Vai trò của định hướng giá trị

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 38)

9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

1.2.2.3.Vai trò của định hướng giá trị

Định hướng giá trị giúp con người lập chương trình cho hành động của mình trong một thời gian dài, quy định đường lối chiến lược cho hành vi, đồng thời định hướng giá trị có thể quy định trực tiếp hành vi thậm chí từng thao tác, động tác của con người.

39

Định hướng giá trị là nhân tố trung tâm chi phối mọi suy nghĩ, điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người, từ đó hướng hoạt động tới mục đích cơ bản của cuộc đời.

1.3. Nghề và các nhóm nghề phổ thông hiện nay ở nƣớc ta 1.3.1. Khái niệm nghề

Thuật ngữ “nghề” bắt nguồn từ frofessio của tiếng Latinh có nghĩa là công việc (việc làm), chuyên môn đã được định danh một cách chính thức.

Một cách hiểu khác, nghề được hiểu theo góc độ thuật ngữ “việc làm”. Việc làm là công việc, nghề nghiệp thường ngày để sinh sống; Hay việc làm là công việc được giao cho làm và trả công [26]. “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”

[Điều 13, Luật lao động 1995].

Trong tâm lý học, E.A. Klimov cho rằng: “Nghề nghiệp được hiểu là một lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có) nó tạo ra khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”.

Như vậy, nghề được xem xét như một dạng của hoạt động lao động vừa mang tính xã hội (sự phân công của xã hội), vừa mang tính cá nhân (nhu cầu

của bản thân), trong đó con người là chủ thể hoạt động có khả năng thỏa mãn

những yêu cầu nhất định của xã hội và cá nhân. Chủ thể khi tiến hành bất cứ một hoạt động nghề nghiệp nào cũng cần phải tiêu tốn một số lượng sức mạnh vật chất và tinh thần nhất định. Cá nhân sống bằng nghề nào thì tiêu hao năng lượng thể chất và tinh thần cho hoạt động đó là lớn nhất. Chính vì vậy, nghề được coi là đối tượng hoạt động cơ bản chí ít cũng là trong một giai đoạn nào đó của đời sống cá nhân. Nghề chính là cơ sở để con người có nghiệp (việc làm) để từ đó tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu cá nhân cũng như nhu cầu của xã hội. Nếu như chỉ có nghề mà không có việc làm (nghiệp), đó là sự thất nghiệp. Bất cứ việc làm nào cũng gắn liền với một nghề cụ thể (chuyên môn

40

cụ thể) nhưng không thể đồng nghĩa việc làm với nghề. Việc làm có thể có cơ

sở từ nghề được đào tạo và cũng có thể là những công việc nhất thời đáp ứng kế sinh nhai của chủ thể.

Nghề là tổ hợp những chuyên môn có quan hệ cùng loại. Một nghề bao gồm nhiều chuyên môn khác nhau. “Chuyên môn là một dạng lao động mà trong đó con người dùng trí lực và thể lực của mình tạo ra những phương tiện cần thiết cho xã hội tồn tại và phát triển”.Như vậy, chuyên môn là khái niệm hẹp so với khái niệm nghề, “là nghề hẹp quy định hình thức của một dạng hoạt động lao động và mang tên gọi đặc trưng cho nghề đó” (Viện sĩ X.G.

Xtrumilin). Hệ thống nghề trong xã hội được gọi là “thế giới nghề nghiệp”.

Từ những phân tích trên đây, trong phạm vi khóa luận, chúng tôi quan niệm: Nghề là một lĩnh vực hoạt động chuyên nghiệp có tính ổn định, có thu nhập, được đào tạo, hướng đến sự phát triển của mỗi cá nhân và sự phát triển của toàn xã hội.

Vì vậy, khi bàn về khái niệm “nghề”, cần lưu ý một số điểm cơ bản sau:

Nghề là hoạt động chủ đích của con người được sinh ra từ nhu cầu thực tiễn của cuộc sống hướng tới sự phát triển của cá nhân, cộng đồng và xã hội.

Tính chuyên nghiệp là một đặc trưng của nghề trong xã hội hiện đại. Tính chuyên nghiệp đòi hỏi người làm nghề phải có những phẩm chất và năng lực phù hợp với nghề, phải được đào tạo ở một trình độ nhất định để có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tương ứng.

Tính giao thoa giữa các lĩnh vực nghề và sự chuyển đổi nghề nghiệp đòi hỏi mỗi cá nhân phải có khả năng thích ứng linh hoạt với không chỉ một nghề mà là một nhóm nghề trong xã hội.

Nghề gắn liền với cuộc đời của mỗi con người, với sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân. Vì vậy, nghề được xem như một phương thức truyền thông của con người trong các mối quan hệ xã hội.

