CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
3.2. Bài học kinh nghiệm đối với doanh nghiệp Đà Nẵng
3.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại Đà Nẵng
- Xác định mục đích và phương hướng kinh doanh đúng đắn
Mục đích và phương hướng kinh doanh đúng đắn là kim chỉ nam cho doanh nghiệp để thành công trên con đường kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh, mục đích kinh doanh có vai trị quyết định cịn phương hướng kinh doanh thì liên quan trực tiếp đến thực hiện mục đích kinh doanh, là con đường để đạt được mục đích trong kinh doanh. Điều này địi hỏi khơng phải đạt mục đích bằng mọi giá là thành công trong con đường kinh doanh, mà phải tuân theo những nguyên tắc luật pháp trong kinh doanh, văn hóa kinh doanh khi thực hiện phương pháp kinh doanh.
Việc xác định một phương hướng kinh doanh đúng đắn là vơ cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu doanh nghiệp khơng xác định được hướng đi đúng đắn của mình thì có dù cố gắng đến đâu cũng khơng thể thành cơng lâu dài. Do đó đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng thì bài học đầu tiên từ các doanh nghiệp nước ngồi chính là việc xác định được mục đích và cao hơn là hướng kinh doanh đúng đắn. Đó đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản là triết lý kinh doanh căn bản của mỗi doanh nghiệp.
- Quan tâm hơn đến việc tuyển chọn và đãi ngộ nhân sự:
Như chúng ta đã thấy, một điều quan trọng tạo nên sự thành công vững mạnh cho doanh nghiệp chính là long trung thành, sự gắn bó của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp, và chính sự sáng tạo của mỗi cá nhân tạo nên nguồn nội lực cho doanh nghiệp. Đó chính là kể quả của một q trình tuyển chọn và đãi ngộ nhân sự đúng đắn của các doing nghiệp nước ngoài, mà đặt biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản (Chế độ tuyển dụng suốt đời, đối nhân xử thế khéo léo…)
Cũng như người Nhật, người lao động Việt Nam cũng là những con người cần cù, chịu khó lao động, có tư chất thơng minh, truyền thống hiếu học và tính sáng tạo cao, dễ tiếp thu cái mới và sự thay đổi của môi trường. Vậy tại sao các doanh
64
nghiệp Việt Nam mà cụ thể là các doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng lại không thể thành công và phát triển như các doanh nghiệp Nhật Bản?
Một thực tế mà chúng ta cần quan tâm chính là những điểm yếu của người lao động chúng ta so với Nhật Bản. Chúng ta vẫn chưa quen với nền sản xuất lớn nên người lao động vẫn chưa có tác phong cơng nghiệp, thói quen ỷ lại, dựa dẫm, thiếu tinh thần trách nhiệm, không tôn trọng giờ giấc, làm việc theo kiểu nói nhiều làm ít,… Đây thực sự là những điểm yếu trong văn hóa doanh nghiệp của chúng ta. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp trong thành phố phải làm cho người lao động thấm nhuần được những tư tưởng tiến bộ học được ở các doanh nghiệp ngoài nước như Hàn Quốc, Nhật Bản. Làm sao để hạn chế được những điểm yếu và khuyến khích ưu điểm của người lao động, làm sao để họ tự hào và cơng hiến cho doanh nghiệp. Đó chính là bài học rút ra từ các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản và cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp trong thành phố Đà Nẵng hướng tới.
- Tơn trọng văn hóa kinh doanh, có tơn chỉ văn hóa doanh nghiệp riêng
Trong hoạt động kinh doanh, việc thực hiện theo văn hóa kinh doanh đã trở thành nếp của các doanh nghiệp ở các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản; song ở Việt Nam việc sử dụng và tơn trọng văn hóa kinh doanh vẫn cịn rất hạn chế. Ở thành phố Đà Nẵng cũng như thế, chúng ta là thành phố mới, dù học theo lối phát triển của các thành phố lớn, song bản chất cũ trong lối kinh doanh vẫn còn. Chẳng hạn như việc làm theo ý muốn, tùy hứng vẫn cịn sâu sắc trong văn hóa doanh nhân, trong nội bộ doanh nghiệp vẫn còn lạm quyền, khoảng cách lớn giữa các cấp. Việc hội nhập đề ra cho chúng ta những yêu cầu là phải thay đổi, nên trước mắt muốn phát triển, các doanh nghiệp phải tạo lập được cho mình nền móng văn hóa kinh doanh và tơn trọng nó. Đó là điều chúng ta cần phải học tập sâu sắc ở các doanh nghiệp ngồi nước, bởi chính văn hóa kinh doanh là điều hình thành nên thành cơng của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản điều xây dựng cho mình những triết lý kinh doanh riêng biệt, chính đó làm nền móng cho các doanh nghiệp phát triển. Tơn chỉ văn hóa doanh nghiệp chính là triết lý kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp đề ra và thực hiện. Việc tự tạo dựng cho doanh nghiệp tơn chỉ văn hóa riêng đồng nghĩa với việc có khả năng tạo dựng được thương hiệu riêng cho doanh nghiệp.
