Doanh nghiệp Nhật Bản:

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 50)

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2.Doanh nghiệp Nhật Bản:

2.2.1. Triết lý kinh doanh

Ở Nhật Bản, triết lý kinh doanh là sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp, do đó rất hiếm có doanh nhân Nhật Bản nào khơng có triết lý kinh doanh. Nó có ý nghĩa như mục tiêu xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển dài. Vì thế bất kể các doanh nghiệp Nhật Bản dù là hoạt động trong hay ngồi nước đều có những triết lý kinh doanh gối đầu.

Thơng qua triết lí kinh doanh, doanh nhân Nhật Bản tơn vinh một hệ giá trị chủ đạo xác định nền tảng cho sự phát triển chung, gắn kết cán bộ nhân viên và làm cho khách hàng biết đến doanh nhân.

Hơn nữa, các doanh nhân Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lí kinh doanh cịn có ý nghĩa như một thương hiệu, bản sắc của doanh nhân. Đối với mỗi doanh nghiệp Nhật Bản, triết lý kinh doanh là “slogan ẩn” là danh ngôn riêng mà mỗi doanh nghiệp đặt lên hàng đầu.

Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản khơng có triết lí kinh doanh. Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh doanh. Là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội. Nó có ý nghĩa như mục tiêu phát biểu, xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh nhân trong cả một thời kì phát triển rất dài. Hơn nữa các doanh nhân Nhật Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lí kinh doanh cịn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nhân. VD: cơng ty điện khí Matsushita: “tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước” và “kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng”. Doanh nghiệp HONDA: “khơng mơ phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo” và “dùng con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề”.

36

Hình ảnh 7-Logo của cơng ty Honda

Người Nhật Bản gối đầu nhiều triết lý kinh doanh, trong đó đặc biệt phải kể đến

“Tư tưởng Kaizen và 5s”. Đây là tư tưởng chủ đạo của hầu hết doanh nghiệp Nhật

Bản dù là doanh nghiệp hoạt động trong hay ngoài nước.

“Bắt đầu từ những điều rất đơn giản, những nổ lực cải tiến môi trường lao động hằng ngày, những thay đổi nhỏ mà đôi khi chúng ta không nhận thấy và không mất nhiều công sức…sau một thời gian chúng ta sẽ tạo ra một thế giới mới, những thay đổi và những tiến bộ vượt bậc, đem lại sự thành công và lớn mạnh cho công ty” –

Đó là nội dung chủ đạo của triết lý này.

Trong các doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang hoạt động ở Đà Nẵng, nổi bật nhất có thể kể đến Honda Việt Nam với trụ sở đặt ở Đà Nẵng là Honda Oto Đà Nẵng (178 2 Tháng 9, Hòa Cường Bắc, Hải Châu, Đà Nẵng). Cũng như các đại lí Honda khác, Honda Ơ tơ Đà Nẵng tuân thủ theo mơ hình 5S của Honda gồm bán hàng (sales), dịch vụ (services), phụ tùng chính hãng (genuine spare

parts), hướng dẫn lái xe an toàn (safety driving) và đóng góp xã hội (social contributions), hướng đến khách hàng ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam. Đây là ví dụ điển hình cho việc sử dụng triết lý chung trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản tại các doanh nghiệp đang hoạt động ở thành phố Đà Nẵng hay các thành phố khác ở các đất nước khác không phải Nhật Bản.

Hầu hết các công ty Nhật Bản trong mọi lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, hay dịch vụ,... đều tham gia thực hiện 5S. Kinh nghiệm lừ bài học 5S đã đến nhiều nước trên thế giới, và đã thu được những thành cơng nhất định.

Ngồi triết lý kinh doanh của tư tưởng Kaizen và 5S, những doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ở thành phố Đà Nẵng cịn có những triết lý kinh doanh riêng của doanh nghiệp hay doanh nhân, phù hợp với văn hóa Việt Nam và Đà Nẵng.

