Từ quá trình khảo sát thực trạng, thu thập ý kiến học sinh qua câu hỏi khảo

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 91 - 105)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

3.4.1.2. Từ quá trình khảo sát thực trạng, thu thập ý kiến học sinh qua câu hỏi khảo

hỏi khảo sát

Với thực trạng định hướng giá trị nghề của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội, cho chúng tôi kết quả như sau:

Học sinh khối 12 trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội có định hướng giá trị nghề khá đúng đắn và tích cực. Được biểu hiện ở cả 3 mặt nhận thức, thái độ và hành vi.

Yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến định hướng giá trị nghề do chính sự nhận thức, năng lực của học sinh và nhu cầu có việc làm.

Tuy nhiên, cũng cần chú ý đến khía cạnh cụ thể trong toàn bộ quá trình định hướng giá trị nghề như sau:

Quá trình định hướng giá trị nghề của học sinh khối 12 trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội ở 3 mặt nhận thức, thái độ, hành vi chưa có sự thống nhất cao. Các em đã có sự nhận thức đúng đắn các giá trị nghề với thái độ tích cực, yêu thích nghề mà mình lựa chọn, song mức độ biểu hiện ở hành vi học tập rèn luyện chưa cao.

Các giá trị xã hội phổ biến của nghề được học sinh xếp ở thứ hạng cao nhưng có xu hướng đánh giá thấp các mặt phẩm chất chính trị và các giá trị có tính thời đại.

Từ những cơ sở trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục định hướng giá trị nghề cho học sinh khối 12 trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội.

3.4.2. Một số biện pháp

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng ở trên, đề tài đề xuất một số biện pháp giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh THPT như sau:

92

Biện pháp 1: Tăng cường công tác giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh THPT

* Mục đích: Giúp các em có thêm những hiểu biết về nghề cũng như có những định hướng giá trị về nghề nghiệp một cách đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh xã hội như hiện nay.

* Cách thực hiện: Thông qua các buổi toạ đàm, sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn, câu lạc bộ… để giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho các em.

* Yêu cầu: Công tác tuyên truyền giáo dục, định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh THPT cần xây dựng cho tuổi trẻ ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện để đạt đến các hệ giá trị về nghề nghiệp và giúp các em tự nhận thức, đánh giá được năng lực của bản thân để có được sự lựa chọn nghề nghiệp thực sự đúng đắn.

Biện pháp 2: Xây dựng “Chương trình Hỗ trợ hướng nghiệp”

* Mục đích: Cải thiện định hướng giá trị nghề hướng đến sự sẵn sàng đối với một nghề của học sinh THPT.

* Cách thực hiện: Sử dụng các hình thức tham vấn hướng nghiệp như tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm thông qua các buổi hội thảo, chuyên đề hay sinh hoạt chi đoàn.

* Yêu cầu: Những cán bộ thực hiện chương trình Hỗ trợ hướng nghiệp có sự am hiểu, thấu cảm đối với từng cá nhân học sinh trong quá trình tham vấn, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của các em và sử dụng những trắc nghiệm phù hợp, hiệu quả để kiểm tra năng lực của các em.

Biện pháp 3: Mỗi gia đình cần coi trọng và duy trì phát triển các quan hệ tương tác trong gia đình

* Mục đích: Cha mẹ giúp con cái tăng cường những hiểu biết về nghề, sự phát triển nghề trong xã hội cũng như những chiến lược phát triển kinh tế của địa phương để hỗ trợ các em trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn giá

93

trị nghề phù hợp làm cơ sở cho những hành động hiện thực hóa giá trị nghề, hướng đến việc lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội.

* Cách thực hiện: Tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội để các em có điều kiện phát triển những sở thích, hứng thú và năng lực của bản thân.

* Yêu cầu: Cha mẹ cần dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con cái để hiểu được suy nghĩ, tâm tư tình cảm đặc biệt là những biến động trong đời sống tâm lý của các em. Giúp các em hướng đến những giá trị nhân bản làm nền tảng cho định hướng giá trị nghề.

