Nhóm tổ chức – Người tổ chức

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 47)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

1.3.2.6. Nhóm tổ chức – Người tổ chức

Những người thuộc nhóm tính cách này thường rất tin cậy do tính cẩn thận, tỉ mỉ, ngăn nắp. Thường đúng hẹn, luôn tuân thủ quy định, quy trình, coi trọng truyền thống, ứng xử chừng mực, ôn hòa. Họ thích làm việc với các con số, quản lý hồ sơ, sử dụng các thiết bị văn phòng. Thường giải quyết tốt các công việc khi đã được lập kế hoạch.

Những ngành nghề thuộc nhóm tổ chức:

Quản trị văn phòng: Quản trị văn phòng, thư ký văn phòng, hành chính, quản lý hồ sơ, nhân viên đánh máy, biên soạn hồ sơ, nhân viên lễ tân, điện thoại viên.

Tài chính, kế toán, đầu tư: Tài chính, ngân hàng, đầu tư, kế toán, kiểm toán, nhân viên thuế, nhân viên thu ngân, quản lý quỹ, bán lẻ.

48

Các ngành nghề liên quan: Phát triển phần mềm, biên dịch, phiên dịch, giáo viên mầm non, một số vị trí công chức nhà nước, thanh tra, kiểm tra, nghề thợ thủ công.

1.4. Giá trị và định hƣớng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT 1.4.1. Giá trị nghề nghiệp

Như trên đã phân tích, giá trị là chuẩn mực, là mục tiêu, là động cơ thúc đẩy con người hành động. Do vậy, mọi hoạt động của con người đều phụ thuộc vào nhận thức, thái độ và hành vi của cá nhân về các giá trị trong xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh của thời đại mới, thời đại của nền kinh tế cạnh tranh đầy hội nhập tác động chưa từng có tới mọi mặt của đời sống xã hội đã dẫn đến sự thay đổi các giá trị của xã hội và tất yếu dẫn tới sự đánh giá và sự lựa chọn khác nhau về nghề nghiệp. Có nhiều nghề trước đây được xã hội coi trọng thì nay phải nhường chỗ cho nhiều ngành nghề mới. Do vậy, cá nhân thường đặt những giá trị của nghề như: nghề có thu nhập cao, được xã hội coi trọng, có điều kiện phát triển năng lực… làm giá trị quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn nghề nghiệp.

Giá trị của nghề chính là sự đánh giá của xã hội đối với nghề. Một nghề được coi là có ý nghĩa với xã hội, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Sự phát triển của xã hội đã làm cho thế giới nghề nghiệp trở lên phong phú và đa dạng và cùng với nó giá trị nghề nghiệp cũng được nâng cao.

Như vậy, “Giá trị nghề là những gì thật sự có ý nghĩa, đặc biệt là cần thiết, quan trọng đối với hoạt động nghề nghiệp và nó có giá trị nâng cao hiệu quả chất lượng lao động nghề nghiệp”.

1.4.2. ịnh hƣớng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT

1.4.2.1. Đặc trưng tâm lý cơ bản lứa tuổi học sinh THPT

Học sinh THPT tương ứng với giai đoạn lứa tuổi từ 14, 15 đến 17, 18 tuổi đang theo học từ lớp 10 đến lớp 12 ở các trường THPT. Đây là thời kỳ đạt đến sự trưởng thành nhiều mặt nên người ta thường gọi là tuổi thanh niên mới lớn hay tuổi thanh niên học sinh.

49 * Đặc điểm về hoạt động:

Hoạt động học tập: Động cơ học tập chủ yếu là động cơ thực tiễn như khả năng học tập, vai trò của môn học đối với cuộc sống, tiếp theo là động cơ xã hội (ý nghĩa xã hội của môn học) và cuối cùng là các động cơ cụ thể khác. Thái độ học tập có thái độ tự giác và tích cực hơn. Thái độ với các môn học mang tính lựa chọn có sự phân hóa rõ rệt. Hiện tượng học lệch là phổ biến. Hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo nhưng đã có sự cải tổ căn bản. Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này là hoạt động học tập gắn liền với việc lựa chọn nghề nghiệp.