41

Nghề của một người có tính ổn định nhưng không hẳn là suốt đời. Đây là điểm khác biệt lớn so với những quan niệm truyền thống trước đây khi cho rằng nghề gắn bó với cả cuộc đời con người, thậm chí còn có thể truyền từ

đời này sang đời khác. Vì vậy con người phải linh hoạt, đa dạng, thích ứng

cao, có khả năng di chuyển kĩ năng, di chuyển cảm xúc… để có thể dễ dàng chuyển đổi nghề nghiệp. Học tập, đào tạo suốt đời trở thành phương châm hành động của mỗi cá nhân. “…Việc hình thành các kỹ năng lập nghiệp được coi là sự chuẩn bị hết sức cần thiết cho tất cả những người lao động... Đào tạo về lập nghiệp được coi là một công cụ hữu ích để thúc đẩy động cơ, tính sáng tạo và sự đổi mới... các kỹ năng lập nghiệp cũng được cho là sẽ giúp

trang bị cho người học khả năng tạo ra các cơ hội việc làm…”.

1.3.2. Sự phân loại nghề nghiệp trong xã hội

Như chúng ta biết, nghề nghiệp được hình thành và phát triển cùng với sự hình thành, phát triển và tiến bộ của xã hội loài người, đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế kỹ thuật, thời đại của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã tạo nên sự đa dạng và phong phú cho thế giới nghề nghiệp. Do vậy cũng có nhiều cách phân loại nghề khác nhau cụ thể như:

* Phân loại theo mức độ phức tạp về kỹ thuật gồm có:

Nghề đơn giản: Là những nghề thông thường không cần qua đào tạo rèn luyện như: Bơm xe, bán hàng rong, chăn nuôi… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghề đào tạo: Là những nghề phải trải qua học tập, đào tạo trong các trường chính quy hoặc không chính quy như: Nghề cơ khí, nghề dạy học, nghề điện dân dụng…

* Phân loại theo kết quả cuối cùng của quá trình hành nghề. Theo cách này người ta chia ra làm ba loại nghề sau:

Nghề thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất như: nghề trồng lúa nước, ươm tơ, nhiệt luyện…

Nghề thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất như: nghề thư ký, bán hàng, lái xe…

42

Nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ - kinh tế gia đình như nghề thêu ren, làm giấy…

* Phân loại nghề theo kiểu nhóm rộng và theo đặc điểm của hoạt động nghề. Theo cách phân loại này gồm có 8 kiểu loại nghề sau:

Nhóm nghề mang tính chất giao tiếp trực tiếp với mọi người, giao tiếp qua công việc. Gồm các nghề như: Kinh doanh, buôn bán, tiếp viên, nhân viên bưu điện, hải quan, thuế vụ, quảng cáo, giao dịch công cộng…

Nhóm nghề mang tính chất giao tiếp về trí tuệ như: hoạt động quản lý kinh tế, dạy học, cán bộ nông nghiệp, công nhân xây dựng, nhà báo, luật sư, bác sỹ…

Nhóm nghề mang tính chất thực hành về kỹ thuật và điều khiển như: Cán bộ công nhân làm trong các ngành kỹ thuật công nghiệp, nông nghiệp, điều khiển các phương tiện giao thông…

Nhóm nghề mang tính chất đơn điệu như hoạt động sản xuất mang lại kết quả cụ thể như: công nhân xây dựng, công nhân làm việc trong các dây truyền sản xuất (may, đông lạnh…), công nhân điều khiển các phương tiện bốc dỡ, nâng hạ…

Nhóm nghề mang tính chất tư duy trừu tượng và lao động sáng tạo như: sáng tác mỹ thuật, nghệ thuật, kiến trúc sư…

Nhóm nghề sử dụng thiết bị máy móc gia công, chế biến các loại nguyên vật liệu như thợ kim hoàn…

Nhóm nghề bao gồm hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật bao gồm các nghề nghiên cứu thử nghiệm, quản lý, chỉ đạo, cán bộ khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội.

Nhóm nghề thủ công bao gồm các chuyên môn lắp ráp các chi tiết nhỏ (trong các lĩnh vực cơ điện, điện tử), chế tạo sản xuất các sản phẩm về mỹ nghệ bằng các loại vật liệu đa dạng như: thêu, ren, đan lát mây tre…

* Phân loại nghề theo diện chuyên môn nghề và diện hoạt động của nghề gồm:

43

Nghề diện hẹp: Chuyên môn sâu, hẹp và khả năng của người hành nghề (thợ hàn điện, thợ hàn thiếc...).

