CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Doanh nghiệp Hàn Quốc
2.1.2. Đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh là nền tảng quan trọng trong việc phát triển của một doanh nghiệp, nó là sự tơn trọng luân lý nghề nghiệp và các quy tắc ứng xử nhằm giúp doanh nghiệp thể hiện được trách nhiệm của mình với đối tác, với nội bộ doanh nghiệp và xã hội. Đồng thời đạo đức kinh doanh là nền tảng của việc tạo nên uy tín thương hiệu.
Đạo đức kinh doanh chịu ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nơi mà doanh nhân, chủ doanh nghiệp sinh sống vào tạo dựng cơ nghiệp. Do đó khi nhận định về đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Đà Nẵng, trước hết chúng ta phải xem xét các yếu tố văn hóa, xã hội có tác động mạnh mẽ đến việc hình thành văn hóa và nhân cách doanh nhân Hàn Quốc.
Hàn Quốc, là nước công nghiệp tư bản, song để trở thành một nước phát triển như ngày nay cũng trải qua khơng ít khó khăn vì vậy bản thân Hàn Quốc đã trãi qua một q trình tích lũy tư bản phục vụ cho q trình cơng nghiệp hóa của mình. Có nhiều chun ra cho rằng Hàn Quốc là một quốc gia không đảm bảo nhân quyền, thậm chí họ khai thác nhân quyền để phục vụ cho lợi ích của họ. Một điều ở các doanh nghiệp như Đài Loan và Hàn Quốc thường diễn ra các hiện tượng đánh đập cơng nhân, đình cơng vì lương thiếu và khơng đảm bảo, trong khi ít diễn ra ở Âu – Mỹ.
Qua những tìm hiểu về các doanh nghiệp Hàn quốc, có thể thấy:
- Phần lớn các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Đà Nẵng có tính trung thực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, giữ chữ tín trong kinh doanh. Đặc biệt các doanh nghiệp Hàn Quốc rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm để tạo dựng uy tín với khách hàng. Thực tế vẫn có xảy các các vụ việc các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Đà Nẵng nói riêng và cả Việt Nam trốn thuế, vi phạm pháp luật, không giữ uy tín với khách hàng,… Tuy nhiên, tính về tỷ lệ thì tỉ lệ vi phạm không cao.
31
- Tôn trọng con người, đối xử với nhân viên và cộng sự rất tốt. Trong các công ty Hàn Quốc, kể cả hoạt động trong hay ngồi nước thường khơng cổ súy chế độ làm việc suốt đời cho nhân viên như các công ty ở Nhật Bản hay các nước khác. Tuy vậy tính trung thực lại là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu cho việc tuyển dụng nhân viên. Bên cạnh đó thì coi trọng việc giáo dục nhân viên về tính kỷ luật và trung thực thường thấy trong các doanh nghiệp Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc thường sử dụng tối đa các thiết bị điện tử để giám sát hoạt động của cấp dưới. Sử dụng thể kiểm soát nhân viên, các camera được đặt ở những vị trí quan trọng.
- Doanh nghiệp Hàn Quốc là những doanh nghiệp đặt biệt nêu cao trách nhiệm xã hội, và gắn liền lợi ích doanh nghiệp với khách hàng. Đối với việc bán sản phẩm họ thường có những chính sách chăm sóc bảo hành lâu dài, thậm chí là bồi thường hợp đồng, bồi thưởng sản phẩm nếu xảy ra sự cố. Các hãng lớn như Samsung, LG, Huyndai,… thường có các chính sách chăm sóc khách hàng bằng cách gọi điện hỏi về sự hài lòng của khách. Với xã hội, họ thường nêu cao các hoạt động phúc lợi xã hội hay tài trợ cho cách chương trình khuyến học, xây dựng nhà tình nghĩa.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc khi thâm nhập vào thị trường chẳng hạn như thị trường Đà Nẵng thì việc đầu tư cho hoạt động quảng cáo, mở rộng, giành dật thị trường được các ơng chủ tính tốn rất kỹ lưỡng. Có một đặc điểm riêng của các tập đoàn lớn của Hàn Quốc khi thâm nhập thị trường, kinh doanh loại hình hay sản phẩm mới, thương hiệu của tập đoàn mẹ sẽ được giữ nguyên và khi các cơng ty con đưa vào hoạt động thì sẽ thêm từ chỉ chuyên ngành hay khu vực hoạt động vào.Ví dụ như LG Việt Nam, LG Electric, Honda Đà Nẵng, Samsung Đà Nẵng,… Khi các công ty lớn mạnh, sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và uy tín càng cao thì giá cả nâng lên theo tỉ lệ thuận. Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế gắn liền với uy tín và thương hiệu được xây dựng với khách hàng.