Khảo sát thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 62)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

2.2.2.3. Khảo sát thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT

THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội

a) Cách chọn mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu được chọn là 300 học sinh khối 12 ở hai trường Trung học phổ thông Sơn Tây và Trung tâm Giáo dục thường xuyên thị xã Sơn Tây – Hà Nội để phát phiếu. Tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu, thu về 300 phiếu hợp lệ. Như vậy số phiếu hợp lệ được đưa vào xử lý là 300 và được phân bố như sau:

Giới tính Trƣờng học Phân ban Nghề nghiệp gia đình

Nam Nữ THPT Sơn Tây TTGD thường xuyên Cơ bản Xã hội Tự nhiên Làm ruộng Buôn bán Công nhân viên Nghề khác 94 206 200 100 100 100 100 41 76 62 121 300 300 300 300

63 b) Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi

Đây là một trong những phương pháp chính để điều tra thực trạng định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT. Cách xây dựng bảng hỏi được tiến hành như sau:

Sau khi xác định hệ thống giá trị nghề nghiệp, kết hợp với cơ sở lý luận tiến hành nghiên cứu xây dựng phiếu điều tra chính thức. Phiếu điều tra gồm các câu hỏi nhằm thực hiện các nhiệm vụ của đề tài. Cụ thể như sau:

Câu 1: Khảo sát về sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT. Nghề nghiệp mà các em lựa chọn được chia theo các nhóm nghề (phân theo sáu nhóm nghề của John Holland). Xử lý theo kết quả phần trăm.

Khảo sát về sự lựa chọn các tính chất của nghề:

Câu 4: Khảo sát về sự lựa chọn các tính chất nghề, gồm có 10 tính chất. Người được hỏi sẽ chọn những đặc điểm phù hợp với bản thân. Xử lý theo kết quả phần trăm.

Câu 5: Khảo sát về mức độ ưu tiên các tính chất khi chọn nghề của học sinh. Xử lý theo kết quả phần trăm.

Khảo sát thực trạng định hƣớng giá trị chọn nghề của học sinh:

* Nhóm câu hỏi khảo sát sự nhận thức của học sinh về giá trị chọn nghề, gồm các câu hỏi sau:

Câu 2: Tìm hiểu lý do chọn nghề của bản thân học sinh. Xử lý theo kết quả phần trăm.

Câu 9: Tìm hiểu ý kiến đánh giá của học sinh đối với giá trị nghề mà mình lựa chọn. Gồm 10 giá trị, người trả lời chọn ra 3 điều quan trọng nhất khi lựa chọn nghề. Xử lý theo kết quả phần trăm và xếp hạng.

* Nhóm câu khảo sát thái độ đối với nghề mình lựa chọn của học sinh:

Câu 3: Tìm hiểu hứng thú của học sinh đối với nghề mình lựa chọn gồm 5 yếu tố được đưa ra: 1. Rất thích, 2. Thích, 3. Bình thường, 4. Không thích, 5. Hoàn toàn không thích, người trả lời chọn 1 trong 5 yếu tố mà phù hợp nhất. Xử lý theo kết quả phần trăm.

64

Câu 10: Tìm hiểu mức độ yên tâm của học sinh đối với nghề mà mình lựa chọn gồm 5 ý kiến được đưa ra: 1. Rất yên tâm, 2. Yên tâm, 3. Bình thường, 4. Không yên tâm, 5. Hoàn toàn không yên tâm, người trả lời chọn 1 trong 5 ý kiến phù hợp với bản thân mình nhất. Xử lý theo kết quả phần trăm.

* Nhóm câu khảo sát về hành vi và yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của học sinh:

Câu 6: Khảo sát thái độ biểu hiện đối với nghề mà mình lựa chọn gồm 4 biểu hiện. Thang thái độ được chia theo 5 mức: rất đúng – 5 điểm, đúng – 4 điểm, phân vân – 3 điểm, không đúng – 2 điểm, hoàn toàn không đúng – 1 điểm.

Câu 7: Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến định hướng giá trị nghề của học sinh gồm 2 nhóm yếu tố - yếu tố bên trong từ 1 đến 4 và yếu tố bên ngoài từ 4 đến 9. Mỗi yếu tố được đánh giá theo 5 mức ảnh hưởng: rất nhiều – 5 điểm, nhiều – 4 điểm, bình thường – 3 điểm, không ảnh hưởng – 2 điểm, hoàn toàn không – 1 điểm.

Câu 8: Khảo sát mức độ chăm chỉ, học tập, rèn luyện của học sinh gồm 9 hành vi. Mỗi câu được đánh giá theo 5 mức: rất thường xuyên - 5 điểm, thường xuyên – 4 điểm, đôi khi - 3 điểm, không thường xuyên - 2 điểm và chưa bao giờ - 1 điểm.