Nghề diện rộng: Là sự kết hợp hai hay nhiều nghề có chung hoặc không chung cơ sở kỹ thuật. Ví dụ: cắt gọt kim loại bao gồm: tiện, phay, bào, ren…).

* Theo tác giả E.A.Klimov các nghề trong xã hội được chia thành 5 nhóm: 1. Nhóm nghề “Người – Tự nhiên”. 2. Nhóm nghề “Người – Kỹ thuật”. 3. Nhóm nghề “Người – Hệ thống kỹ thuật”. 4. Nhóm nghề “Người – Người”. 5. Nhóm nghề “Người – Nghệ thuật”.

* Theo tiến sỹ tâm lý học người Mỹ - John Holland, các nghề trong xã hội được chia thành 6 nhóm dựa trên tính cách và môi trường làm việc:

1. Realistic - Kỹ thuật: Xây dựng, sửa chữa, thích làm việc ngoài trời, công cụ máy móc.

2. Investigative - Nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, khám phá, giải quyết vấn đề.

3. Artistic - Nghệ thuật: Sáng tạo, độc lập, độc đáo, hứng thú với nghệ thuật, sân khấu, âm nhạc, viết lách.

4. Social - Xã hội: Hỗ trợ, giúp đỡ, chỉ dẫn, chăm sóc.

5. Enterprising – Sáng nghiệp: Bán hàng, quản lý, thuyết phục.

6. Conventional – Tổ chức: Ngăn nắp, tổ chức, xử lý dữ liệu, tính toán.

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng cách chia nghề trong xã hội của John Holland (cách phân chia dựa trên tính cách và môi trường làm việc) làm cơ sở cho đề tài của mình.

1.3.2.1. Nhóm kỹ thuật – Người thực hiện

Người thuộc nhóm tính cách này thích hành động hơn là suy nghĩ hay nghiên cứu các lý thuyết trừu tượng. Giỏi giải quyết những việc đòi hỏi sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

44

khéo léo của đôi bàn tay, phối hợp giữa các kỹ năng và thao tác vận động. Các phương thức giải quyết công việc thường đơn giản, dễ áp dụng và đạt được hiệu quả cụ thể. Họ có xu hướng quan tâm đến cơ khí, xây dựng, thích làm việc với các công cụ, máy móc, thiết bị.Thích môi trường làm việc gắn với thiên nhiên, xa bàn giấy.

Những ngành nghề thuộc nhóm kỹ thuật:

Cơ khí và Xây dựng: Kỹ sư cơ khí, chế tạo máy, luyện kim, điện lạnh, xây dựng, giao thông, thủy lợi, trắc địa, mỏ, địa chất, dầu khí, vận tải, hàng hải.

Điện, điện tử: Kỹ sư điện, điện tử, phần cứng máy tính, viễn thông, tự động hóa.

Thiên nhiên và Nông nghiệp: Kỹ sư nông - lâm nghiệp, thủy sản, bác sỹ thú y.

Quân sự, thể thao và các dịch vụ bảo vệ: Kỹ thuật quân sự, an ninh, vận động viên, huấn luyện viên, giám sát phòng cháy, chữa cháy, giám sát chất lượng, an toàn lao động.

Các nghề thợ: Thợ sơn, thợ xây dựng, mộc, sửa chữa điện, điện tử, lái xe.

Các ngành nghề liên quan khác: Kỹ thuật trong y học, vật lý trị liệu, kiến trúc sư, khí tượng thủy văn, hải dương học, dược, đầu bếp.

1.3.2.2. Nhóm nghiên cứu – Người suy nghĩ

Những người thuộc nhóm tính cách này thường thích suy nghĩ, quan sát hơn là hành động. Họ thông minh và có khả năng giải quyết các vấn đề khoa học. Thích và có khả năng tìm tòi, nghiên cứu những quy luật trong tự nhiên và đời sống xã hội. Độc lập sáng tạo, có tư duy phản biện, lật lại vấn đề. Thích trầm tư suy nghĩ hơn là tham gia các công tác xã hội sôi nổi. Họ tự tổ chức công việc của mình rất tốt, thường lập kế hoạch và thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra, cũng bởi vì họ có tính kiên trì, tỉ mỉ và ngăn nắp.

45

Nghiên cứu khoa học: Nhà toán học, nhà vật lý học, nhà thiên văn học, nhà hóa học, nhà sinh vật học, sinh thái học (động vật, thực vật, thổ nhưỡng, nông học, lâm học, bệnh học thủy sản, thú y, bệnh học cây trồng).

