Hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 32)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

1.2.1.3. Hệ giá trị, thang giá trị và chuẩn giá trị

a) Hệ giá trị

Hệ giá trị (hệ thống giá trị) là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định tạo thành một tập hợp mang tính toàn vẹn và hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá của con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị [39, tr.62].

Các hệ thống giá trị có vị trí độc lập tương đối và tương tác với nhau theo những thứ bậc khác nhau phù hợp với quá trình thực hiện các chức năng xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử cụ thể. Hệ thống giá trị luôn mang tính lịch sử, chịu sự chế ước bởi lịch sử. Vì thế, trong hệ thống giá trị luôn chứa đựng các yếu tố của quá khứ, hiện tại và tương lai, các giá trị truyền thống, các giá trị thời đại, các giá trị mang tính nhân loại, các giá trị mang tính cộng đồng, tính giai cấp, các giá trị mang tính lý tưởng và hiện thực.

b) Thang giá trị

Thang giá trị là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định. Có thể coi thang giá trị là thước đo giá trị.

33

Thang giá trị biến đổi theo thời gian, theo sự phát triển, biến đổi của xã hội loài người và của cộng đồng cũng như của mỗi cá nhân.

Thang giá trị, thước đo giá trị đang là vấn đề có tính nhân loại, tính thời đại và tính dân tộc được mọi người quan tâm. Thang giá trị của xã hội, của cộng đồng và của nhóm chuyển thành thang và thước đo giá trị của từng người. Thang giá trị là một trong những động lực thôi thúc con người hoạt động hướng đến những giá trị phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của mình. Khi con người hoạt động sẽ tạo ra những giá trị lại góp phần khẳng định, củng cố, phát huy và bổ sung để hoàn thiện hoặc thay đổi thang giá trị [39, tr.63].

c) Chuẩn giá trị

Chuẩn giá trị là những giá trị giữ vị trí cốt lõi, chiếm vị trí ở thứ bậc cao hoặc vị trí then chốt và mang tính chuẩn mực chung cho nhiều người. Khi xây dựng các giá trị theo những chuẩn mực nhất định về kinh tế, về chính trị, về đạo đức, về xã hội hay về thẩm mỹ sẽ tạo ra các chuẩn giá trị. Mọi hoạt động của xã hội, của nhóm cũng như của từng cá nhân được thực hiện theo những chuẩn giá trị nhất định sẽ bảo đảm định hướng cho các hoạt động đó và hạn chế khả năng lệch chuẩn mực xã hội, đồng thời tạo ra những giá trị tương ứng đảm bảo sự tồn tại của con người. Chuẩn giá trị chung của nhân loại, theo nhà giáo dục T.Makiguchi (Nhật Bản) hệ giá trị “Ích, Thiện, Mỹ” [39, tr.64].

Giáo sư Trần Văn Giàu, dùng hệ thống “Giá trị truyền thống” để chỉ các giá trị tốt đẹp, đạo đức tốt đẹp, chuẩn mực và gọi đó là phẩm giá, phẩm chất.

Tóm lại, để có được một chuẩn chung đánh giá nhân cách con người cần phải tiếp tục nghiên cứu để có những nhận định, đánh giá đúng đắn, khách quan tình hình biến động nhanh chóng và mạnh mẽ các thang giá trị hiện nay để có những định hướng giá trị đúng đắn cho xã hội.

34

1.2.2. ịnh hƣớng giá trị

1.2.2.1. Một số quan niệm về định hướng giá trị

Cho đến nay thuật ngữ định hướng giá trị trở nên khá quen thuộc trong lĩnh vực tâm lý học cũng như xã hội học. Dưới đây là một số quan niệm tiêu biểu của các tác giả nước ngoài cũng như trong nước:

Trước hết theo “Từ điển Tâm lý học tóm tắt” của Liên Xô do A.V.Petrovski và M.G.Iarosevski chủ biên, định hướng giá trị là phương thức chủ thể sử dụng để phân biệt các sự vật theo ý nghĩa của chúng đối với chính mình, từ đó hình thành nội dung cơ bản của xu hướng, động cơ hoạt động.

