Phân loại giá trị

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 29 - 32)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

1.2.1.2. Phân loại giá trị

Có nhiều cách phân loại khác nhau về giá trị. Tùy theo từng góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã xác định những tiêu chí phù hợp cho việc phân loại:

Cách phân loại khá phổ biến dựa vào tiêu chí về sự thỏa mãn nhu cầu vật chất hay tinh thần của con người gồm 2 loại: giá trị vật chất và giá trị tinh thần. “Toàn bộ sự tồn tại của con người trên thế giới này bao gồm các giá trị

30

vật chất và giá trị tinh thần… Các giá trị vật chất nằm ngay trong sự vật, hàng hóa… Còn các giá trị tinh thần nói lên ý nghĩa (thích thú, ước muốn, quan tâm) của sự vật, hàng hóa đối với từng người, nhóm người, cộng đồng, dân tộc, nhân loại” [11, tr.35]. Trong các giá trị vật chất, người ta thường phân biệt giá trị sử dụng với giá trị kinh tế, nghĩa là phân biệt giữa ý nghĩa về tính chất có ích và ý nghĩa về tính chất trao đổi (mua bán) trên thị trường. Trong các giá trị tinh thần, người ta thường đề cập đến các loại giá trị: giá trị nhận thức (Chân lý), giá trị đạo đức (Thiện - Ác), giá trị thẩm mỹ (cái Đẹp), giá trị luật pháp (Hợp pháp - phi pháp); giá trị tôn giáo (thánh thiện, linh

thiêng…)…

Từ quan điểm mỗi hiện tượng xã hội có thể dùng làm khởi điểm cho sự phân loại các giá trị, J.H.Fichter (nhà xã hội học Mỹ) sử dụng nhân cách xã hội, xã hội và văn hóa như là những căn cứ để phân loại giá trị [9, tr.180 - 181].

Từ quan điểm các giá trị chi phối hệ thống hành vi của con người (

thể, xã hội nhân cách và văn hóa), M.Robin và J.R.Williams phân chia thành

các giá trị chủ yếu sau: 1) Các giá trị tồn tại sinh học; 2) Các giá trị tính cách; 3) Các giá trị văn hóa; 4) Các giá trị xã hội.

Phân loại theo cấu trúc giá trị mục đích và giá trị phương tiện, các tác giả cho rằng những mục đích lý tưởng, những giá trị mang tính phương tiện là những nguyên tắc chỉ đạo cuộc sống, mô hình của hành vi (phương thức

ứng xử tối ưu/lý tưởng) đối với cá nhân và xã hội (M.Rokeach, S. Schwartz).

Trong nghiên cứu định hướng giá trị của cá nhân. Giá trị mục đích bao gồm các giá trị nảy sinh trong các hoạt động đặc trưng của con người (lao động,

giao tiếp, hoạt động nhận thức, hoạt động chính trị xã hội…); giá trị phương

tiện bao gồm các giá trị gắn với các phẩm chất của nhân cách (phẩm chất đạo đức, phẩm chất công việc, phẩm chất ý chí và nhóm các giá trị phẩm chất

luân lý) ( T.E.Levik). Mặc dù có sự khác nhau giữa các bình diện phương tiện

31

phương tiện) nhưng giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng trong quá

trình chuyển hóa lẫn nhau (V.A.Iadov).

Theo hướng tiếp cận cấu trúc giá trị của nhân cách hoặc hệ giá trị cá nhân và xã hội có hai cách phân loại sau: 1) Cấu trúc theo mối quan tâm chính của con người, hệ thống giá trị bao gồm 6 loại: Lý thuyết; Kinh tế; Thẩm mỹ; Xã hội; Chính trị; Tín ngưỡng (G.Allport, P.E.Vernon); 2) Phân loại giá trị theo thứ bậc/ cấp bậc, hệ thống giá trị cá nhân gồm 7 cấp độ: 1)Phản ứng; 2) Bộ lạc; 3) Cá nhân; 4) Tuân thủ; 5) Thực dụng; 6) Xã hội; 7) Tồn tại (Graves)

Dựa trên hệ thống 3 giá trị tổng quát nhất của con người (Chân - Thiện

- Mỹ), Tesunesaburo Makiguchi đã thiết lập hệ giá trị mới Lợi - Thiện - Mỹ

và đưa chúng vào một trật tự của những khái niệm chuyên biệt: 1) Thiện - giá

trị xã hội ảnh hưởng tới tồn tại của cộng đồng; 2) Ích - giá trị của cá nhân

ảnh hưởng đến sự tồn tại của cá nhân, hướng vào bản ngã; 3) Mỹ - giá trị

cảm quan ảnh hưởng tới những bộ phận riêng biệt của sự tồn tại cá nhân. Hệ

thống thang bậc giá trị này được mô tả bằng một hình tháp trụ mà đáy là các giá trị thẩm mỹ, đỉnh là các giá trị đạo đức [22, tr.122 - 125].

Ngày nay, việc xây dựng hệ thống giá trị rất chú trọng đến tính cá nhân, tính cộng đồng xã hội. Vì vậy, ngoài các cách phân loại nói trên, giá trị còn được phân chia thành giá trị truyền thống và giá trị hiện đại; giá trị cá nhân và giá trị xã hội; giá trị quốc tế và giá trị dân tộc.

Giá trị truyền thống là giá trị xuất hiện ở các giai đoạn lịch sử trong

quá khứ của các thế hệ đi trước có ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của một nhóm người, một cộng đồng, dân tộc hay một quốc gia; Giá trị hiện đại là những giá trị mới xuất hiện trong đời sống xã hội, thường là sự tiếp nhận hoặc giao thoa/ảnh hưởng giữa các nền văn hóa khác nhau do kết quả của quá trình giao lưu và hội nhập.

Giá trị xã hội là những giá trị được nhóm, cộng đồng và xã hội định ra,

phản ánh mong muốn, lợi ích của cộng đồng và các cá thể trong hoạt động cùng nhau một cách có ý thức vì các lợi ích và những điều mong muốn đó

32

(Ph.Schumpeter, 1883 - 1950). Thông qua quá trình xã hội hóa ở mỗi cá nhân,

những giá trị xã hội này sẽ chuyển thành giá trị cá nhân. Nói khác đi, giá trị cá nhân là giá trị xã hội được cá nhân lĩnh hội (tiếp nhận) trong quá trình sống và hoạt động.

Giá trị quốc tế là những giá trị chung của nhân loại, được đông đảo các

dân tộc trên thế giới thừa nhận và hướng tới như hòa bình, hạnh phúc,… Giá

trị dân tộc là những giá trị gắn liền với tinh thần dân tộc, lấy bản sắc văn hóa

dân tộc làm chuẩn mực [11, tr.275].

Việc phân loại giá trị là hết sức đa dạng và phong phú. Xuất phát từ những mục đích khác nhau mà hướng tiếp cận đến các giá trị của các tác giả không giống nhau. Vì vậy, các cách phân loại nói trên chỉ mang tính tương đối.

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)