Biện pháp 4: Tạo môi trường học tập rèn luyện cho học sinh trong Nhà trường

* Mục đích: Có thể tổ chức nhiều hoạt động, phong trào đa dạng hấp dẫn cũng như hình thành hứng thú, động cơ học tập cho học sinh.

* Cách thực hiện: Ngoài các hoạt động thường được lớp và nhà trường tổ chức theo chương trình học của học sinh thì các lớp nên thành lập một câu lạc bộ theo chuyên ngành mình ưa thích. Đoàn thanh niên tổ chức các hoạt động đa dạng, mới lạ, hấp dẫn hơn như sinh hoạt tập thể, cắm trại xa, hội diễn văn nghệ, làm báo tường, các cuộc thi hái hoa dân chủ, rung chuông vàng, học sinh tài năng thanh lịch…

Yêu cầu: Cần có sự đảm bảo về cơ sở vật chất kĩ thuật của trường (Phòng học phải rộng rãi, thoáng mát, bàn ghế phù hợp, tiện lợi cho việc thay đổi phương pháp dạy học và giúp phát huy tính tích cực sáng tạo của người học sinh. Các phòng chức năng cần được xây dựng có hệ thống đáp ứng đầy đủ nhu cầu rèn luyện và phát triển của học sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện trường, như: Bổ sung nhiều đầu sách mới, trang bị thêm các sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu; tạo cho học sinh có điều kiện tự vào thư viện lựa chọn sách báo; học sinh có thể mượn về nhà nhiều loại sách hơn nữa), tổ chức nhiều hoạt động, phong trào đa dạng hấp dẫn và cần hình thành hứng thú, động cơ học tập cho học sinh. Mỗi nhà giáo

94

cần làm rõ ý nghĩa môn học, bài học trong chương trình đào tạo, gia tăng tính hấp dẫn của nội dung môn học, bài học, tạo ra hứng thú học tập cho học sinh, tạo mối quan hệ thầy trò tích cực ở trên lớp cũng như ngoài lớp, ứng xử khéo léo sư phạm với học sinh.

Biện pháp 5: Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn đối với công tác giáo dục, định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh THPT

* Mục đích: Giúp củng cố về mặt nhận thức đối với nghề nghiệp và tạo hành vi tích cực trong học sinh THPT về nghề.

* Cách thực hiện: Các hoạt động tư vấn, hướng dẫn giúp học sinh lựa chọn ngành/nghề đúng, nhất là các hoạt động tư vấn mùa thi, tư vấn việc làm…

Yêu cầu: Cần xác định rõ nguồn lực, hình thức, nội dung, đối tượng cần chú trọng trong giáo dục, xác định trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với việc giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh THPT.

95

Tiểu kết chƣơng 3

Đa số học sinh trung học phổ thông trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội đã lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân, chiếm 92.3%. So với trường THPT Sơn Tây thì TTGD Thường xuyên có tỉ lệ học sinh chưa lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân cao hơn (cao hơn 16%).

Đa số các em cho rằng tính chất quan trọng nhất khi lựa chọn nghề nghiệp là tính phát triển và tính lao động trí óc chiếm tỉ lệ cao nhất (mỗi tính chất chiếm 57% - 58%). Tính phổ thông là tính chất có tỉ lệ chọn thấp nhất (chiếm 23.0%). Các tính chất: tính nghệ thuật, tính nhân văn, tính khoa học, tính hiện đại có tỉ lệ chọn ở mức trung bình, chiếm từ 36 đến 45%.