VỀ T AN ÁN Á

- Đối với các câu hỏi cho điểm được ghi ra điểm trung bình và các điểm trung bình (ĐTB), bao gồm các câu 6, 7, 8 được tính chia khoảng để đánh giá (4 khoảng 5 mức) theo các mức sau:

+ ĐTB từ trên 4.2 – 5: mức độ rất cao.

+ ĐTB từ trên 3.4 – 4.2: mức độ cao hoặc khá cao. + ĐTB từ trên 2.6 – 3.4: mức độ trung bình.

+ ĐTB khoảng từ 1.8 – 2.6: mức độ thấp. + ĐTB dưới 1.8: mức độ rất thấp.

65

* Đối với bảng trắc nghiệm Hướng nghiệp của John Holland, cách xử lý kết quả như sau:

Các câu hỏi từ 01 đến 10 thuộc nhóm kỹ thuật – người thực hiện. Các câu hỏi từ 11 đến 20 thuộc nhóm nghiên cứu – người suy nghĩ. Các câu hỏi từ 21 đến 30 thuộc nhóm nghệ thuật – người sáng tạo. Các câu hỏi từ 31 đến 40 thuộc nhóm xã hội – người giúp đỡ.

Các câu hỏi từ 41 đến 50 thuộc nhóm sáng nghiệp – người thuyết phục. Các câu hỏi từ 51 đến 60 thuộc nhóm tổ chức – người tổ chức.

Ghi các điểm thu được bên trên vào bảng bên dưới. Hai nhóm lĩnh vực nào điểm cao nhất thuộc nhóm nghề nghiệp tính cách nổi trội của người làm trắc nghiệm.

Bảng tổng kết điểm số trắc nghiệm:

STT N ÓM LĨN VỰC ỂM

1 Realistic: Nhóm kỹ thuật – Người thực hiện

2 Investigative: Nhóm nghiên cứu – Người suy nghĩ 3 Artistic: Nhóm nghệ thuật – Người sáng tạo

4 Social: Nhóm xã hội – Người giúp đỡ

5 Enterprising: Nhóm sáng nghiệp – Người thuyết phục 6 Conventional: Nhóm tổ chức – Người tổ chức

66

Tiểu kết chƣơng 2

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát về định hướng giá trị nghề của học sinh THPT trên địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2013 với mẫu khảo sát là 300 đối tượng.

Quá trình nghiên cứu được thực hiện một cách khách quan thông qua việc sử dụng phối hợp các hệ thống các phương pháp, đó là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn và phương pháp xử lý bằng thống kê toán học.

67

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ặc điểm lựa chọn nghề nghiệp và đặc điểm sự phù hợp nghề của học sinh THPT

Bảng 3.1: ặc điểm lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT chia theo các nhóm nghề

Nhóm nghề Số lƣợng Phần trăm (%)

Nhóm kỹ thuật – Người thực hiện 51 17.0

Nhóm nghiên cứu – Người suy nghĩ 59 19.7

Nhóm nghệ thuật – Người sáng tạo 46 15.3

Nhóm xã hội – Người giúp đỡ 38 12.7

Nhóm sáng nghiệp – Người thuyết phục 61 20.3

Nhóm tổ chức – Người tổ chức 22 7.3

Chưa lựa chọn được nghề cho bản thân 23 7.7

Biểu đồ 3.1: ặc điểm lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT chia theo các nhóm nghề

Qua xử lý số liệu và qua biểu đồ 3.1 cho thấy phần lớn học sinh THPT lựa chọn nghề nghiệp thuộc về nhóm sáng nghiệp – người thuyết phục (chiếm

17.0% 19.7% 15.3% 12.7% 20.3% 7.3% 7.7% Nhóm kỹ thuật - Người thực hiện Nhóm nghiên cứu - Người suy nghĩ Nhóm nghệ thuật - Người sáng tạo Nhóm xã hội - Người giúp đỡ Nhóm sáng nghiệp - Người thuyết phục Nhóm tổ chức - Người tổ chức

Chưa lựa chọn được nghề cho bản thân

68

20.3%). Đa số các em thuộc nhóm nghề nghiệp này lựa chọn cho mình những nghề như quản trị kinh doanh, làm nghề buôn bán, tổ chức sự kiện và làm nghề luật sư… Thực tế cho thấy đây là những ngành nghề có sự phù hợp với khả năng của học sinh – thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm.

