Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) là xu thế tất yếu của toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của TTKDTM, cuối năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020.
Mục tiêu Đề án hướng đến là tạo sự chuyển biến rõ rệt về TTKDTM trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông tính trên GDP, tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán. Đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế và thu nhập cá nhân trong xã hội, góp phần vào công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm kinh tế...
Tiếp đó, năm 2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 241/QĐ- TTg phê duyệt Đề án đấy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công: thuế, điện, nước, học phí, viện phí và các chương trình an sinh xã hội; Ban hành Bộ tiêu chuấn cơ sở về thẻ chip nội địa và Bộ tiêu chuấn cơ sở “Đặc tả kỹ thuật QR Code hiển thị từ phía đơn vị chấp nhận thanh toán tại Việt Nam” làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán áp dụng nhằm tăng khả năng thanh toán liên thông, tăng cường an toàn, bảo mật giao dịch khách hàng.
Tính đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có 17 Ngân hàng thương mại Nhà nước; 31 Ngân hàng TMCP; 01 Ngân hàng liên doanh nước ngoài; 07 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 01 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài với 180 phòng giao dịch. Sự phát triển về quy mô, mạng lưới của hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với năng lực hoạt động của các đơn vị này ngày càng được nâng cao,
hoạt động tiền tệ an toàn, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngành ngân hàng. Thêm vào đó, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của tỉnh khi đem lại cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn và tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp được tiếp cận vốn, người dân được sử dụng các dịch vụ tài chính hiện đại.
Bên cạnh đó, trong thời kỳ cách mạng công nghệ số 4.0, xu hướng sử dụng smartphone (điện thoại thông minh) tại Việt Nam nói chung, Bình Dương nói riêng ngày càng gia tăng cùng với tốc độ phát triển mạnh mẽ của internet và mạng di động 4G, khiến hình thức thanh toán di động đang trở thành xu thế tất yếu. Hình thức thanh toán trên nền tảng di động qua các ứng dụng ngân hàng điện tử, giúp cho việc kết nối thanh toán được dễ dàng, thuận tiện mà không cần dùng tới thẻ hay tiền mặt theo mình. Điều này làm tiền đề nâng cao hiệu quả hoạt động TTKDTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương .
Những mặt thuận lợi về phát triển TTKDTM của BIDV Bình Dương.
Trong 5 năm liên tiếp (2015-2019) BIDV được tạp chí The Asian Banker vinh danh là Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng có dịch vụ chấp nhận thẻ và quản lý dòng tiền tốt nhất Việt Nam; năm 2020, Ngân hàng được dẫn đầu về doanh số thanh toán thẻ 2020 và nhận giải thưởng Sao Khuê dành cho 6 sản phàm: hệ thống BIDV E-zone, hệ thống Đầu tư tiền gửi tự động và thanh toán song phương cho bảo hiểm xã hội Việt Nam, hệ thống hỗ trợ bán hàng trên thiết bị di động cho KHTC. Với những giải thưởng mà BIDV đã nhận được kể trên đã tạo nên uy tín, niềm tin và sự tin cậy của khách hàng sử dụng dịch vụ của BIDV Bình Dương. Bên cạnh nền tảng công nghệ hiện đại ngày một hoàn thiện, nâng cao để đảm bảo cho khách hàng về độ bảo mật, tốc độ xử lý các giao dịch thanh toán nhanh chóng và chính xác, BIDV còn chú trọng việc đấy mạnh quảng bá các sản phàm dịch vụ TTKDTM đến đa số các tầng lớp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến các tiện ích xã hội như tài chính công, thanh toán học phí, tiền điện nước, thu ngân sách nhà nước. Điều này góp phần gia tăng sự cạnh tranh trong việc thu hút nguồn khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDM trên địa bàn tỉnh, thúc đấy quá trình phát triển TTKDTM.
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh (+/-) 2019/2018 2020/2019 +/- % +/- % Thanh toán tiền mặt 1,192,007 1,405,448 1,765,234 213,441 17.91 359,786 25.60