- Xây dựng mơ hình sản xuất phù hợp với văn hóa kinh doanh và hoạt động doanh nghiệp.
65
Vì Nhật Bản, Hàn Quốc là các quốc gia tiến bộ, đặc biệt là có nền kinh tế phát triển trên thế giới. Đây là hai nền kinh tế cơng nghiệp hiện đại, chính vì thế mơ hình kinh doanh phù hợp là việc rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Dù hoạt động trong hay ngoài nước, điều chúng ta điều thấy đó là việc các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản điều xây dựng cho bản thân mơ hình sản xuất phù hợp, vừa phù hợp với tiến trình phát triển của doanh nghiệp và văn hóa xã hội.
Chính vì vậy dù hoạt động ở đâu các doanh nghiệp này điều tạo dựng được chỗ đứng cho mình. Từ các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản chúng ta có thể thấy, để tạo nên thành cơng cho một doanh nghiệp, tức phải tạo nên một mơ hình sản xuất phù hợp, không những đáp ứng được các nhu cầu của con người, xã hội mà còn phù hợp với văn hóa kinh doanh, văn hóa đời sống cũng như hoạt động của doanh nghiệp.
- Tôn trọng đối tác, giúp đỡ nhau trong kinh doanh; đặc biệt xem trọng chữ “tín” trong hoạt động kinh doanh.
Đối với mối quan hệ qua lại trong hoạt động kinh doanh, chữ “tín” chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp, thậm chí là cả trong nội bộ doanh nghiệp. Điều chúng ta học được ở doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản chính là việc thực hiện các cam kết dù có khó khăn đến đâu. Khi một các nhân hoặc một doanh nghiệp có được chữ “tín” với bạn hàng thì mọi việc đàm phán trong kinh doanh sẽ thực hiện suôn sẻ.
Theo nhiều nhà kinh doanh nước ngồi, các nhà kinh doanh Việt Nam khơng coi trọng chữ tín, hay viện cớ và những lý do để khước từ thực hiện cam kết; thậm chí đơn giản nhất là việc trễ hẹn. Điều này thường gây ra phiền toái trong quan hệ với đối tác nước ngồi. Đây là khuyết điểm cực kì lớn của doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Chính những điều này, học tập việc coi trọng chữ “tín” trong kinh doanh từ các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản là vơ cùng cần thiết. Nó u cầu những doanh nghiệp muốn thành công phải nghiêm túc học hỏi, đồng thời kinh doanh gắn liền chặc chẽ với chữ “tín”.
- “Khách hàng là thượng đế”
Thị trường mà mỗi doanh nghiệp hướng tới nhì chung chính là khách hàng, vì thế phải lấy khách hàng là trung tâm.
66
Việc xây dựng sản phẩm như thế nào, đáp ứng nhu cầu gì mục đích cuối cùng cũng là phục vụ khách hàng. Vì thế trong kinh doanh phải căn cứ và ý kiến của khách hàng thì mới khai thác được sản phẩm mới và cung cấp dịch vụ. Đồng thời phải biết tư vấn cho khách hàng, cố gắng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng kết hợp với việc nâng cao chất lượng phục vụ.
Mỗi doanh nghiệp phải biết rằng việc xây dựng quan niệm chất lượng phục vụ là thứ nhất còn doanh số là thứ hai. Tiến hành khai thác khách hàng góp phần phát triển doanh nghiệp, và song song với đó là mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng.
Tiểu kết
Các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản hoạt động tại thành phố Đà Nẵng đã thâm nhập những luồn gió mới vào văn hóa kinh doanh bản địa. Là những doanh nghiêp có đầu tư lớn tại thành phố Đà Nẵng, các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa kinh doanh của thành phố, chính điều này làm nền tảng cho thành phố Đà Nẵng trong việc hội nhập kinh tế.
Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn, Nhật hoạt động tại Đà Nẵng cũng đã cho chúng ta những bài học kinh nghiệp quý giá trong việc phát triển văn hóa kinh doanh. Song chính việc hội nhập với văn hóa kinh doanh nước ngồi cũng u cầu chúng ta phải có nền tảng vững chắc để tiếp thu được những ưu điểm trong văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài nước.