Theo Thái Duy Tuyên, khái niệm định hướng giá trị thường được hiểu 2 nghĩa: 1) Mỗi cá nhân hay cộng đồng nào đó định hướng giá trị cho mình có nghĩa là lựa chọn cho mình một giá trị hoặc hệ thống giá trị nào đấy; 2) Mỗi cá nhân hay cộng đồng định hướng giá trị cho một người hay một tập thể có nghĩa là giáo dục giá trị [36, tr.37].

B.G.AnaNhep: “Việc cá nhân hướng vào những giá trị này hay giá trị khác tạo nên sự định hướng giá trị của họ” [2, tr.26].

Tác giả người Nga A.G Zdraromuxlov đã phân tích định hướng giá trị như quá trình hướng đích của mỗi chủ thể với những nỗ lực tìm kiếm mục tiêu, cách thức và phương tiện nhằm thu được lợi ích, cũng như đạt được hiệu quả công việc trong các hoạt động của con người.

V.A.Iadop xem định hướng giá trị là những biểu tượng của con người về những mục đích chủ yếu của cuộc đời và những phương tiện cơ bản đạt những mục đích ấy. Định hướng giá trị đóng vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các chương trình hành vi lâu dài. Chúng hình thành trên cơ sở những nhu cầu của chủ thể về việc nắm vững những hình thức cơ bản của hoạt động sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể xác định và do tính chất các quan hệ xã hội quy định. Các quan hệ xã hội là nguồn gốc khách quan hình thành những nhu cầu của chủ thể [39, tr.68].

35

Đào Hiền Phương cho rằng: “Định hướng giá trị là sự phản ánh chủ quan, có phân biệt các giá trị trong ý thức và tâm lý con người. Định hướng giá trị của mỗi người mang những nét riêng biệt đặc trưng của người đó. Con người sống trong môi trường nào, thuộc thành phần xã hội nào, đều mang những nét chung nhất định của nó về định hướng giá trị. Định hướng giá trị không phải là bất biến, nhất là các giá trị vật chất, nó có sự thay đổi theo môi trường sống và hoạt động thực tiễn. Định hướng giá trị chi phối, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, hướng tới những mục đích cơ bản trong cuộc sống” [29, tr. 23].

Theo Lê Đức Phúc: “Định hướng giá trị là thái độ lựa chọn của con người đối với các giá trị vật chất và tinh thần, là một hệ thống tâm thế, niềm tin, sở thích được biểu hiện trong hành vi của con người” [28, tr.23].

Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về định hướng giá trị, song chúng ta có thể nhận thấy một số điểm chung sau về định hướng giá trị:

- Định hướng giá trị được hình thành trong quá trình cá nhân hoặc nhóm người gia nhập vào các quan hệ xã hội với tư cách là chủ thể của các hoạt động đó và hướng vào các giá trị có ý nghĩa cơ bản đối với họ.

- Quá trình định hướng giá trị luôn chứa đựng các yếu tố nhận thức (đánh giá), ý chí và cảm xúc (thử nghiệm) và các khía cạnh đạo đức, thẩm mỹ trong sự phát triển nhân cách.

- Là cơ sở bên trong của hành vi, nó quyết định lối sống của mỗi cá nhân.

Trân trọng, kế thừa từ những quan điểm về định hướng giá trị đã được nêu trên, với hướng tiếp cận theo quan điểm của Thái Duy Tuyên, định hướng giá trị trong đề tài này được hiểu là: “Một hệ thống giá trị chuẩn phù hợp với yêu cầu của xã hội được cá nhân (hay tập thể) nhận thức, đánh giá, lựa chọn theo nguyện vọng, mong muốn của mình. Nó có tác dụng chi phối, điều chỉnh, hành vi, hoạt động của con người và quy định xu hướng nhân cách cá nhân”.

36

1.2.2.2. Quá trình định hướng giá trị

Bàn về vấn đề này, hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau:

Một là, quá trình định hướng giá trị chịu sự tác động của môi trường xã

hội, trong đó các giá trị cá nhân, giá trị nhóm, giá trị xã hội tác động đồng thời và đan xen vào nhau, nhân cách là thành phần tích cực của các mối quan hệ xã hội. V.I.Ginijetsinxki cho rằng cơ cấu phát triển định hướng giá trị gắn liền với nhận thức và sự cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn… trong cuộc đấu tranh giữa công việc và lòng ham muốn. Đối với Z.I.Faiburg định hướng giá trị là một cấu thành phức tạp bao gồm những cấp độ và hình thức khác nhau của mối quan hệ tương hỗ giữa cái xã hội và cái cá nhân, của sự tác động qua lại giữa cái bên trong và cái bên ngoài, những cách thức đặc thù mà cá nhân dùng để nhận thức thế giới xung quanh, nhận thức quá khứ, hiện tại và tương lai của mình cũng như bản chất cái Tôi.

