Quá trình hình thành giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 52 - 53)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

1.4.2.3.Quá trình hình thành giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp

Thái độ đối với nghề nghiệp là một thuộc tính, cấu thành rất phức tạp của nhân cách, nó phản ánh mức độ say mê của cá nhân đối với hoạt động nghề nghiệp. Đặc trưng cơ bản nhất của thái độ nghề nghiệp đó là động cơ nghề nghiệp, sự ổn định trong hoạt động thực tiễn.

* Hành vi nghề nghiệp:

Khi cá nhân có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp và những giá trị nghề nghiệp sẽ hình thành ở học sinh một định hướng giá trị nghề nghiệp. Sự định hướng này sẽ là cơ sở bên trong của hành vi, giúp cá nhân xác định được mục đích của hoạt động trên cơ sở đó giúp cá nhân vạch ra kế hoạch cho hoạt động để chiếm lĩnh giá trị đã định hướng.

Tóm lại, định hướng giá trị là vấn đề quan trọng, vấn đề cốt lõi trong việc dự định chọn nghề của mỗi học sinh, nó được thể hiện trên ba mặt: nhận thức - thái độ - hành vi. Ba mặt này được xem như là một chỉnh thể thống nhất, chúng có mối quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, không tách rời nhau.

Trên cơ sở của các khái niệm về giá trị, định hướng giá trị, giá trị nghề đã được xác định ở trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa định hướng giá trị nghề nghiệp như sau: “Định hướng giá trị nghề nghiệp là sự phản ánh chủ quan, có lựa chọn các giá trị khi chọn nghề trong ý thức và tâm lý chủ thể, là quá trình xác định các giá trị nghề của chủ thể, trên cơ sở đó hình thành ở họ nhận thức, thái độ và tính tích cực hoạt động nghề nghiệp”.

1.4.2.3. Quá trình hình thành giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp nghiệp

Giá trị được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của lịch sử xã hội và mang tính lịch sử. Thông qua quá trình xã hội hoá,

53

con người lĩnh hội các giá trị từ nền văn hoá xã hội - lịch sử, cùng với các kiến thức, thái độ và những tình cảm đã được xã hội hoá. Cũng tương tự như vậy, giá trị nghề nghiệp của cá nhân cũng được hình thành và phát triển thông qua quá trình xã hội hoá cá nhân. Chính thông qua các mối quan hệ xã hội mà cá nhân sống và hoạt động cá nhân đã tiếp thu, lĩnh hội các giá trị xã hội, trên cơ sở đó mà tiếp thu, lĩnh hội các giá trị nghề nghiệp từ đó hình thành nên các giá trị nghề nghiệp và định hướng giá trị nghề nghiệp cho bản thân. Khi cá nhân chiếm lĩnh được các giá trị nghề nghiệp thì giá trị nghề nghiệp sẽ là cơ sở của mục tiêu, tiêu chuẩn và là nguồn gốc chính để thúc đẩy hoạt động của chủ thể, cho nên nó là cơ sở để hình thành nhân cách và định hướng giá trị nghề nghiệp của cá nhân.

Trong quá trình học tập và rèn luyện ở trường THPT, học sinh được học, được lĩnh hội những tri thức cơ bản, hiện đại… để sau khi tốt nghiệp các em có thể tiếp tục học lên hoặc tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất. Do vậy, định hướng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT dần được hình thành chính trong quá trình học tập và rèn luyện ở nhà trường phổ thông và nó có tác dụng thúc đẩy học sinh THPT chiếm lĩnh những tri thức kỹ năng, kỹ xảo và các phẩm chất của nghề mà các em dự định sẽ chọn. Điều này được thể hiện rất rõ trong thái độ học tập của học sinh THPT. Các em hiểu vấn đề tri thức, vấn đề nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng như thế nào cho cuộc sống tương lai của bản thân, vì vậy các em học tập có ý thức trách nhiệm hơn so với học sinh trung học cơ sở.

1.4.3. Nội dung định hƣớng giá trị nghề nghiệp của học sinh THPT

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 52 - 53)