NAM CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.
2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Bình Dương
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương được thành lập vào năm 1996, tách ra từ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sông Bé, hiện nay có trụ sở chính tại số: 549 Đại Lộ Bình Dương, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là một trong số 190 chi nhánh của BIDV trên toàn quốc, thực hiện hạch toán phụ thuộc, được chủ động trong kinh doanh, hoạt động tài chính, tổ chức và nhân sự, được uỷ quyền một phần trong đầu tư phát triển và huy động vốn đầu tư, thành lập các đơn vị trực thuộc.
Từ khi thành lập đến nay, BIDV Chi nhánh Bình Dương phát triển không ngừng, kết quả hoạt động của chi nhánh khá tốt, lợi nhuận tăng trưởng hàng năm cao và được BIDV xếp vào loại Chi nhánh đặc biệt - Chi nhánh có số dư nợ lớn, lợi nhuận cao. Hiện nay, BIDV Chi nhánh Bình Dương gồm 1 hội sở chính và 3 phòng giao dịch (PGD) là: PGD Nam Tân Uyên, PGD Tân Uyên và PGD Hòa Phú.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
BIDV chi nhánh Bình Dương đến 31/12/2020 có tổng cộng 249 cán bộ nhân viên bao gồm 01 Ban giám đốc và 15 phòng nghiệp vụ được trình bày theo sơ đồ
Hình 2. 1. Sơ đồ tổ chức ngân hàng BIDV- Chi nhánh Bình Dương
STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh 2019- 2020 Số tương đối Số tuyệt đối I. CHỈ TIÊU KHKD CHÍNH
Lợi nhuận trước thuế 323.95 379.06 470.07 91.0 1 24.01 % HĐV CK 11,639.13 12,363.15 12,484.41 121.26 0.98% DNTD CK 11,312.77 12,479.87 12,423.18 (56.6 9) -0.45%
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Bình Dương giaiđoạn 2018-2020 đoạn 2018-2020
Trong bối cảnh NHNN tiếp tục chủ động có các biện pháp điều hình chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Trong đó cụ thể là chính sách giảm mặt bằng lãi suất điều này cũng làm cho công tác huy động vốn trong hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh Bình Dương nói riêng gặp nhiều hạn chế. Nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn vay chi phí hợp lý, hỗ trợ sản xuất kinh doanh.
Cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong tất cả các nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực của đời sống xã hội và trong ngành ngân hàng không phải là ngoại lệ. Trong giai đoạn từ năm 2018- 2020, mức độ cạnh tranh của các ngân hàng tại Bình Dương càng gay gắt và quyết liệt hơn. Đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ với hơn 56 chi nhánh NHTM trên địa bàn đang khai thác tối đa thị trường tiềm năng này, các ngân hàng đều đưa ra nhiều cơ chế thông thoáng để thu hút khách hàng và tối ưu hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, nền kinh tế trong 11 tháng đầu năm 2020 đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Đại dịch Covid -19. Tuy nhiên, BIDV Chi nhánh Bình Dương cũng tiếp tục có các biện pháp chặt chẽ, linh hoạt nhằm đạt được chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và cũng như các chỉ tiêu khác do BIDV Trụ sở chính phân công. Trong năm 2018 Chi nhánh đạt được danh hiệu là một trong ba Chi nhánh xuất sắc đứng đầu hệ thống.
Kết quả hoạt động kinh của BIDV chi nhánh Bình Dương qua các năm 2018- 2020 được thể hiện qua bảng tổng hợp một số chỉ tiêu chính như sau:
Bảng 2. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV CN Bình Dương từ năm 2018-2020
Thu DV ròng (không bao gồm: KDNT, PS) 39.8 0 40.32 2 52.3 0 12.0 % 29.76 Thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ 141.64 167.35 214.30 46.9 5 28.05 % Thu nhập ròng từ hoạt động Thẻ 8.1 0 11.92 15.2 7 3.3 5 28.10 % Thu nhập từ dịch vụ Ngân hàng điện tử 4.5 8 4.97 5.43 0.4 6 9.26% Tỷ lệ nợ xấu 0.29% 0.25% 0.20% - 0.05% -20.00%
Hình 2. 2. Tình hình huy động vốn tại BIDV Bình Dương năm 2018-2020
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính - BIDV Bình Dương)
Hình 2. 3. Dư nợ tín dụng tại BIDV Bình Dương năm 2018-2020
Hình 2. 4. Lợi nhuận trước thuế tại BIDV Bình Dương năm 2018-2020
Lợi nhuận trước thuế (ĐVT: Tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch Tài chính - BIDV Bình Dương)
Năm 2018 cùng với những diễn biến thuận lợi của nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng như việc thực hiện đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN đã mang lại nhưng tiền đề vững chắc cho thành công của ngành ngân hàng ghi dấu bằng việc góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt GDP tăng 7,08 % ( mức tăng cao nhất từ năm 2011). Không nằm ngoài xu thế đó, BIDV Bình Dương với sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, cán bộ quản lý và nhân viên đã hoàn thành các nhiệm vụ mà kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Lợi nhuận trước thuế đạt 323.95 tỷ đồng, huy động vốn cuối kỳ đạt 11,639.13 tỷ đồng, dư nợ tín dụng đạt 11,312.77 tỷ đồng.