Người Nhật là dân tộc xem trọng văn hóa truyền thống, vì thế người Nhật thường giữ vững văn hóa của mình, thậm chí ít có người Nhật học ngoại ngữ, họ xem tiếng mẹ đẻ là ngôn ngữ quý báu nhất. Tuy nhiên, khi hoạt động ở thành phố Đà Nẵng, một số doanh nghiệp Nhật Bản còn cử người học tiếng Việt, hoặc sử dụng người Việt là trung tâm kết nối thông tin. Càng về sau số doanh nhân biết tiếng Việt trong thành phố càng tăng lên, không những chỉ những doanh nhân Việt trong học tập mà

37

tiếng Việt đã dần được doanh nhân Nhật Bản sử dụng trong các doanh nghiệp Nhật Bản ở thành phố Đà Nẵng.

Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản ở Đà Nẵng họ còn tiến hành bồi dưỡng lao động người Việt tại thành phố Đà Nẵng, có thể đưa lao động đi Nhật Bản đào tạo, sau đó làm việc trực tiếp tại các doanh nghiệp Nhật tại Đà Nẵng, hoặc được giữ làm việc trực tiếp tại Nhật Bản.

Người Việt đặc biệt xem trọng thời gian lao động, thường người Nhật sẽ làm việc liên tục, và khơng nghỉ trưa; họ thay vào đó là giờ ăn trưa tại cơ quan và quay lại làm việc, tác phong này giống với các nước phương Tây như Mỹ, Anh,… Người Nhật cho rằng việc ngủ trưa sẽ làm giảm đi hiệu suất công việc. Nhưng khi các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Đà Nẵng, họ đã thay đổi thời gian làm việc cho phù hợp với người Việt. Đối với người Việt giấc nghỉ trưa rất quan trọng, họ thường nghỉ khoảng 2h, nên việc nghỉ trưa cũng được các doanh nghiệp Nhật áp dụng với lao động của mình, trừ các nhà hang, quán ăn Nhật Bản thì các doanh nghiệp điều có giờ nghỉ trưa từ một tiếng rưỡi đến hai tiếng.

Người Nhật Bản đa phần theo thần đạo, họ có tín ngưỡng thờ cũng khác biệt rất nhiều so với chúng ta; nhưng khi làm việc ở thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt là kinh doanh ăn uống điều thực hiện các lễ thờ, cúng theo như tín ngưỡng truyền thống của người Việt. Chẳng hạn như thực hiện các lễ cúng đầu năm, tất niên, thờ thần tài, ông địa,… Và ngoài ra họ điều thực hiện các ngày nghĩ lễ theo quy định của nhà nước Việt Nam.

2.2.2. Đạo đức kinh doanh

Đối với người Nhật sau triết lý kinh doanh thì đạo đức kinh doanh là cái để hình thành nên một doanh nghiệp thành cơng, một doanh nhân thành đạt, nên dù hoạt ở đâu người Nhật Bản đều không bao quên đạo đức kinh doanh của mình.

Đạo đức trong kinh doanh được coi là cốt lõi trong hoạt động xây dựng và quản trị quan hệ trong mỗi doanh nghiệp hiện đại. Người Nhật nổi tiếng thế giới với một phong cách làm việc đặc biệt và hiệu quả. Văn hóa của người Nhật chứa ẩn những điều bí ẩn mà ít ai ở ngồi có thể hiểu hết được. Người Nhật lại là những người câu nệ một cách cứng nhắc trong hợp tác làm ăn. Làm việc với người nước ngoài, họ đặc biệt nghiêm khắc và ln đề phịng. Nhưng đằng sau cơng việc ấy là những nụ cười rất thoải mái, thân thiện của người Nhât. Đó lại chính là một trong những phong tục, lễ nghi từ văn hóa và truyền thống Nhật.