Kỹ thuật công nghệ: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, khoa học môi trường, khí tượng thủy văn, hải dương học, nhà nghiên cứu địa lý, địa chất, nghiên cứu xây dựng, nghiên cứu vật liệu mới, chuyên gia dinh dưỡng, kỹ sư hóa thực phẩm (công nghệ thực phẩm).

Y khoa: Bác sỹ (nhi khoa, đa khoa, nha khoa, phẫu thuật/chỉnh hình, tâm thần), dược sỹ, y học cổ truyền.

Các ngành nghề liên quan: Khoa học xã hội (nhà tâm lý học, nhà ngôn ngữ học, nhà xã hội học, đô thị học, nhà sử học, khảo cổ học, nhà nhân học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, chính trị học, triết học), luật sư, an ninh điều tra, giám định pháp y, nhà kinh tế học, phân tích tài chính, nghiên cứu thị trường, thống kê dự báo, nghiên cứu và quy hoạch đô thị (kiến trúc sư).

1.3.2.3. Nhóm nghệ thuật – Người sáng tạo

Nhóm người này có tính cách cởi mở, sáng tạo, nhạy cảm và giàu cảm xúc cùng với trí tưởng tượng phong phú. Họ không thích những khuôn mẫu, những nguyên tắc mà thích có sự độc đáo và riêng biệt. Họ có khả năng biểu đạt tình cảm của mình, thích được tham gia vào các hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.

Những ngành nghề thuộc nhóm nghệ thuật:

Viết và Truyền thông: nhà văn, nhà thơ, nhà báo (phóng viên, biên tập viên, bình luận viên), nhạc sỹ, nhà lý luận phê bình văn học/âm nhạc/điện ảnh, người sáng tác quảng cáo, tiếp thị, thiết kế mẫu mã hàng hóa, tổ chức triển lãm, sự kiện, thiết kế trưng bày.

Nghệ thuật biểu diễn: Ca sỹ, diễn viên điện ảnh/truyền hình/sân khấu, diễn viên múa, biên đạo múa, biểu diễn nhạc cụ, chỉ huy dàn nhạc, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, dẫn chương trình, phát thanh viên.

46

Nghệ thuật hình ảnh và Tạo hình: hội họa (họa sỹ), nhà mỹ thuật, điêu khắc, đồ họa vi tính, nhiếp ảnh gia, thiết kế thời trang, kiến trúc sư, thiết kế nội thất, ngoại thất, thiết kế phong cảnh.

Các ngành nghề liên quan: Nghệ thuật ẩm thực, quay phim, bảo tồn/bảo tàng, thủ công mỹ nghệ.

1.3.2.4. Nhóm xã hội – Người giúp đỡ

Họ thích giúp đỡ người khác với tinh thần thiện nguyện, luôn mong muốn một xã hội tốt đẹp hơn. Họ biết lắng nghe một cách tích cực, biết giảng giải huấn luyện cho mọi người. Họ thường tìm đọc các cuốn sách nhằm hoàn thiện bản thân. Thường tránh các công việc phải sử dụng máy móc, thiết bị, hay những công việc bàn giấy đơn giản vì lý do các công việc đó không có nhiều cơ hội tiếp xúc, giao tiếp với mọi người.

Những ngành nghề thuộc nhóm xã hội:

Khoa học xã hội: Nhà tâm lý học, nhà ngôn ngữ học, nhà xã hội học, đô thị học, nhà sử học, khảo cổ học, nhà nhân học, nhà văn hóa, Việt Nam học, quốc tế học, chính trị học, triết học.

Tư vấn và Giúp đỡ: Công tác xã hội, công tác đoàn đội, cứu trợ xã hội, tình nguyện viên, chăm sóc trẻ em, người già, người khuyết tật, bị thương, nhân viên phục vụ, chăm sóc khách hàng.

Giáo dục và Đào tạo: Tư vấn hướng nghiệp, tư vấn giáo dục, tư vấn tâm lý, giáo viên, giảng viên, đào tạo các kiến thức, kỹ năng cho người lao động, an toàn lao động, huấn luyện viên thể thao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe: bác sỹ, y tá, điều dưỡng, chuyên viên vật lý trị liệu, y tế công cộng, y tế học đường, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng học…

Các ngành nghề liên quan: Tôn giáo và tâm linh, thông tin, truyền thông, báo chí, xuất bản, du lịch, quản lý di tích, danh thắng, xã hội học, dịch vụ xã hội.

47

1.3.2.5. Nhóm sáng nghiệp – Người thuyết phục

Đặc điểm nổi bật của nhóm tính cách này là sự tự tin, mạnh mẽ, thích

Một phần của tài liệu định hướng giá trị nghề nghiệp học sinh trung học phổ thông địa bàn thị xã Sơn Tây – Hà Nội (Trang 38)