Nhóm nghề thứ hai mà các em có sự lựa chọn ở mức độ khá cao là nhóm nghiên cứu – người suy nghĩ (chiếm 19.7%). Ở nhóm nghề này, với câu hỏi bạn đã lựa chọn nghề nào cho bản thân thì đa phần các em có khả năng ở nhóm nghề này đã chọn lựa các nghề như bác sỹ, luật sư, ngành tâm lý, giáo dục chính trị và nhà ngoại giao…

Xếp thứ ba là nhóm kỹ thuật – người thực hiện (chiếm 17.0%), đa số các em ở nhóm nghề này đều lựa chọn cho bản thân những ngành nghề như công nghệ thông tin, công an, bộ đội và kiến trúc sư. Đây là nhóm nghề mà khi ra trường các em có một sự ổn định nhất định về kinh tế, công việc và cũng là nhóm nghề có sự đảm bảo yên tâm suốt đời chiếm tỉ lệ cao.

Nhóm nghề mà các em ít lựa chọn nhất đó là nhóm tổ chức – người tổ chức, chỉ chiếm 7.3%, đa phần những nghề mà các em thuộc nhóm nghề này lựa chọn thuộc ngành tài chính, ngân hàng, kế toán và giáo viên mầm non. Sở dĩ các em ít có sự lựa chọn nhóm nghề này là do thực tế cho thấy những năm gần đây các ngành học này có sự suy giảm về hồ sơ dự tuyển, bên cạnh đó vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp là khá khó khăn do chỉ tiêu hạn chế nên các em ít lựa chọn nhóm nghề này.

Với bảng số liệu trên cho thấy có 92.3% học sinh THPT trên địa bàn thị xã đã có được sự định hướng về nghề nghiệp cho bản thân khi đứng trước sự lựa chọn về nghề nghiệp, tuy nhiên cũng có đến 23 em (chiếm 7.7%) chưa lựa chọn được nghề nghiệp cho mình. Nguyên nhân có thể là do các em còn đang phân vân, suy xét trước khi lựa chọn một nghề nào đó cho bản thân hoặc do các em chưa định hướng được ngành nghề cho mình. Những em học sinh này cần nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ phía thầy cô, gia đình để các em nhanh chóng xác định được nghề nghiệp cho bản thân.

69

Bảng 3.2: So sánh đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT phân theo giới tính nam nữ chia theo các nhóm nghề

Nhóm nghề Tỉ lệ phần trăm (%) THPT Sơn Tây TTGD Thƣờng xuyên Nam Nữ Nam Nữ

Nhóm kỹ thuật – Người thực hiện 7.4 21.9 4.9 22.0 Nhóm nghiên cứu – Người suy nghĩ 20.3 19.2 22.0 18.6 Nhóm nghệ thuật – Người sáng tạo 35.2 8.9 14.6 13.6 Nhóm xã hội – Người giúp đỡ 3.7 13.7 17.1 15.3 Nhóm sáng nghiệp – Người thuyết phục 22.2 24.0 14.6 13.6 Nhóm tổ chức – Người tổ chức 5.6 7.5 12.2 5.1 Chưa lựa chọn được nghề cho bản thân 5.6 4.8 14.6 11.8

Trƣờng T PT Sơn Tây TT D Thƣờng xuyên Biểu đồ 3.2: So sánh đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT

phân theo giới tính nam nữ chia theo các nhóm nghề

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nam Nữ 7.4 21.9 20.3 19.2 35.2 8.9 3.7 13.7 22.2 24 5.6 7.5 5.6 4.8

Chưa lựa chọn được nghề cho bản thân Nhóm tổ chức - Người tổ chức Nhóm sáng nghiệp - Người thuyết phục Nhóm xã hội - Người giúp đỡ Nhóm nghệ thuật - Người sáng tạo Nhóm nghiên cứu - Người suy nghĩ Nhóm kỹ thuật - Người thực hiện 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Nam Nữ 4.9 22 22 18.6 14.6 13.6 17.1 15.3 14.6 13.6 12.2 5.1 14.6 11.8

70

So sánh về đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp giữa hai trường ta thấy có khác nhau về sự lựa chọn nghề nghiệp của học sinh. Đa số học sinh trường THPT Sơn Tây lựa chọn nhóm nghề sáng nghiệp – người thuyết phục (chiếm 46.2%), tiếp đến là nhóm nghệ thuật – người sáng tạo (chiếm 44.1%), thứ ba là nhóm nghiên cứu – người suy nghĩ (chiếm 39.5%). Đối với TTGD Thường xuyên, đa số các em lựa chọn nhóm nghiên cứu – người suy nghĩ (chiếm 40.6%), tiếp đến là nhóm xã hội – người giúp đỡ (chiếm 32.4%), thứ ba là nhóm nghệ thuật – người sáng tạo và nhóm sáng nghiệp – người thuyết phục (cùng đạt 28.2%). Tuy nhiên, so với trường THPT Sơn Tây thì TTGD Thường xuyên có tỉ lệ học sinh chưa lựa chọn được nghề cho bản thân cao hơn, ở TTGD tỉ lệ này là 26.4% trong khi đó ở trường THPT Sơn Tây là 10.4%. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh chưa lựa chọn được ngành/nghề cho bản thân là tương đối cao. Do vậy sự định hướng nghề nghiệp, sự hiểu biết về nghề và giá trị nghề đối với các em là hết sức cần thiết. Gia đình và nhà trường cần có sự tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ các em một cách kịp thời.

