Thực tiễn và kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNKHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI CÁC TIỆN ÍCH XÃ HỘITẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀPHÁT TRIEN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 10598606-2461-012747.htm (Trang 44 - 47)

đối với các tiện ích xã hội tại một số ngân hàng trong và ngoài nước.

1.6.1. Thực tiễn và kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụTTKDTM trong một số ngân hàng ở Việt Nam. TTKDTM trong một số ngân hàng ở Việt Nam.

1.6.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank).

Vietinbank đang mở rộng và chuyên biệt hóa giải pháp công nghệ, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Vietinbank hướng đến việc mở rộng cung cấp tiện ích cho phân khúc khách hàng bán lẻ trong hệ thống bệnh viện, trường học, dịch vụ công, viễn thông. Vietinbank đã và đang tiếp tục triển khai dịch vụ TTKDTM với nhiều đối tác, đơn vị sự nghiệp, nhằm mang lại thuận lợi không chỉ cho các doanh nghiệp mà còn phục vụ cộng đồng chung.

VietinBank đã tích hợp thành công giải pháp Thanh toán dịch vụ công trực tuyến tại 12 tỉnh/thành phố và được Văn phòng Chính phủ lựa chọn là ngân hàng hợp tác xây dựng giải pháp thanh toán trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, đồng thời hợp tác làm ngân hàng thanh toán cho các trung gian thanh toán, thực hiện tiếp nhận và xử lý các giao dịch cho khách hàng trên Cổng dịch vụ công Quốc gia. VietinBank đã phối hợp với Kho bạc Nhà nước (KBNN) triển khai Nghị định

11/2020/NĐ-CP tạo cơ sở pháp lý và xây dựng hệ thống đáp ứng thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, các trung gian thanh toán cũng như chuấn bị cho việc triển khai kiểm soát chi điện tử của hệ thống KBNN. Bên cạnh đó, VietinBank phối hợp với Tổng cục Hải quan và TP. Hải Phòng triển khai thu phí hạ tầng cảng biển trên Cổng thanh toán điện tử của Tổng cục Hải quan tại TP. Hải Phòng (khởi đầu là việc mở rộng thu phí, lệ phí liên quan đến hàng hóa xuất nhập khấu cho các bộ ngành có kết nối với Cổng một cửa Quốc gia).

VietinBank triển khai kết nối thanh toán điện tử song phương với BHXH Việt Nam và các cơ quan BHXH tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. Bằng việc ứng dụng công nghệ thanh toán hiện đại, giao dịch nộp tiền BHXH được thực hiện nhanh chóng, chính xác, ghi nhận nghĩa vụ tức thời cho người tham gia bảo hiểm. Đây chính là nền tảng để tiếp tục cung ứng dịch vụ nộp bảo hiểm trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam và Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Đối với dịch vụ thanh toán hóa đơn, hiện nay VietinBank đã kết nối thanh toán cho 5 Tổng Công ty điện lực với hơn 530 công ty Điện lực thành viên, gần 60 Công ty nước, các Công ty viễn thông, Truyền hình lớn, hỗ trợ khách hàng thanh toán cước phí dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền hình... thông qua đa dạng các kênh giao dịch như trích nợ tự động, Internet Banking, QRPay và bất kỳ quầy giao dịch của VietinBank trên toàn quốc.

Trong lĩnh vực y tế, giáo dục, VietinBank cung cấp đa dạng các giải pháp thanh toán cho các bệnh viện và nhà trường, từ các giải pháp đơn giản như chuyển tiền, POS, QR Code tĩnh,. đến các giải pháp công nghệ cao, liên kết hệ thống giữa ngân hàng và bệnh viện, nhà trường như: QRCode động, thanh toán trực tuyến qua Website/Mobile App, Thanh toán viện phí qua Thẻ khám bệnh. Ngân hàng đã triển khai thanh toán, thu hộ học phí với hơn 130 bệnh viện và hơn 260 nhà trường trên cả nước. Đặc biệt giải pháp thanh toán viện phí qua Thẻ khám bệnh đã triển khai thành công tại gần 30 Bệnh viện lớn trên toàn quốc, tiêu biểu như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, Bệnh viện Đại học Y dược Huế, Bệnh viện Đa Khoa Vinh... Năm 2015, hai dịch vụ TTKDTM

của Vietinbank là Thanh toán viện phí không dùng tiền mặt và Vietinbank iPay Mobile App đã vinh dự nhận Danh hiệu Sao Khuê.