67
KẾT LUẬN
Trong thời đại này nay, thời đại của toàn cầu hóa kinh tế, và mơi trường kinh doanh đa văn hóa chúng ta có thể khẳng định rằng văn hóa kinh doanh là cái cốt lõi không thể thiếu của hoạt động kinh doanh.
Để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững trong bối cảnh thành phố Đà Nẵng hiện đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào kinh tế Việt Nam và thế giới, các doanh nghiệp, trong đó có cả doanh nghiệp nước ngồi hoạt động tại Đà Nẵng phải hiểu được tầm quan trọng và vai trò của việc xây dựng văn hóa kinh doanh phù hợp, có như vậy mới phát huy được sức mạnh, khai thác các yếu tố nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời khắc phục những xung đột, mẫu thuẫn mà cốt lõi là do sự khác biệt văn hóa và ngơn ngữ.
Trên cơ sở đó, bài nghiên cứu đã trình bày một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của văn hóa kinh doanh, về văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản tại thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa ra nhận định và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng, chính sự khác biệt về văn hóa kinh doanh và ngơn ngữ của Đà Nẵng nói riêng hay Việt Nam nói chung với Hàn Quốc và Nhật Bản điều hiện hữu. Và chính những sự khác biệt này là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự xung đột, hay mâu thuẫn trong các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản ở Đà Nẵng.
Tìm các giải pháp để khắc phục sự khác biệt là điều rất khó, song có thể đưa ra những ảnh hưởng và rút ra bài học kinh nghiệp theo hướng phù hợp với doanh nghiệp ở Đà Nẵng sẽ góp phần nào cải thiện văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản ở Việt Nam cũng như các doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Liễu (2012), Giáo trình văn hóa kinh doanh, NXB Đại Học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Mạnh Quân (2005), Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, Nxb Lao Động – Xã hội, Hà Nội.
3. Phạm Thị Tú Trinh (2016), Bài giảng Học phần: Văn hóa kinh doanh, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng
4. Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và Phát triển trong bối cảnh tồn cầu hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đỗ Huy (1996), “Văn hóa kinh doanh ở nước ta - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Triết học, số 2.
6. Trinh Quốc Trung (2012), Kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, Nxb Lao
Động – Xã Hội, Hà Nội.
7. Edar.H.Schein (Nguyễn Phúc Hồng dịch-2012), Văn hóa doanh nghiệp và
sự lãnh đạo, Nxb Thời đại.
8. Phạm Xuân Nam (1996), Văn hoá và Kinh doanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
9. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng,
Nxb Văn hóa – Văn nghệ, TPHCM.
10. Trần Ngọc Thêm 2004: “Tình hình nghiên cứu văn hố Korea ở Việt Nam”
– trong cuốn: Hàn Quốc học và Việt Nam học: thực trạng và những vấn đề đặt ra (kỷ yếu Quốc tế học thuật đại hội do Bộ ngoại giao Hàn Quốc tổ chức), Seoul, tháng 10-2004.
11. T.S Nguyễn Thị Ngọc Anh (2013), Văn hóa kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.
12. “Nét độc đáo trong văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản”, blog Chia sẻ kiến thức
13. Nguyễn Hoàng Ánh, “Văn hóa kinh doanh Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập”, tạp chí Hoạt động khoa học.
14. Kurokawa Kengo, “Sự khác biệt về giá trị công việc giữa người Việt Nam và Nhật Bản”, Brands Vietnam.
69
15. Đỗ Minh Cương (2001), Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh, NXB
Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
16. Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa thơng tin, Hà Nội.
17. Dương Thị Liễu, Hội nhập và văn hóa kinh doanh Việt Nam, VNH3.TB5.503 18. Lê Tùng Lâm, Lê Trung Kiên, “Văn hóa kinh doanh của Việt Nam và Hàn
Quốc: Một cách đối sánh”, tạp chí nghiên cứu quốc tế.
19. Nguyễn Trần Bạt, “Xât dựng nền văn hóa kinh doanh”, Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 261, 2005
20. Nguyễn Viết Lộc, “Văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp có đầu tư Hàn Quốc tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
70
PHỤ LỤC:
(1) FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt
là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
(2) PCI: Là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Được xây dựng và công bố từ năm 2005, PCI là bộ chỉ số bao gồm nhiều chỉ số thành phần như gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, cơ sở hạ tầng….
(3) Q&Me: Q&Me là dịch vụ nghiên cứu thị trường của Việt Nam. Q&Me nghiên
cứu xu hướng tiêu dùng và suy nghĩ của người tiêu dùng Việt Nam. Website: https://qandme.net/