Hoạt động giao tiếp: Trong giao tiếp với người lớn hầu hết các em đã khắc phục được nhược điểm trong giao tiếp với người lớn. Các em biết phân biệt những ảnh hưởng của người lớn và bạn bè trong những lĩnh vực cần thiết. Tỏ thái độ tích cực với những định hướng, chỉ đạo của người lớn.

Hoạt động lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành công việc khẩn thiết đối với học sinh THPT. Đây là công việc hết sức quan trọng đối với cuộc sống của mỗi thành viên. Nó quyết định không nhỏ tới cuộc sống tương lai của họ, có ý nghĩa lớn không chỉ với cá nhân và còn với xã hội.

* Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ:

Nhận thức cảm tính: Do sự hoàn thiện về cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh trung ương và các giác quan, do sự tích lũy tri thức và kinh nghiệm, do yêu cầu ngày càng cao của hoạt động học tập và lao động xã hội, nhận thức cảm tính của học sinh trung học phổ thông có những nét mới về chất.

Trí nhớ: Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo, vai trò của ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng, các em đã sử dụng tốt các phương pháp, thủ thuật ghi nhớ và đã tạo được thế phân hóa trong ghi nhớ, biết cái nào cần thuộc lòng, cái nào chỉ cần hiểu, ý nào là ý chính…

Tư duy: Khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng mang tính chất độc lập, sáng tạo phát triển, tư duy mang tính chất chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán hơn, tính phê phán của tư duy tăng (không dễ chấp nhận một chiều).

50

Chú ý: Chú ý có chủ định phát triển, các em đã có sự phân phối chú ý tốt, năng lực này càng ở lớp trên càng phát triển. Tính có lựa chọn và tính ổn định của chú ý cũng phát triển cao hơn hẳn so với các học sinh lớp dưới. * Sự phát triển nhân cách: Tự ý thức của học sinh THPT đã đạt đến một chất lượng mới: có sự tự nhận thức bản thân về vẻ đẹp bề ngoài, vẻ đẹp tâm hồn. Nhu cầu này phát triển hơn nhiều so với lứa tuổi thiếu niên. Biết đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn dưới góc độ những mục đích sống cụ thể. Khi tự đánh giá các em thường so sánh mình với những người xung quanh đặc biệt là bạn bè. Kỹ năng đánh giá tốt hơn thiếu niên nhưng vẫn chưa chính xác. Các em thường đánh giá quá cao bản thân mình so với thực tế. Nhất là các em nam, ít khi chịu thừa nhận sự thất bại hay sự yếu kém của mình. Các em có khả năng xây dựng mục đích, xây dựng hình mẫu lý tưởng để rèn luyện theo.

* Sự hình thành thế giới quan: Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong sự phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Khi có hệ thống quan điểm riêng thì học sinh THPT không những chỉ hiểu về thế giới khách quan mà còn đánh giá được nó, xác định được thái độ của mình đối với nó. Cơ sở để thế giới quan được hình thành từ rất sớm. Ngay từ nhỏ các em đã lĩnh hội được các hình thức, các tiêu chuẩn, các nguyên tắc hành vi, thái độ… Nhưng chỉ đến lứa tuổi này, các em mới có được hệ thống quan điểm riêng của mình một cách hoàn chỉnh. Tuy vậy, có một bộ phận học sinh trung học phổ thông chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan: một số có cái nhìn lệch lạc còn một số chưa chú ý đến việc xây dựng thế giới quan, sống thụ động.

1.4.2.2. Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT

Định hướng giá trị nghề nghiệp là sự phản ánh chủ quan có sự lựa chọn các giá trị nghề nghiệp trong ý thức và tâm lý của con người, là quá trình xác định các giá trị của cá nhân đối với nghề. Trên cơ sở đó hình thành nhận thức, thái độ, tình cảm nghề nghiệp của mình và nâng cao dần tay nghề cho phù hợp với điều kiện làm việc của mình.