Đối với lĩnh vực viễn thông, Vietinbank cũng đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ khi phối hợp triển khai dịch vụ thu hộ cước viễn thông với MobiFone và VNPT. Để thực hiện thanh toán cước viễn thông tại Vietinbank, khách hàng chỉ cần cung cấp mã khách hàng hoặc số thuê bao, Vietinbank sẽ thu hộ cước của khách hàng qua hệ thống thanh toán trực tuyến kết nối với các công ty viễn thông. Các giao dịch sẽ được thực hiện tức thời, giúp khách hàng tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức đi lại.

Với thế mạnh là một trong những ngân hàng có đầu tư hệ thống công nghệ thông tin tốt nhất, Vietinbank đang cải tiến và hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông qua hệ thống thanh toán điện tử iPay, eFast cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Vietinbank tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàng đi đầu trong việc hiện thực hóa kỳ vọng của Chính phủ và Nhà nước về một quốc gia có dịch vụ thanh toán hiện đại.

1.6.1.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Trong bối cảnh ngành thanh toán điện tử tại Việt Nam có bước phát triển vượt bậc qua kênh Internet và điện thoại di động, Vietcombank đã sớm triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử bao gồm VCB-iBanking, VCB-SMS Banking, VCB- Mobile Banking, VCBPAY với nhiều tính năng hiện đại. Các sản phàm này tích hợp nhiều tính năng thanh toán, giảm tải giao dịch tiền mặt tại quầy, hướng đến thay đổi thói quen mua sắm truyền thống của người dân. Tính đến hết năm 2019, tổng số khách hàng kích hoạt Internet Banking, Mobile Banking của Vietcombank đạt gần 6 triệu khách, tăng gần 200% so với cuối năm 2016.

Song song với sự phát triển của các sàn giao dịch thương mại điện tử thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng Vietcombank tăng trưởng rõ rệt theo hướng tích cực. Trong năm 2019, tỷ trọng giao dịch trên các kênh ngân hàng điện tử tăng từ 70% năm 2016 lên 90% trong tổng số giao dịch phi tiền mặt. Tổng giao dịch thanh toán không tiền mặt năm 2019 tăng hơn 200% so với năm

2016. Dòng tiền thu hút vào các sản phấm dịch vụ ngân hàng điện tử ở mức tập trung cao. Tong số dư không kỳ hạn của khách qua Internet Banking và Mobile Banking chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn KKH của khách hàng cá nhân.

Trong các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ VCB-Mobile Banking có tốc độ tăng trưởng gấp 5 lần so với thời điểm cuối năm 2016, đạt xấp xỉ 2 triệu khách hàng. Thông qua dịch vụ VCB-Mobile Banking, khách hàng có thể chuyển tiền, thanh toán vé máy bay, vé tàu xe, khách sạn, điện nước, đặt vé xem phim, thanh toán học phí, viện phí, quét mã QR thanh toán mua hàng trên điện thoại di động.

Để đấy mạnh việc TTKDTM trong thanh toán các dịch vụ công, Vietcombank đã kết nối trực tiếp với cổng dịch vụ công quốc gia. Chương trình cung cấp giải pháp thanh toán thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ mới bổ sung, phát triển cơ chế đăng nhập một lần Single Sign On (SSO) giữa cổng dịch vụ công quốc gia với hệ thống thanh toán của ngân hàng. Mục tiêu nhằm giúp người dân thuận tiện khi truy cập và sử dụng các dịch vụ công mức độ 4 để hoàn tất thanh toán trực tuyến qua ngân hàng. Thêm vào đó, với ba loại dịch vụ thanh toán phí phạt vi phạm giao thông, thuế cá nhân và lệ phí trước bạ ô tô, xe gắn máy, Vietcombank cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng trên cổng dịch vụ công. Người dân dễ dàng tiếp cận và thanh toán các dịch vụ trên, tháo gỡ bất tiện về mặt thủ tục hành chính. Đây là hoạt động mang ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn Chính phủ đấy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian, chi phí đi lại cho người dân.

Đối với dịch vụ viễn thông, Vietcombank đã triển khai dịch vụ uỷ quyền trích nợ tự động (VCB-Auto Debit) thanh toán cước viễn thông VNPT kể từ ngày 16/09/2019. Với dịch vụ này, khách hàng chỉ cần đăng ký dịch vụ một lần duy nhất, sau đó định kỳ hàng tháng, căn cứ thông tin hoá đơn viễn thông do VNPT gửi sang, Vietcombank sẽ tự động trích nợ tài khoản của khách hàng để thanh toán hóa đơn tháng đó.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁNKHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI CÁC TIỆN ÍCH XÃ HỘITẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀPHÁT TRIEN VIỆT NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG 10598606-2461-012747.htm (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w