Hai là, quá trình định hướng giá trị biến đổi liên tục dưới ảnh hưởng

của đặc điểm tâm lý của cá nhân, các quan hệ xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể quy định. Quá trình định hướng giá trị là một quá trình hình thành nhân cách, ý thức cá thể và tâm lý cá thể dưới tác động trực tiếp của môi trường xung quanh. Thông qua các định hướng giá trị của cá nhân chúng ta có thể nắm bắt được cả một xã hội nói chung (A.G.Zdravomulov).

Ba là, quá trình định hướng giá trị là một quá trình phức tạp thể hiện vai

trò tích cực trong việc tiếp nhận và lĩnh hội các mục đích, các chuẩn mực xã hội và tự đánh giá của cá nhân (B.I.Đođonov; Ia.Gudetsek; V.A.Iadov và

I.X.Kon; Raths, Harmin và Simon; L.A. Pervin...).

Theo Ia.Gudetsek, quá trình định hướng giá trị gồm 5 giai đoạn: 1) Thông tin (nhận biết về giá trị và các điều kiện hiện thực hóa các giá trị đó); 2) Chuyển hóa (chuyển dịch thông tin sang ngôn ngữ riêng của cá nhân); 3) Hành động tích cực (chấp nhận hoặc phủ định giá trị); 4) Hòa hợp (đưa giá

trị vào hệ thống mục đích cần thiết); 5) Phát triển (thay đổi nhân cách tùy

37

hướng giá trị đi từ sự tiếp nhận thông tin về một giá trị nào đó (nhận thức) đến việc đánh giá, chấp nhận hoặc phủ định giá trị (thái độ/cảm xúc) và làm biến đổi nhân cách (hành động/hoạt động). Nói một cách khác, quá trình định hướng giá trị của cá nhân đều dựa trên ba quá trình cơ bản: Nhận thức - Thái độ/cảm xúc - Hành động/hoạt động.

Trong tác phẩm “Các giá trị và dạy học” Raths, Harmin và Simon cho rằng quá trình định hướng giá trị bao gồm 7 giai đoạn (1 - Chọn tự do; 2 - Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau; 3 - Lựa chọn sau khi đã dự đoán về kết quả của từng khả năng lựa chọn; 4 - Cân nhắc và tâm niệm; 5- Khẳng

định; 6 - Hành động theo lựa chọn; 7- Lặp lại hành động) có mối quan hệ gắn

bó mật thiết nhau. Thực chất chúng thuộc về 3 nhóm tổ hợp lớn như sau: 1. Lựa chọn (1- Chọn tự do; 2- Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau; 3- Lựa chọn sau khi đã dự đoán về kết quả của từng khả năng lựa chọn).

2. Đánh giá (4- Cân nhắc và tâm niệm; 5- Khẳng định).

3. Hành động (6- Hành động theo lựa chọn; 7- Lặp lại hành động).

Điều đó cũng có nghĩa quá trình định hướng giá trị của cá nhân dựa trên 3 quá trình cơ bản: 1. Nhận thức (Nhận biết về các giá trị lựa chọn; Phát hiện và xem xét những khả năng lựa chọn khác nhau; Cân nhắc từng khả

năng lựa chọn); 2. Thái độ (Cân nhắc và tâm niệm các giá trị được đánh giá

cao; Khẳng định sự lựa chọn đối với các giá trị); 3. Hành động (Hành động

theo những giá trị lựa chọn; Lặp lại và củng cố những phương thức hành vi được chi phối bởi những giá trị đã được khẳng định trong cuộc sống).

Trong tác phẩm Khoa học nhân cách, L.A. Pervin đã trình bày quan điểm của Raths và John Dewey về 7 bước của quá trình định hướng giá trị theo 3 tổ hợp lớn:

1. Đánh giá niềm tin và hành vi của mình (1 - Đánh giá và yêu quý; 2 - Công khai

khẳng định khi thích hợp).

