CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Doanh nghiệp Hàn Quốc
2.1.4. Quan hệ và ứng xử trong doanh nghiệp
Điều đầu tiên có thể thấy trong ứng xử của nội bộ các doanh nghiệp Hàn Quốc là việc phân chia cấp bậc, khoảng cách lớn. Người lao động trong các doanh nghiệp Hàn Quốc thường bị sức ép lớn cả về khối lượng cơng việc lẫn tâm lý. Trong khi đó chủ doanh nghiệp rất ít quan tâm đến tình cảm, đời sống riêng. Điều này vừa lợi, song lại vừa tạo nên bất cập. Các chủ người Hàn thường có quan điểm là họ chỉ quan tâm đến hiệu quả công việc của nhân viên và mức thù lao xứng đáng. Còn các
33
vấn đề khác là vấn đề của mỗi cá nhân.Các doanh nghiệp Hàn Quốc chưa chú trọng nâng cao hiệu quả lao động của nhân viên bằng việc tạo môi trường chặt chẽ giữa nhân viên và các cấp trong doanh nghiệp.
Một điều dễ thấy ở các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Đà Nẵng đó là họ rất chú trọng xây dựng tác phong công nghiệp. Một trong những biểu hiện là qua trang phục, cách xưng hô và kỷ luật lao động. Thông thường các doanh nghiệp Hàn Quốc ở thành phố Đà Nẵng điều có trang phục và biểu trưng riêng.
Hình ảnh 6- Đồng phục và biểu trưng của CGV Cinema
Các hoạt động, làm việc của các doanh nghiệp Hàn Quốc khá nhanh chóng, đa phần mỗi người đều có cơng việc riêng và hồn thành cơng việc của mình đúng thời hạn được quy định.
Về cách xưng hô, chào hỏi trong doanh nghiệp Hàn Quốc cũng khác với văn hóa doanh nghiệp Đà Nẵng hay Việt Nam (Lấy cách xưng hô của quan hệ huyết thống áp dụng cho cách xưng hô công sở), ở các doanh nghiệp Hàn Quốc thường sử dụng cách xưng hơ kính ngữ trong quan hệ cơng việc. Khi cấp dưới gặp cấp trên thì phải chào (Chào theo chức danh như Tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phịng,…).
Một khía cạnh khác của văn hóa ứng xử của các chủ doanh nghiệp Hàn Quốc trong đàm phán thương là sự nhận thức vị trí của mình trong xã hội và cơng việc. Chính vì thế trong các cuộc đàm phá, thương lượng với khách hàng, đối tác, các doanh nhân thường chuẩn bị thông tin về khách hàng. Qua nghiên cứu cho thấy một số đặt trưng cơ bản của các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Đà Nẵng trong giao tiếp và ứng xử với khách hàng như:
- Doanh nghiệp Hàn xem trọng việc giới thiệu đúng nghi thức. Các doanh nhân Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ đã quen biết hoặc
34
được giới thiệu. Và người giới thiệu có địa vị, uy tín càng cao thì buổi làm việc ấy càng được coi trọng.
- Trong đàm phán ngôn từ ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề.
- Khác với phương Tây, các doanh nhân người Hàn thường tạo dựng những mối quan hệ thông qua các cuộc hội họp thân mật, tại tiệc rượu hay những bữa ăn…
- Coi trọng văn bản pháp lý. Các doanh nghiệp Hàn thậm chí quan niệm rằng những biên bản ghi nhớ được đưa ra chính là những phác thảo chính cho những mối quan hệ.
- Khi có xung đột hay cần đàm phán với đối tác những vấn đề khó, họ thường sử dụng những người trung gian uy tín.
- Trong những buổi kí kết hay thương lượng, các doanh nghiệp Hàn Quốc đặc biệt xem trọng đến trang phục, họ thường mặc những quần áo gọn gàng, nghiêm túc.
Ngoài ra, để hoạt động tại thành phố đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đà Nẵng thường khơng u cầu ngoại ngữ cao trong q trình tuyển dụng, trừ những vị trí cao cần liên lạc trực tiếp với doanh nhân người Hàn.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc thường có thời gian lao động tương đối nhiều, nhưng hoạt động ở thành phố Đà Nẵng đa phần đều điều chỉnh thời gian phù hợp với văn hóa của chúng ta. Chẳng hạn như CJ CGV hoạt động tại Hàn Quốc mở cửa 24/24, nhân viên đổi ca và hoạt động nguyên ngày, còn với CGV hoạt động ở thành phố Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung thời gian nhân viên bắt đầu hoạt động thường là từ 8h sáng đến 1 hoặc 2h sáng hôm sau. Điều này cho thấy để phù hợp với văn hóa người Việt, đảm bảo chất lượng phục vụ của lao động, cũng như thích hợp với nhu cầu thì các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Đà Nẵng đã có những thay đổi hợp lý nhất.
35