Có sự khác nhau trong sự lựa chọn về tính chất nghề theo phân ban. Đối với ban cơ bản ta thấy tính chất mà các em lựa chọn nhiều nhất là tính nghệ thuật (chiếm 44.1%), tính khoa học là tính chất có tỉ lệ chọn thấp nhất (đạt 20.2%). Đối với ban xã hội, tính chất mà các em lựa chọn nhiều nhất là tính nhân văn (chiếm 49.1%), tính khoa học là tính chất mà các em lựa chọn ít nhất (đạt 16.6%). Còn đối với ban tự nhiên, tính chất mà các em lựa chọn nhiều nhất là tính khoa học (chiếm 63.2%), tính chất chiếm tỉ lệ thấp nhất là tính nghệ thuật (đạt 16.5%). Tuy nhiên, sự chênh lệch về mức độ quan trọng theo phân ban không đáng kể.

Về thái độ đối với nghề mình lựa chọn đa số các em có thái độ tích cực, có hứng thú cao đối với nghề (chiếm 68.7%), các em có mức độ yên tâm với tỉ lệ cao (đạt 75.4%). Xét về mức độ yên tâm với nghề thì học sinh của trường THPT Sơn Tây có mức độ cao hơn học sinh TTGD Thường xuyên, tuy nhiên cao hơn không đáng kể (cao hơn 0.6%).

Các em có nhận thức tốt, thái độ tích cực và hành vi của các em cũng thể hiện điều này, hành vi của các em đều ở mức độ cao (trên 3.6 điểm). Và yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến định hướng giá trị nghề của học sinh là yếu tố về điều kiện và khả năng (đạt 4.04 điểm). Có sự khác nhau về yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề phân theo giới tính. Đối với các bạn

96

nam thì yếu tố thì yếu tố “Yêu thích” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất (chiếm 71,3%), trong khi yếu tố “Nhu cầu có việc làm” là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất ở nữ, chiếm 73.8%.

Tóm lại học sinh THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội nhìn chung là có định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn, một số ít có định hướng giá trị nghề chưa thật đúng đắn. Không có sự khác biệt nhiều về định hướng giá trị chọn nghề theo giới tính và phân ban. Các yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng nhiều đến định hướng giá trị nghề mà chủ yếu do yếu tố về phía bản thân học sinh. Kết quả nghiên cứu trên là phù hợp với giả thiết khoa học mà chúng tôi đã đề ra ban đầu trong đề tài.

97

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông được hình thành và phát triển trong quá trình học sinh tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ xã hội thông qua đó họ lựa chọn, chiếm lĩnh và sắp xếp các chuẩn mực, các giá trị xã hội của nghề… để hình thành nên định hướng giá trị nghề nghiệp cho riêng mình và nó trở thành động lực thúc đẩy các em tích cực hoạt động để chiếm lĩnh nó. Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT sẽ được củng cố và hoàn chỉnh dần trong quá trình học nghề và hành nghề của các em sau này.

1.2. Đa số học sinh THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội đã lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân (chiếm 92.3%). Có sự khác nhau trong sự lựa chọn về tính chất nghề theo phân ban tuy nhiên, sự chênh lệch về mức độ quan trọng của tính chất nghề theo phân ban không đáng kể.

1.3. Đa số các em có thái độ tích cực, có hành vi đúng đắn và có hứng thú cao đối với nghề mình lựa chọn. Nhìn chung học sinh của trường THPT Sơn Tây có mức độ yên tâm đối với nghề cao hơn học sinh TTGD Thường xuyên tuy nhiên tỉ lệ mức độ chênh lệch là không đáng kể (cao hơn 0.6%).

1.4. Nhìn chung học sinh THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội có định hướng giá trị nghề nghiệp đúng đắn, một số ít có định hướng giá trị nghề chưa thật đúng đắn. Không có sự khác biệt nhiều về định hướng giá trị chọn nghề theo giới tính và phân ban. Các yếu tố bên ngoài không ảnh hưởng nhiều đến định hướng giá trị nghề mà chủ yếu do yếu tố về phía bản thân học sinh. Kết quả nghiên cứu trên là phù hợp với giả thiết khoa học mà chúng tôi đã đề ra ban đầu trong đề tài.

2. Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất những kiến nghị sau:

Đối với học sinh:

Mỗi cá nhân học sinh cần tạo ra một viễn cảnh tương lai cho mình, cố gắng hết sức, tự nỗ lực vươn lên, có niềm tin vào chính bản thân mình vào

98

những điều tốt đẹp và thẳng thắn trao đổi với nhà trường, thầy cô, bạn bè nếu gặp khó khăn, trở ngại nào đó mà mình cảm thấy chưa hài lòng trong môi trường học tập, rèn luyện.

Đối với gia đình:

- Coi trọng và duy trì phát triển các quan hệ tương tác trong gia đình, tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội để các em có điều kiện phát triển những sở thích, hứng thú và năng lực của bản thân. Đây chính là những cơ hội thuận lợi để cha mẹ giúp con có thêm những thông tin về nghề nghiệp, hiểu rõ hơn về giá trị nghề mang lại thông qua những trải nghiệm thực tiễn trong cuộc sống; nhìn nhận và đánh giá khách quan về bản thân để có những hành động phù hợp hiện thực hóa giá trị nghề lựa chọn hướng đến sự sẵn sàng đối với một nghề.

- Tăng cường những hiểu biết về nghề, sự phát triển nghề trong xã hội cũng như những chiến lược phát triển kinh tế của địa phương để hỗ trợ các em trong việc tìm kiếm thông tin, lựa chọn giá trị nghề phù hợp làm cơ sở cho những hành động hiện thực hóa giá trị nghề, hướng đến việc lựa chọn nghề phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội.

- Cha mẹ cần dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con cái để hiểu được suy nghĩ, tâm tư tình cảm đặc biệt là những biến động trong đời sống tâm lý của các em. Giúp các em hướng đến những giá trị nhân bản làm nền tảng cho định hướng giá trị nghề. Sự hướng dẫn, động viên và hỗ trợ kịp thời của cha mẹ là động lực thúc đẩy học sinh vượt qua những khó khăn và trở ngại để hiện thực hóa ước mơ, lý tưởng (nghề nghiệp) hướng tới một cuộc sống tốt đẹp. Cha mẹ cần tránh sự áp đặt đối với con cái.

- Tăng cường sự phối kết hợp chặt chẽ giữa cha mẹ học sinh với đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc giúp đỡ học sinh hướng nghiệp chọn nghề.

Đối với Nhà trường:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường theo phương châm lý luận gắn liền với thực tiễn cuộc sống.

99

Cải tiến hình thức tổ chức và phương pháp giảng dạy bộ môn giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường nhằm thúc đẩy tính tích, cực chủ động và sáng tạo của người học.

- Tăng cường các hoạt động tập thể, công bằng trong việc tạo cơ hội cho học sinh để các em được phát triển bản thân và có những trải nghiệm cần thiết đối với việc hình thành và phát triển những định hướng giá trị nghề nghiệp.

- Có thể sử dụng mô hình tham vấn hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng của hoạt động hướng nghiệp và chọn nghề cho học sinh THPT.

Đối với các cơ quan quản lý nhà nước các cấp:

- Trước hết, cần xác định các giá trị cốt lõi của mỗi nhóm nghề từ đó xây dựng các chuẩn mực đạo đức cơ bản của mỗi nghề.

- Để chương trình giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông thực sự mang lại hiệu quả, mỗi đơn vị trường học cần có một giáo viên chuyên trách giảng dạy bộ môn giáo dục hướng nghiệp. Các giáo viên này phải được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu. Họ sẽ là người hỗ trợ học sinh một cách đắc lực trong việc lựa chọn nghề có cơ sở khoa học. Một cách gián tiếp họ cũng sẽ là người thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và THPT, cân đối giữa đào tạo nghề, trung học chuyên nghiệp và cao đẳng đại học.

- Để giúp cho công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề đạt hiệu quả,

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 91 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)