9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
1.5.1. Yếu tố bên ngoài
Như trên đã trình bày, giai đoạn tuổi học sinh THPT đã có sự phát triển về mặt nhân cách và trưởng thành về mặt xã hội. Do đó đối với học sinh THPT sự định hướng giá trị nghề nghiệp chủ yếu do bản thân học sinh quyết định.Song sự định hướng giá trị nghề nghiệp ở mỗi học sinh trước đó chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Những yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến hệ thống định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh phải kể đến các yếu tố sau:
a) Gia đình:
Trước hết, mỗi con người sinh ra trong một gia đình nhất định và luôn chịu ảnh hưởng, tiếp thu, kế thừa những giá trị truyền thống của các thế hệ trong gia đình. Bởi lẽ gia đình là một cộng đồng ổn định và xác định. Gia đình thực hiện các chức năng của hoạt động kinh tế, tổ chức sản xuất, tổ chức các lĩnh vực khác trong hoạt động sống của con người: giáo dục từ tình cảm, đến kỹ năng, kỹ xảo, từ ứng xử đến đạo đức, từ lối sống, hình thành định
56
hướng giá trị. Giáo dục gia đình có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc định hướng giá trị nhân cách, nghề nghiệp. Thông qua yếu tố gia đình, chúng ta có thể giải thích được hiện tượng “thừa kế” tài năng trong một số gia đình, qua nhiều thế hệ cùng theo một ngành nghề nào đó. Và rất nhiều người nhầm tưởng rằng sự kế thừa đó như là hiện tượng di truyền.Nhưng hoàn toàn không phải vậy, đây là một hiện tượng xã hội, một quá trình ảnh hưởng giáo dục có chủ định hoặc không chủ định. Trẻ em trong gia đình ngay từ nhỏ, bắt trước người lớn, đầu tiên là bắt trước bố mẹ, ông bà, anh chị lớn một cách tự nhiên về mọi mặt, từ hành vi, cử chỉ, cách nói năng… cho đến việc lựa chọn nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và thực tế cho thấy gia đình là môi trường đầu tiên và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách.
b) Nhà trường:
Giáo dục nhà trường là một môi trường giáo dục đặc biệt nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục con người, đào tạo nguồn nhân lực của một thời kì lịch sử nhất định. Hơn nữa giáo dục nhà trường được tổ chức một cách có hệ thống theo một quy trình có mục tiêu, nội dung, phương thức tổ chức cùng với đội ngũ thầy cô giáo có đầy đủ phẩm chất và năng lực để đào tạo ra những con người phát triển toàn diện theo như mục đích giáo dục. Như vậy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong quá trình định hướng giá trị nhân cách, nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Mọi sự tác động giáo dục từ nhà trường có tác dụng hình thành định hướng nhân cách cho người học. Do đó trong nhà trường việc học sinh hướng đến giá trị nào đó ít nhiều do nhà trường quyết định. Vì từ nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức, nhà giáo dục đều có ảnh hưởng đến định hướng giá trị của học sinh. Thực tế xã hội Việt Nam hiện nay cho thấy do yếu tố hướng nghiệp còn hạn chế nên phần lớn các em khi thi vào các trường đại học cao đẳng mình theo học không rõ sẽ thích nghề mình theo học hay không, có dấn thân vì sự nghiệp hay không. Nhưng rồi trong quá trình theo học với nội dung học thiết thực, việc tổ chức các hoạt động học tập
57
cho sinh viên phong phú, hấp dẫn… và từ đó có thể các em cảm thấy hứng thú với ngành học.
Nói tóm lại, giáo dục nhà trường phải góp phần định hướng cho sự phát triển nhân cách. Tuy nhiên hiệu quả tiếp thu những giá trị đạo đức chung do nhà trường định hướng còn phụ thuộc vào sự chấp nhận của mỗi cá nhân và tác động của các yếu tố khác như gia đình và xã hội.
c) Xã hội:
Ngoài gia đình và nhà trường, thì yếu tố xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến vấn đề định hướng giá trị khi chọn nghề của học sinh. Yếu tố môi trường xã hội ở đây ngoài môi trường gia đình và cộng đồng nơi ở của cá nhân, bạn bè, thầy cô… có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị khi chọn nghề của thanh niên chúng ta phải kể đến môi trường xã hội vĩ mô.
Môi trường vĩ mô bao gồm các thể chế chính trị xã hội, môi trường văn hóa, quốc gia, quốc tế có ảnh hưởng gián tiếp đến định hướng giá trị của học sinh… Tất cả các yếu tố này có thể nói chưa bao giờ tác động nhiều đến định hướng giá trị của học sinh THPT như hiện nay. Bởi bộ phận này rất nhanh nhạy và dễ bị ảnh hưởng với những thay đổi của xã hội bên cạnh những cái tích cực cũng như những cái tiêu cực. Chẳng hạn như ảnh hưởng của sự hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho thanh niên ngày nay nhạy bén hơn, sáng tạo hơn, tự tin hơn…
Nói chung, bên cạnh những giá trị đạo đức, giá trị nghề nghiệp mới đang được hình thành ở học sinh THPT hiện nay trong tiến trình đổi mới của đất nước, của sự nghiệp giáo dục cũng cần phải tính đến những chuẩn giá trị mới sẽ hình thành trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong thời đại khoa học công nghệ cao. Hơn nữa, điều đáng quan tâm là những biểu hiện về sự đảo lộn các định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận nhà giáo do tác động mặt trái của kinh tế thị trường.
58