38

Doanh nghiệp Nhật Bản đặt biệt xem trọng các cuộc gặp làm ăn, họ coi đó là việc quyết định được mất đối với một vấn đề nào đó của doanh nghiệp. Trong cuộc gặp mặt, người Nhật thường có thói quen trao nhau danh thiếp, đây thường là cách chào trong kinh doanh của người Nhật. Chính vì vậy khi trao nhau danh thiếp, người trao và người nhận thường thực hiện rất trong trọng, người ta cầm hai tay, xem cẩn thận. Sau đó để vào hộp hoặc đặt lên bàn. Trong đạo đức kinh doanh của mình, người Nhật đặc biệt tôn trọng lẫn nhau trong các mỗi quan hệ, nên doanh thiếp cũng như một cách bày tỏ sự coi trọng. Nó thể rằng bạn có đánh giá cao cuộc gặp hiện tại hay không.

Một tập quán khác của người phương Đông mà tiêu biểu là Nhât Bản, họ luôn hướng điều phát biểu đầu tiên đến người có thứ bậc cao nhất hiện diện ở đó. Ở trong văn hóa kinh doanh của mình, họ rất kính trọng các tiền bối trong nghề, khơng bao giờ công khai bác bỏ và ln lắng nghe ý kiến của người đó. Đối với người Nhật, tầm quan trong của một người tỉ lệ thuận với sự già dặn của họ. Vì vậy trong mối quan hệ của nội bộ doanh nghiệp, hay các doanh nghiệp với nhau, người Nhật ln linh hoạt, khéo léo trong ứng xử.

Có lẽ ý thức tơn trọng thứ bậc của người Nhật đã có từ rất lâu đời và vẫn cịn tồn tại đến ngày nay. Điều này chúng ta có thể thấy cụ thể ở cả những doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động ở Đà Nẵng qua ngôn ngữ, cách xưng hô và chào hỏi. Đối với người lướn tuổi và có địa vị người Nhật thường kèm kính ngữ, khi nói về mình, gia đình mình thì dung khiêm tốn từ. Cách chào hỏi cũng cho thấy thứ bậc của người Nhật qua việc họ cúi gập hay chỉ gật đầu.

Ở các doanh nghiệp Nhật ở Đà Nẵng họ hầu như vẫn giữ được những nét này, thậm chí khi đặt chân vào những nhà hàng, quán ăn Nhật Bản thường có lễ tân đứng ngay cửa, cúi đầu và thể hiện một câu chào tiếng Nhật. Đây là cách mà người Nhật thể hiện sự tơn trọng đối với khách hàng của mình.

Ngồi ra các doanh nghiệp Nhật Bản dù hoạt động ở khu vực nào đạo đức kinh doanh điều bao gồm những đặc điểm như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tính trung thực: Trong kinh doanh khơng gian dối, xảo trá, giữ chữ tín, lời hứa, nhất qn giữa nói và làm. Chấp hành nghiêm túc pháp luật. Không sản xuất các sản phẩm hay có những hoạt động trái với thuần phong mỹ tục.

39

- Tôn trọng con người: Phải tôn trọng mọi người (tôn trọng khách hàng, tôn trọng người lao động, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh...); tôn trọng phẩm giá, quyền tự do, quyền lợi, hạnh phúc, nhu cầu và tiềm năng của họ.

- Gắn lợi ích của DN với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.

- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.

[Dương Thị Liễu, 2012, Giáo trình văn hóa kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân]

Trong đạo đức kinh doanh của mình, các doanh nghiệp Nhật Bản tự đặt ra những yêu cầu riêng cho mình, đặt biệt là thái độ nghiêm túc trong cơng việc. Tại mỗi cuộc họp, mỗi người luôn phát biểu chậm rãi, rành mạch, còn người nghe rất tập trung tinh thần. Cốt lõi vấn đề trong doanh nghiệp Nhật là họ tạo ra một khơng khí trang nghiêm tại nơi làm việc, sự hài hước hiếm khi được sử dụng ngoại trừ giờ giải lao và các hoạt động ngoại ngoại khóa. Doanh nghiệp Nhật Bản phân biệt được rành ròi giữa làm việc và các hoạt động khác. Nhờ đó cơng việc sẽ sớm hồn thành một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Đà Nẵng thì để thích hợp với văn hóa của chúng ta hơn, các doanh nghiệp đã phải hạn chế những sự gị bó thái q và căng thẳng trong môi trường làm việc. Đối với các lao động Việt hoạt động tại Đà Nẵng, hầu như điều khẳng định rằng môi trường làm việc của các doanh nghiệp Nhật Bản là môi trường thuận lợi để phát triển khả năng của mỗi người, đồng thời làm việc trong mơi trường của doanh nghiệp Nhật Bản cịn đào tạo sâu sắc được với chúng ta tác phong nghiêm túc cao trong cơng việc.

