9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
1.3.2. Sự phân loại nghề nghiệp trong xã hội
Như chúng ta biết, nghề nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành, phát triển và tiến bộ của xã hội loài người, đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế kỹ thuật, thời đại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho thế giới nghề nghiệp. Do vậy cũng có nhiều cách phân loại nghề khác nhau cụ thể như:
* Phân loại theo mức độ phức tạp về kỹ thuật gồm có:
Nghề đơn giản: Là những nghề thông thường không cần qua đào tạo rèn luyện như: Bơm xe, bán hàng rong, chăn nuôi…
Nghề đào tạo: Là những nghề phải trải qua học tập, đào tạo trong các trường chính quy hoặc không chính quy như: Nghề cơ khí, nghề dạy học, nghề điện dân dụng…
* Phân loại theo kết quả cuối cùng của quá trình hành nghề. Theo cách này người ta chia ra làm ba loại nghề sau:
Nghề thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất như: nghề trồng lúa nước, ươm tơ, nhiệt luyện…
Nghề thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất như: nghề thư ký, bán hàng, lái xe…
42
Nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ - kinh tế gia đình như nghề thêu ren, làm giấy…
* Phân loại nghề theo kiểu nhóm rộng và theo đặc điểm của hoạt động nghề. Theo cách phân loại này gồm có 8 kiểu loại nghề sau:
Nhóm nghề mang tính chất giao tiếp trực tiếp với mọi người, giao tiếp qua công việc. Gồm các nghề như: Kinh doanh, buôn bán, tiếp viên, nhân viên bưu điện, hải quan, thuế vụ, quảng cáo, giao dịch công cộng…
Nhóm nghề mang tính chất giao tiếp về trí tuệ như: hoạt động quản lý kinh tế, dạy học, cán bộ nông nghiệp, công nhân xây dựng, nhà báo, luật sư, bác sỹ…
Nhóm nghề mang tính chất thực hành về kỹ thuật và điều khiển như: Cán bộ công nhân làm trong các ngành kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, điều khiển các phương tiện giao thông…
Nhóm nghề mang tính chất đơn điệu như hoạt động sản xuất mang lại kết quả cụ thể như: công nhân xây dựng, công nhân làm việc trong các dây truyền sản xuất (may, đông lạnh…), công nhân điều khiển các phương tiện bốc dỡ, nâng hạ…
Nhóm nghề mang tính chất tư duy trừu tượng và lao động sáng tạo như: sáng tác mỹ thuật, nghệ thuật, kiến trúc sư…
Nhóm nghề sử dụng thiết bị máy móc gia công, chế biến các loại nguyên vật liệu như thợ kim hoàn…
Nhóm nghề bao gồm hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật bao gồm các nghề nghiên cứu thử nghiệm, quản lý, chỉ đạo, cán bộ khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội.
Nhóm nghề thủ công bao gồm các chuyên môn lắp ráp các chi tiết nhỏ (trong các lĩnh vực cơ điện, điện tử), chế tạo sản xuất các sản phẩm về mỹ nghệ bằng các loại vật liệu đa dạng như: thêu, ren, đan lát mây tre…
* Phân loại nghề theo diện chuyên môn nghề và diện hoạt động của nghề gồm:
43
Nghề diện hẹp: Chuyên môn sâu, hẹp và khả năng của người hành nghề (thợ hàn điện, thợ hàn thiếc...).
Nghề diện rộng: Là sự kết hợp hai hay nhiều nghề có chung hoặc không chung cơ sở kỹ thuật. Ví dụ: cắt gọt kim loại bao gồm: tiện, phay, bào, ren…).
* Theo tác giả E.A.Klimov các nghề trong xã hội được chia thành 5 nhóm: 1. Nhóm nghề “Người – Tự nhiên”. 2. Nhóm nghề “Người – Kỹ thuật”. 3. Nhóm nghề “Người – Hệ thống kỹ thuật”. 4. Nhóm nghề “Người – Người”. 5. Nhóm nghề “Người – Nghệ thuật”.
* Theo tiến sỹ tâm lý học người Mỹ - John Holland, các nghề trong xã hội được chia thành 6 nhóm dựa trên tính cách và môi trường làm việc:
1. Realistic - Kỹ thuật: Xây dựng, sửa chữa, thích làm việc ngoài trời, công cụ máy móc.
2. Investigative - Nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, khám phá, giải quyết vấn đề.
3. Artistic - Nghệ thuật: Sáng tạo, độc lập, độc đáo, hứng thú với nghệ thuật, sân khấu, âm nhạc, viết lách.
4. Social - Xã hội: Hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ dẫn, chăm sóc.
5. Enterprising – Sáng nghiệp: Bán hàng, quản lý, thuyết phục.
6. Conventional – Tổ chức: Ngăn nắp, tổ chức, xử lý dữ liệu, tính toán.
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách chia nghề trong xã hội của John Holland (cách phân chia dựa trên tính cách và môi trường làm việc) làm cơ sở cho đề tài của mình.