2. Lựa chọn niềm tin và hành vi của mình (3 - Lựa chọn từ những cái có thể; 4 -

38

3. Hành động theo niềm tin của mình (6 - Hành động; 7- Hành động theo khuôn

mẫu).

Thực chất đây cũng chính là 3 quá trình cơ bản của định hướng giá trị: Nhận thức - Thái độ/cảm xúc - Hành động/hoạt động.

Việc phân tích các quan điểm trên đây cho chúng tôi một số nhận xét: Quá trình định hướng giá trị thể hiện tính tích cực của chủ thể trong sự tiếp nhận và lĩnh hội các mục đích và các chuẩn mực xã hội, thông qua hành động, hoạt động thực tiễn để biến đổi và phát triển nhân cách theo chiều hướng tích cực.

Quá trình định hướng giá trị biến đổi liên tục dưới ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý của cá nhân, điều kiện xã hội lịch sử, trong đó các giá trị cá nhân, giá trị nhóm, giá trị xã hội tác động đồng thời và đan xen vào nhau, nhân cách là thành phần tích cực của các mối quan hệ xã hội.

Quá trình định hướng giá trị là một quá trình phức tạp dựa trên 3 quá trình cơ bản: 1. Nhận thức (Chủ thể nhận biết những giá trị khác nhau, xem xét

và cân nhắc về tính ý nghĩa và sự phù hợp của các giá trị đối với bản thân); 2.

Thái độ (Chủ thể luôn có những suy nghĩ thường trực và tình cảm tích cực đối

với sự lựa chọn giá trị của mình); 3. Hành động (Chủ thể tiến hành các hành

động theo các giá trị được lựa chọn và khẳng định trong cuộc sống). Đây cũng

chính là ba mặt biểu hiện cơ bản của định hướng giá trị.

Trong phạm vi khóa luận, dưới góc độ tiếp cận định hướng giá trị là một cấu thành tâm lý quan trọng của cấu trúc nhân cách, chúng tôi tập trung nghiên cứu định hướng giá trị dựa trên các mặt biểu hiện cơ bản theo 3 khía cạnh:

Nhận thức - Thái độ - Hành vi.

1.2.2.3. Vai trò của định hướng giá trị

Định hướng giá trị giúp con người lập chương trình cho hành động của mình trong một thời gian dài, quy định đường lối chiến lược cho hành vi, đồng thời định hướng giá trị có thể quy định trực tiếp hành vi thậm chí từng thao tác, động tác của con người.

39

Định hướng giá trị là nhân tố trung tâm chi phối mọi suy nghĩ, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, từ đó hướng hoạt động tới mục đích cơ bản của cuộc đời.

1.3. Nghề và các nhóm nghề phổ thông hiện nay ở nƣớc ta 1.3.1. Khái niệm nghề

Thuật ngữ “nghề” bắt nguồn từ frofessio của tiếng Latinh có nghĩa là công việc (việc làm), chuyên môn đã được định danh một cách chính thức.

Một cách hiểu khác, nghề được hiểu theo góc độ thuật ngữ “việc làm”. Việc làm là công việc, nghề nghiệp thường ngày để sinh sống; Hay việc làm là công việc được giao cho làm và trả công [26]. “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

[Điều 13, Luật lao động 1995].

Trong tâm lý học, E.A. Klimov cho rằng: “Nghề nghiệp được hiểu là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có) nó tạo ra khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”.

Như vậy, nghề được xem xét như một dạng của hoạt động lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công của xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu

của bản thân), trong đó con người là chủ thể hoạt động có khả năng thỏa mãn

những yêu cầu nhất định của xã hội và cá nhân. Chủ thể khi tiến hành bất cứ một hoạt động nghề nghiệp nào cũng cần phải tiêu tốn một số lượng sức mạnh vật chất và tinh thần nhất định. Cá nhân sống bằng nghề nào thì tiêu hao năng lượng thể chất và tinh thần cho hoạt động đó là lớn nhất. Chính vì vậy, nghề được coi là đối tượng hoạt động cơ bản chí ít cũng là trong một giai đoạn nào đó của đời sống cá nhân. Nghề chính là cơ sở để con người có nghiệp (việc làm) để từ đó tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)