9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
1.2.2.2. Quá trình định hướng giá trị
Bàn về vấn đề này, hiện có khá nhiều quan điểm khác nhau:
Một là, quá trình định hướng giá trị chịu sự tác động của môi trường xã
hội, trong đó các giá trị cá nhân, giá trị nhóm, giá trị xã hội tác động đồng thời và đan xen vào nhau, nhân cách là thành phần tích cực của các mối quan hệ xã hội. V.I.Ginijetsinxki cho rằng cơ cấu phát triển định hướng giá trị gắn liền với nhận thức và sự cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn… trong cuộc đấu tranh giữa công việc và lòng ham muốn. Đối với Z.I.Faiburg định hướng giá trị là một cấu thành phức tạp bao gồm những cấp độ và hình thức khác nhau của mối quan hệ tương hỗ giữa cái xã hội và cái cá nhân, của sự tác động qua lại giữa cái bên trong và cái bên ngoài, những cách thức đặc thù mà cá nhân dùng để nhận thức thế giới xung quanh, nhận thức quá khứ, hiện tại và tương lai của mình cũng như bản chất cái Tôi.
Hai là, quá trình định hướng giá trị biến đổi liên tục dưới ảnh hưởng
của đặc điểm tâm lý của cá nhân, các quan hệ xã hội trong điều kiện lịch sử cụ thể quy định. Quá trình định hướng giá trị là một quá trình hình thành nhân cách, ý thức cá thể và tâm lý cá thể dưới tác động trực tiếp của môi trường xung quanh. Thông qua các định hướng giá trị của cá nhân chúng ta có thể nắm bắt được cả một xã hội nói chung (A.G.Zdravomulov).
Ba là, quá trình định hướng giá trị là một quá trình phức tạp thể hiện vai
trò tích cực trong việc tiếp nhận và lĩnh hội các mục đích, các chuẩn mực xã hội và tự đánh giá của cá nhân (B.I.Đođonov; Ia.Gudetsek; V.A.Iadov và
I.X.Kon; Raths, Harmin và Simon; L.A. Pervin...).
Theo Ia.Gudetsek, quá trình định hướng giá trị gồm 5 giai đoạn: 1) Thông tin (nhận biết về giá trị và các điều kiện hiện thực hóa các giá trị đó); 2) Chuyển hóa (chuyển dịch thông tin sang ngôn ngữ riêng của cá nhân); 3) Hành động tích cực (chấp nhận hoặc phủ định giá trị); 4) Hòa hợp (đưa giá
trị vào hệ thống mục đích cần thiết); 5) Phát triển (thay đổi nhân cách tùy
37
hướng giá trị đi từ sự tiếp nhận thông tin về một giá trị nào đó (nhận thức) đến việc đánh giá, chấp nhận hoặc phủ định giá trị (thái độ/cảm xúc) và làm biến đổi nhân cách (hành động/hoạt động). Nói một cách khác, quá trình định hướng giá trị của cá nhân đều dựa trên ba quá trình cơ bản: Nhận thức - Thái độ/cảm xúc - Hành động/hoạt động.
Trong tác phẩm “Các giá trị và dạy học” Raths, Harmin và Simon cho rằng quá trình định hướng giá trị bao gồm 7 giai đoạn (1 - Chọn tự do; 2 - Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau; 3 - Lựa chọn sau khi đã dự đoán về kết quả của từng khả năng lựa chọn; 4 - Cân nhắc và tâm niệm; 5- Khẳng
định; 6 - Hành động theo lựa chọn; 7- Lặp lại hành động) có mối quan hệ gắn
bó mật thiết nhau. Thực chất chúng thuộc về 3 nhóm tổ hợp lớn như sau: 1. Lựa chọn (1- Chọn tự do; 2- Chọn từ các khả năng lựa chọn khác nhau; 3- Lựa chọn sau khi đã dự đoán về kết quả của từng khả năng lựa chọn).
2. Đánh giá (4- Cân nhắc và tâm niệm; 5- Khẳng định).
3. Hành động (6- Hành động theo lựa chọn; 7- Lặp lại hành động).
Điều đó cũng có nghĩa quá trình định hướng giá trị của cá nhân dựa trên 3 quá trình cơ bản: 1. Nhận thức (Nhận biết về các giá trị lựa chọn; Phát hiện và xem xét những khả năng lựa chọn khác nhau; Cân nhắc từng khả
năng lựa chọn); 2. Thái độ (Cân nhắc và tâm niệm các giá trị được đánh giá
cao; Khẳng định sự lựa chọn đối với các giá trị); 3. Hành động (Hành động
theo những giá trị lựa chọn; Lặp lại và củng cố những phương thức hành vi được chi phối bởi những giá trị đã được khẳng định trong cuộc sống).
Trong tác phẩm Khoa học nhân cách, L.A. Pervin đã trình bày quan điểm của Raths và John Dewey về 7 bước của quá trình định hướng giá trị theo 3 tổ hợp lớn:
1. Đánh giá niềm tin và hành vi của mình (1 - Đánh giá và yêu quý; 2 - Công khai
khẳng định khi thích hợp).
2. Lựa chọn niềm tin và hành vi của mình (3 - Lựa chọn từ những cái có thể; 4 -
38
3. Hành động theo niềm tin của mình (6 - Hành động; 7- Hành động theo khuôn
mẫu).
Thực chất đây cũng chính là 3 quá trình cơ bản của định hướng giá trị: Nhận thức - Thái độ/cảm xúc - Hành động/hoạt động.
Việc phân tích các quan điểm trên đây cho chúng tôi một số nhận xét: Quá trình định hướng giá trị thể hiện tính tích cực của chủ thể trong sự tiếp nhận và lĩnh hội các mục đích và các chuẩn mực xã hội, thông qua hành động, hoạt động thực tiễn để biến đổi và phát triển nhân cách theo chiều hướng tích cực.
Quá trình định hướng giá trị biến đổi liên tục dưới ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý của cá nhân, điều kiện xã hội lịch sử, trong đó các giá trị cá nhân, giá trị nhóm, giá trị xã hội tác động đồng thời và đan xen vào nhau, nhân cách là thành phần tích cực của các mối quan hệ xã hội.
Quá trình định hướng giá trị là một quá trình phức tạp dựa trên 3 quá trình cơ bản: 1. Nhận thức (Chủ thể nhận biết những giá trị khác nhau, xem xét
và cân nhắc về tính ý nghĩa và sự phù hợp của các giá trị đối với bản thân); 2.
Thái độ (Chủ thể luôn có những suy nghĩ thường trực và tình cảm tích cực đối
với sự lựa chọn giá trị của mình); 3. Hành động (Chủ thể tiến hành các hành
động theo các giá trị được lựa chọn và khẳng định trong cuộc sống). Đây cũng
chính là ba mặt biểu hiện cơ bản của định hướng giá trị.
Trong phạm vi khóa luận, dưới góc độ tiếp cận định hướng giá trị là một cấu thành tâm lý quan trọng của cấu trúc nhân cách, chúng tôi tập trung nghiên cứu định hướng giá trị dựa trên các mặt biểu hiện cơ bản theo 3 khía cạnh:
Nhận thức - Thái độ - Hành vi.