2.2.3. Văn hóa doanh nhân

Đặc điểm nổi bật khi làm việc với các doanh nhân Nhật Bản là giữ chữ tín, giữ lời hứa dù là những việc nhỏ nhất. Đặc biệt, họ coi trọng ấn tượng trong buổi gặp mặt đầu tiên hay trong đợt giao dịch đầu tiên. Điều này có nghĩa khi các doanh nghiệp Việt Nam khơng thực hiện được lời hứa, thì việc đầu tiên là phải xin lỗi, cho dù vì bất kỳ lý do gì. Việc giải thích lý do phải được thực hiện hết sức khéo léo và vào những thời điểm phù hợp.

Điểm đặc biệt của văn hóa doanh nhân các doanh nghiệp Nhật Bản là người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải biết san sẻ trách nhiệm cho

40

nhau. Masao Nemoto, cựu giám đốc điều hành tập đoàn Honda, đã khuyến cáo các nhà quản trị doanh nghiệp: “Một trong những chức năng quan trọng của người quản trị là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác”.Và một hệ luận rút ra là giới quản trị cấp cao khơng nên giao phó những cơng việc quan trọng chỉ cho một phịng ban duy nhất.

Nhà quản trị cần đảm bảo sao cho tất cả thành viên trong công ty đều cùng tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề và cùng học hỏi từ các thành viên khác. Điều này cũng nên áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những người quản trị cấp cao có thể khiến kế hoạch nhận được sự ủng hộ của các nhân viên thực thi chúng, một nhân tố cốt yếu cho thành cơng của các chương trình cải tiến chất lượng.

2.2.4. Quan hệ và ứng xử trong doanh nghiệp

Trong mối quan hệ và cách ứng xử trong doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhật Bản nổi bật với đặc điểm:

- Coi trọng sự kín đáo, khéo léo trong đối nhân xử thế:

Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau:  Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính

danh.

 Khơng phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, gây lây lan, có hậu quả rõ ràng

 Phê bình khiển trách trong bầu khơng khí hịa hợp, khơng đối đầu. (Theo duhocnhatban.edu.vn)

Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng ln cho đối tác hiểu rằng điều đó khơng được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nghiệp đã tạo một sức ép vơ hình lên tất cả khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức.

Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có trục trặc gì thì lỗi rất ít khi thuộc

41

về người Nhật Bản. Người Nhật luôn làm việc với một tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Đây chính là yếu tố nổi bật nhất làm nên thành công ở các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp của doanh nghiệp Nhật Bản. Người Nhật kín đáo trong giao tiếp, sự kín đáo này có nguồn gốc lịch sử sâu xa, được hình thành từ nguồn gốc dân tộc, vị trí địa lý và đặc thù của nền sản xuất. Từ xưa người Nhật lúc nào cũng phải đối phó với các cuộc xâm lăng nội chiến giữa các thế lực phong kiến thế nên người Nhật ln có thái độ đề phòng, tự vệ trong giao tiếp với người khác. Phương châm giáo dục của họ là không được bộc lộ cơng khai tâm trạng của mình, khơng khuyến khích bộc lộ những tâm tư sâu kín và điều đó đã trở thành tiêu chuẩn trong giao tiếp, hành vi đó được đánh giá là đúng chuẩn mực và có phẩm hạnh. Chỉ có những người thân quen, bạn bè người Nhật mới trò chuyện thoải mái, bộc lộ cảm xúc của mình. Cịn trong cơng việc, đặc biệt là trong doanh nghiệp họ sử dụng nhiều lời nói lịch sự, khiêm tốn và thường hạ thấp mình và đề cao đối phương. Kín đáo trong

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 50)