51

Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT được hình thành và phát triển dần trong quá trình học tập, trong quá trình các em chiếm lĩnh những tri thức khoa học cơ bản và hiện đại, trong quá trình các em tham gia vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, việc hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp ở học sinh THPT là khác nhau. Bởi vì mỗi em được sống trong một hoàn cảnh, một môi trường khác nhau, có những tư chất khác nhau… cho nên các em có những nhận thức khác nhau về giá trị nghề nghiệp trong xã hội.

Như vậy, định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT được hình thành trong quá trình các em tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ xã hội thông qua đó họ lựa chọn, chiếm lĩnh và sắp xếp các chuẩn mực, các giá trị xã hội của nghề… để hình thành nên định hướng giá trị nghề nghiệp cho riêng mình và nó trở thành động lực thúc đẩy các em tích cực hoạt động để chiếm lĩnh nó.

Định hướng giá trị nghề nghiệp được biểu hiện trên ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi.

* Nhận thức về nghề nghiệp:

Nhận thức nghề nghiệp là quá trình phản ánh các đặc trưng cơ bản của nghề, những yêu cầu xã hội đối với nghề, những yêu cầu đòi hỏi về mặt tâm lý, sinh lý đối với người làm nghề đó và cũng là sự phản ánh các quá trình lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định.

Để có sự lựa chọn đúng đắn về nghề nghiệp cho tương lai của bản thân, khi chọn nghề, đòi hỏi cá nhân không chỉ nắm được những yêu cầu của nghề, yêu cầu của xã hội đối với nghề mà còn cần phải hiểu được bản thân mình có thể đáp ứng được những yêu cầu của nghề đến mức độ nào. Để từ đó đối chiếu với những đặc điểm của chính cá nhân mình với những yêu cầu của nghề nhằm chọn cho mình một nghề phù hợp.

Quá trình nhận thức về nghề nghiệp gồm có:

- Nhận thức về nhu cầu của xã hội đối với nghề (nhận thức về thị trường lao động của xã hội).

52

- Nhận thức về yêu cầu của xã hội đối với nghề.

- Nhận thức về đặc điểm, yêu cầu của nghề định chọn. - Nhận thức về đặc điểm cá nhân.

* Thái độ đối với nghề nghiệp:

Thái độ đối với nghề nghiệp là một thuộc tính, cấu thành rất phức tạp của nhân cách, nó phản ánh mức độ say mê của cá nhân đối với hoạt động nghề nghiệp. Đặc trưng cơ bản nhất của thái độ nghề nghiệp đó là động cơ nghề nghiệp, sự ổn định trong hoạt động thực tiễn.

* Hành vi nghề nghiệp:

Khi cá nhân có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp và những giá trị nghề nghiệp sẽ hình thành ở học sinh một định hướng giá trị nghề nghiệp. Sự định hướng này sẽ là cơ sở bên trong của hành vi, giúp cá nhân xác định được mục đích của hoạt động trên cơ sở đó giúp cá nhân vạch ra kế hoạch cho hoạt động để chiếm lĩnh giá trị đã định hướng.

Tóm lại, định hướng giá trị là vấn đề quan trọng, vấn đề cốt lõi trong việc dự định chọn nghề của mỗi học sinh, nó được thể hiện trên ba mặt: nhận thức - thái độ - hành vi. Ba mặt này được xem như là một chỉnh thể thống nhất, chúng có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, không tách rời nhau.

Trên cơ sở của các khái niệm về giá trị, định hướng giá trị, giá trị nghề đã được xác định ở trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa định hướng giá trị nghề nghiệp như sau: “Định hướng giá trị nghề nghiệp là sự phản ánh chủ quan, có lựa chọn các giá trị khi chọn nghề trong ý thức và tâm lý chủ thể, là quá trình xác định các giá trị nghề của chủ thể, trên cơ sở đó hình thành ở họ nhận thức, thái độ và tính tích cực hoạt động nghề nghiệp”.