So sánh vể tỉ lệ lựa chọn nghề nghiệp giữa nam – nữ của hai trường ta thấy các đa phần các bạn nam lựa chọn nhóm nghệ thuật – người sáng tạo (chiếm 49.8%), tiếp đến là nhóm nghiên cứu – người suy nghĩ (chiếm 42.3%), thứ ba là nhóm mạnh bạo – người thuyết phục (chiếm 36.8%). Các nhóm nghề mà các bạn nam chiếm tỉ lệ lựa chọn thấp nhất là nhóm kỹ thuật – người thực hiện (đạt 12.3%), tiếp đến là nhóm tổ chức – người tổ chức (đạt 17.8%).

Đối với các bạn nữ, nhóm nghề mà đa số các bạn lựa chọn là kỹ thuật – người thực hiện (chiếm 43.9%), tiếp đến là nhóm nghiên cứu – người suy nghĩ (chiếm 37.8%), thứ ba là nhóm mạnh bạo – người thuyết phục (chiếm 37.6%), hai nhóm nghề nhóm nghiên cứu – người suy nghĩ và nhóm sáng nghiệp – người thuyết phục có mức độ chênh lệch không đáng kể.

Sở dĩ có sự chênh lệch trong việc lựa chọn nhóm nghề như vậy là do tính chất đặc trưng của mỗi nhóm nghề là khác nhau và nó phù hợp với đặc điểm của mỗi giới.

Qua xử lý kết quả nghiên cứu từ bảng trắc nghiệm Hướng nghiệp của John Holland ta có bảng sau:

71

Bảng 3.3: ặc điểm về sự phù hợp nghề của học sinh THPT

Nhóm nghề Số lƣợng Phần trăm (%)

Nhóm kỹ thuật – Người thực hiện 132 22.0

Nhóm nghiên cứu – Người suy nghĩ 82 13.7

Nhóm nghệ thuật – Người sáng tạo 96 16.0

Nhóm xã hội – Người giúp đỡ 118 19.7

Nhóm sáng nghiệp – Người thuyết phục 126 21.0

Nhóm tổ chức – Người tổ chức 46 7.6

Qua bảng 3.3 ta thấy nhóm nghề có sự phù với khả năng của học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm kỹ thuật – người thực hiện (chiếm 22.0%) và nhóm sáng nghiệp – người thuyết phục (chiếm 21.0%), nhóm nghề thứ ba có sự phù hợp cao với khả năng của học sinh là nhóm xã hội – người giúp đỡ (chiếm 19.7%), tiếp đến là nhóm nghệ thuật – người sáng tạo (chiếm 16.0%). Nhóm nghề ít có sự phù hợp với học sinh là nhóm nghề nghiên cứu – người suy nghĩ (đạt 13.7%) và nhóm tổ chức – người tổ chức (đạt 7.6%).

Bảng 3.4: So sánh về đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp với đặc điểm sự phù hợp nghề của học sinh THPT Nhóm nghề Tỉ lệ phần trăm (%) ặc điểm lựa chọn nghề nghiệp ặc điểm sự phù hợp nghề

Nhóm kỹ thuật – Người thực hiện 17.0 22.0

Nhóm nghiên cứu – Người suy nghĩ 19.7 13.7

Nhóm nghệ thuật – Người sáng tạo 15.3 16.0

Nhóm xã hội – Người giúp đỡ 12.7 19.7

Nhóm sáng nghiệp – Người thuyết phục 20.3 21.0

Nhóm tổ chức – Người tổ chức 7.3 7.6

Chưa lựa chọn được nghề cho bản thân 7.7 0

Qua bảng 3.4 ta thấy có sự chênh lệch giữa đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp với đặc điểm sự phù hợp nghề của học sinh THPT. So với đặc điểm sự

72

phù hợp nghề thì đa số học sinh THPT có đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp thấp hơn khả năng của các em. Cụ thể:

Ở nhóm kỹ thuật – người thực hiện đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp của các em chỉ chiếm tỉ lệ 17.0% trong khi đó đặc điểm sự phù hợp nghề là 22.0%.

Ở nhóm xã hội – người giúp đỡ trong khi đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp của các em chỉ đạt 12.7% thì đặc điểm sự phù hợp nghề của các em có tỉ lệ 19.7%. Duy chỉ có nhóm nghiên cứu – người suy nghĩ đặc điểm lựa chọn nghề nghiệp của các em cao hơn đặc điểm sự phù hợp nghề (cao hơn 6.0%).

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)