần nâng cao vị thế ngân hàng.

Khi mở rộng quy mô ngân hàng cần lưu ý vấn đề nguồn nhân lực về số lượng cũng như chất lượng, tránh hiện tượng mở rộng mạng lưới quá nhiều nhưng số lượng và trình độ của nguồn nhân lực không đủ đáp ứng yêu cầu sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho hoạt động kinh doanh. Khi ngân hàng tăng vốn sẽ có điều kiện thu hút và phát triển nguồn nhân lực, mở rộng nhiều mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch, đầu tư công nghệ hiện đại, tiếp cận những kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế.

Các ngân hàng muốn tăng quy mô tài sản và vốn đồng thời luôn đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn Basel II nên:

- Các ngân hàng nên ưu tiên hình thức thực hiện tăng vốn tự có hơn là làm giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng/tài sản.

- Trong các giải pháp để tăng vốn, các ngân hàng nên chú trọng giải pháp tăng vốn từ việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại của ngân hàng để tăng năng lực tài chính là chính.

- Trong các giải pháp gia tăng nguồn lợi nhuận giữ lại để tăng vốn, các ngân hàng nên hạn chế giải pháp làm tăng khả năng sinh lời.

Để nâng cao năng lực tài chính, các ngân hàng có thể cân nhắc một số giải pháp cần thực hiện ngay như cân đối sử dụng nguồn cổ tức của các năm để tăng vốn cho năm tiếp theo qua hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu tùy thuộc vào điều kiện của mỗi ngân

hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu và tăng cường quản lý rủi ro, đây khoản mục chi phí rất lớn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí quản lý như các khoản chi lễ tân, tiếp khách.

Bên cạnh các giải pháp có thể thực hiện ngay thì các giải pháp dài hạn cũng không kém quan trọng như các ngân hàng có thể phát hành thêm cổ phiếu hoặc phát hành trái phiếu chuyển đổi, tăng vốn từ các cổ đông trên thị trường chứng khoán để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn cho ngân hàng. Đồng thời, đẩy mạnh việc triển khai các phương án kinh bởi vì mục tiêu kinh doanh của NHTM là hướng đến sự ổn định, tích cực và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 10598415-2230-010646.htm (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w