1.4.2.3. Quá trình hình thành giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp nghiệp

Giá trị được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử xã hội và mang tính lịch sử. Thông qua quá trình xã hội hoá,

53

con người lĩnh hội các giá trị từ nền văn hoá xã hội - lịch sử, cùng với các kiến thức, thái độ và những tình cảm đã được xã hội hoá. Cũng tương tự như vậy, giá trị nghề nghiệp của cá nhân cũng được hình thành và phát triển thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân. Chính thông qua các mối quan hệ xã hội mà cá nhân sống và hoạt động cá nhân đã tiếp thu, lĩnh hội các giá trị xã hội, trên cơ sở đó mà tiếp thu, lĩnh hội các giá trị nghề nghiệp từ đó hình thành nên các giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp cho bản thân. Khi cá nhân chiếm lĩnh được các giá trị nghề nghiệp thì giá trị nghề nghiệp sẽ là cơ sở của mục tiêu, tiêu chuẩn và là nguồn gốc chính để thúc đẩy hoạt động của chủ thể, cho nên nó là cơ sở để hình thành nhân cách và định hướng giá trị nghề nghiệp của cá nhân.

Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường THPT, học sinh được học, được lĩnh hội những tri thức cơ bản, hiện đại… để sau khi tốt nghiệp các em có thể tiếp tục học lên hoặc tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất. Do vậy, định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT dần được hình thành chính trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường phổ thông và nó có tác dụng thúc đẩy học sinh THPT chiếm lĩnh những tri thức kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất của nghề mà các em dự định sẽ chọn. Điều này được thể hiện rất rõ trong thái độ học tập của học sinh THPT. Các em hiểu vấn đề tri thức, vấn đề nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng như thế nào cho cuộc sống tương lai của bản thân, vì vậy các em học tập có ý thức trách nhiệm hơn so với học sinh trung học cơ sở.

1.4.3. Nội dung định hƣớng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT

1.4.3.1. Nội dung định hướng giá trị nghề

Nội dung định hướng giá trị của con người rất phong phú, phản ánh những yếu tố liên quan đến nhu cầu của chủ thể, thường được tập trung ở các mặt: niềm tin chính trị, triết học có tính thế giới quan, đạo đức của con người, những khát vọng cuộc sống, những nguyên tắc chân, thiện, mỹ của hành vi. Vì vậy, nội dung của định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT cũng phong phú, đa dạng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống

54

xã hội và cá nhân, cả phương diện vật chất và tinh thần. Nhưng nội dung cơ bản vẫn là những niềm tin chính trị, đạo đức, những phẩm chất và năng lực cần thiết để người học sinh THPT hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cũng như những điều kiện vật chất và tinh thần để họ sống và hoạt động.

1.4.3.2. Nội dung định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT

Trên cơ sở lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp, nội dung của định hướng giá trị nghề nghiệp, có thể xác định nội dung cơ bản định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT như sau:

Định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT là một hệ thống giá trị chuẩn phù hợp với yêu cầu của xã hội được học sinh THPT nhận thức, đánh giá, lựa chọn theo nguyện vọng, mong muốn của mình. Nó có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi và quy định xu hướng nhân cách mỗi cá nhân học sinh.

Nội dung định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT được biểu hiện ở 3 mặt: nhận thức, thái độ và hành vi.

- Mặt nhận thức: Các giá trị của nghề có vai trò định hướng, thúc đẩy con người hành động khi các giá trị được chủ thể nhận thức nghĩa là nhận thấy nó làm thỏa mãn, có một ý nghĩa nào đó đối với cá nhân và xã hội. Là quá trình phản ánh các thuộc tính cơ bản của nghề mình lựa chọn, những yêu cầu của xã

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)