Bước sang năm 2019, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững và kinh tế trong nước đối mặt với không ít rủi ro, thách thức. Thị trường tài chính thế giới nhiều biến động, áp lực mất giá lớn, tỷ giá USD/VND đã được duy trì ổn định trong xu hướng tăng. Tăng trưởng tín dụng chậm lại do việc điều hành thận trọng của NHNN, giảm tăng trưởng để đảm bảo ổn định thanh khoản, kiểm soát lạm phát và hướng dòng vốn tín dụng vào các mục tiêu bền vững. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Chi nhánh Bình Dương tiếp tục khả
quan, cụ thể: huy động vốn cuối kỳ năm 2019 đạt 12,363.15 tỷ đồng, tăng 724.02 tỷ đồng tương đương 6.22% so với 2018, dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 12,479.87 tỷ đồng, tăng 1,167.10 tỷ đồng tương đương 10.32% so với 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 379.06 tỷ đồng, tăng 55.11 tỷ đồng tương đương 17.01% so với năm 2018.
Năm 2020, trước áp lực tăng vốn để đáp ứng chuan Basel II ngân hàng, còn phải đối mặt với khó khăn, rủi ro tiềm ẩn khác như: rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiềm ẩn nguy cơ leo thang; kinh tế toàn cầu giảm tốc; các đồng tiền mạnh trên thế giới, đặc biệt là USD và nhân dân tệ biến động bất thường cũng sẽ tạo nhiều sức ép đến thị trường tiền tệ, tỷ giá trong nước. Không những vậy, sự ảnh hưởng từ làn sóng dịch bệnh Covid-19 gia tăng. Tất cả dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh có phận bị chậm lại. Tuy nhiên với sự dẫn dắt của ban lãnh đạo chi nhánh cùng với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ nhân viên BIDV Bình Dương, tính đến cuối năm 2020, chi nhánh cũng đạt được những chỉ tiêu đáng kể như lợi nhuận trước thuế đạt 470.07 tỷ đồng. Chi nhánh đạt mức tăng trưởng đối với chỉ tiêu LNTT là 24.01% so với năm 2019 đạt danh hiệu đơn vị điển hình về LNTT. Huy động vốn cuối kỳ chỉ đạt 12,484.41 tỷ đồng tăng 0.98% so với năm 2019 trước sự cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay gay gắt trên địa bàn đặc biệt là các đối thủ như VCB, Vietinbank, Agribank. Dư nợ tín dụng cuối năm 2020 đạt 12,423.18 tỷ đồng giảm 0.45% so với 2019, chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo với việc giảm tỷ lệ nợ xấu xuống 0.2 %. Thu dịch vụ ròng năm 2020 đạt 52.32 tỷ đồng, thu dịch vụ chiếm khoảng 11,13 % trên lợi nhuận trước thuế. Trong năm 2020, cùng với việc củng cố, nâng cao chất lượng phục vụ, Chi nhánh Bình Dương triển khai hơn 20 sản phẩm dịch vụ mới theo hướng dẫn của trụ sở chính BIDV.
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT ĐỐI VỚI CÁC TIỆN ÍCH XÃ HỘI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BÌNH DƯƠNG.
2.2.1. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiềnmặt tai BIDV Bình Dương mặt tai BIDV Bình Dương
Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là xu thế tất yếu của toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của TTKDTM, cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020.
Mục tiêu Đề án hướng đến là tạo sự chuyển biến rõ rệt về TTKDTM trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế...
Tiếp đó, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 241/QĐ- TTg phê duyệt Đề án đấy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và các chương trình an sinh xã hội; Ban hành Bộ tiêu chuấn cơ sở về thẻ chip nội địa và Bộ tiêu chuấn cơ sở “Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam” làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng nhằm tăng khả năng thanh toán liên thông, tăng cường an toàn, bảo mật giao dịch khách hàng.
Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 17 Ngân hàng thương mại Nhà nước; 31 Ngân hàng TMCP; 01 Ngân hàng liên doanh nước ngoài; 07 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 01 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài với 180 phòng giao dịch. Sự phát triển về quy mô, mạng lưới của hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với năng lực hoạt động của các đơn vị này ngày càng được nâng cao,
hoạt động tiền tệ an toàn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngành ngân hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh khi đem lại cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn và tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp được tiếp cận vốn, người dân được sử dụng các dịch vụ tài chính hiện đại.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ cách mạng công nghệ số 4.0, xu hướng sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) tại Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet và mạng di động 4G, khiến hình thức thanh toán di động đang trở thành xu thế tất yếu. Hình thức thanh toán trên nền tảng di động qua các ứng dụng ngân hàng điện tử, giúp cho việc kết nối thanh toán được dễ dàng, thuận tiện mà không cần dùng tới thẻ hay tiền mặt theo mình. Điều này làm tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương .
Những mặt thuận lợi về phát triển TTKDTM của BIDV Bình Dương.
Trong 5 năm liên tiếp (2015-2019) BIDV được tạp chí The Asian Banker vinh danh là Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có dịch vụ chấp nhận thẻ và quản lý dòng tiền tốt nhất Việt Nam; năm 2020, Ngân hàng được dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ 2020 và nhận giải thưởng Sao Khuê dành cho 6 sản phàm: hệ thống BIDV E-zone, hệ thống Đầu tư tiền gửi tự động và thanh toán song phương cho bảo hiểm xã hội Việt Nam, hệ thống hỗ trợ bán hàng trên thiết bị di động cho KHTC. Với những giải thưởng mà BIDV đã nhận được kể trên đã tạo nên uy tín, niềm tin và sự tin cậy của khách hàng sử dụng dịch vụ của BIDV Bình Dương. Bên cạnh nền tảng công nghệ hiện đại ngày một hoàn thiện, nâng cao để đảm bảo cho khách hàng về độ bảo mật, tốc độ xử lý các giao dịch thanh toán nhanh chóng và chính xác, BIDV còn chú trọng việc đấy mạnh quảng bá các sản phàm dịch vụ TTKDTM đến đa số các tầng lớp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến các tiện ích xã hội như tài chính công, thanh toán học phí, tiền điện nước, thu ngân sách nhà nước. Điều này góp phần gia tăng sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDM trên địa bàn tỉnh, thúc đấy quá trình phát triển TTKDTM.
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh (+/-) 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Thanh toán tiền mặt 1,192,007 1,405,448 1,765,234 213,441 17.91 359,786 25.60
Không những vậy, tỉnh Bình Dương là một trong những địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư vào các khu công nghiệp lớn. Thị trường lao động của Bình Dương phần lớn là lao động trẻ có trình độ. Qua đó thấy được Bình Dương là một địa bàn phát triển và là thị trường có tiềm năng lớn để BIDV tiếp tục khai thác và mở rộng thị trường thanh toán không dùng tiền mặt. Thêm vào đó, BIDV tận dụng lợi thế nguồn khách hàng tiềm năng này để đưa ra các chương trình khuyến mãi, đồng thời nâng cấp các tính năng dịch vụ của ngân hàng điện tử để thu hút khách hàng, gia tăng tính cạnh tranh đối với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh.
BIDV Bình Dương được đánh giá là 1 trong số những ngân hàng lớn trên địa bàn tỉnh với đội ngũ nhân viên có kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, kỹ năng tư vấn các sản phàm dịch vụ liên quan đến TTKDTM luôn được cập nhật, trau dồi để tư vấn hỗ trợ cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Những mặt khó khăn về phát triển TTKDTM của BIDV Bình Dương.
Để hình thức thanh toán không dùng tiền mặt này phát triển trên diện rộng cũng còn gặp những khó khăn như tâm lý e dè, sợ rủi ro như ngại tiền không chuyển đến được người nhận hoặc thao tác dễ dẫn đến sai sót, nhầm lẫn; bị mất cắp tiền trong tài khoản, lộ mật mã, thông tin cá nhân. Thêm vào đó, các thanh toán trong khu vực dân cư, đặc biệt là mua bán, trao đoi tại các chợ truyền thống, siêu thị nhiều người vẫn quen sử dụng tiền mặt. Do vậy, để thay thế được trên diện rộng cần phải có thời gian.
Sự cạnh tranh từ các NHTM trên địa bàn tỉnh cũng là một trong những khó khăn phải kể đến. Các ngân hàng đồng loạt đưa ra những gói sản phàm dịch vụ đa dạng, các ưu đãi như miễn phí phát hành thẻ, miễn phí thường niên, ưu đãi phí chuyển tiền... để nâng cao tính cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.2.2. Thực trạng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV BìnhDương Dương
Thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước trong việc đấy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế. BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Chi nhánh Bình Dương nói riêng đang không ngừng xây dựng hạ tầng công nghệ, phát triển các dịch vụ, kênh thanh toán đáp ứng nhu cầu giao dịch không dùng tiền mặt của người dân.
Ngân hàng đã tăng cường các hoạt động marketing hướng dẫn khách hàng mở tài khoản, giao dịch thanh toán qua các phương tiện điện tử; đấy mạnh tích hợp các loại thẻ với các thẻ thanh toán mà người dân đang sử dụng phổ biến để giảm thủ tục đăng ký mở thẻ; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại vào hoạt động thanh toán, lấy việc cung ứng dịch vụ trên thiết bị di động làm mục tiêu chính; phối hợp với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ để kết nối, tích hợp hệ