Doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản ở Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.3. Các doanh nghiệp nước ngoài ở Đà Nẵng

1.3.2. Doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản ở Đà Nẵng

Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản là những quốc gia cùng năm trong khu vực văn hóa Đơng Á, có truyền thống lịch sử hàng ngàn năm với những đặc điểm nổi bật như tinh thần yêu nước, trí thơng minh, ham học hỏi, cần cù chịu khó. Chúng ta điều trãi qua một quãng thời gian dài vực dậy chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu trong lịch sử và điều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên Đà Nẵng nói riêng hay Việt Nam nói chung so với Hàn Quốc, Nhật Bản thì trong văn hóa kinh doanh chúng ta ít chịu ảnh hưởng của Khổng giáo hơn [Geert Hosfstede,2006:240].

23

Xét về nền kinh tế, trình độ phát triển của Đà Nẵng cịn kém xa một thành phố của Hàn Quốc hay Nhật Bản. Mặc dù diện tích lãnh thổ cũng như số dân không lớn số với lãnh thổ Việt Nam nhưng Hàn Quốc, Nhật Bản có vai trị khá quan trọng trong nền kinh tế thế giới, xếp thứ trong top những nền kinh tế phát triển nhất thế giới (Nhật Bản đứng thứ 3, Hàn Quốc thứ 12, trong khi đó Việt Nam xếp hạng 42 thế giới) [New World Wealth, 2016].

Các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản bắt đầu có mặt ở Đà Nẵng từ cuối thế kỉ XX, nhưng đến những năm đầu thế kỉ XXI, khi thành phố Đà Nẵng bắt đầu tạo dựng được chỗ đứng cho mình, và trở thành một trong những thành phố phát triển của cả nước thì vốn đầu tư của các doanh nghiệp này vào Đà Nẵng mới tăng lên một cách mạnh mẽ so với thời gian trước. Có thể nói giai đoạn đầu thế kỉ XXI là giai đoạn văn hóa Hàn – Nhật xâm nhập mạnh mẽ nhất, từ những đặc trưng văn hóa giải trí, phong cách ăn mặc, đến văn hóa kinh doanh điều ảnh hưởng sâu rộng. Nếu văn hóa Hàn Quốc đầu tiên lan truyền mạnh mẽ là những làn sóng của văn hỏa giải trí – làn sóng Hallyu, thì văn hóa Nhật Bản ban đầu lại vào bằng những tiến bộ kĩ thuật. Chẳng vì thế mà có thể khẳng định, Nhật Bản là đất nước ảnh hưởng nhiều nhất đến văn hóa kinh doanh của chúng ta. Ngay từ khi các doanh nghiệp Nhật Bản còn chưa hoạt động nhiều ở Việt Nam, thì các dây chuyền sản xuất của chúng ta đã mua công nghệ Nhật Bản, đây là cách các doanh nghiệp tạo ra uy tín cho sản phẩm của mình, đồng thời cũng nâng cao chất lượng sản phẩm. Văn hóa kinh doanh Hàn Quốc thâm nhập sau văn hóa giải trí Hàn, khi chúng ta bắt đầu biết nhiều về văn hóa Hàn Quốc, khi cơng nghệ thơng tin, truyền thơng giải trí phát triển, sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Hàn Quốc đến chúng ta, dần kéo theo việc ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp Hàn Quốc nền tảng đó, bắt đầu đầu tư và hoạt động mạnh mẽ.

Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Đà Nẵng, doanh nghiệp của Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, tính đến đầu năm 2016 đã có ít nhất 53 dự án, tổng vốn đầu tư trên 734 triệu USD, chiếm 21% trên tổng FDI tại thành phố Đà Nẵng.

Dự án có vốn đầu tư lớn nhất là khu đô thị quốc tế Đa Phước, tại phường Thuận Phước và phường Thanh Bình, quận Hải Châu, có vốn đầu tư là 250 triệu USD. Tiếp đó là dự án của cơng ty TNHH Kreves Land Vina có vốn đầu tư hơn 200 triệu USD, kinh doanh bất động sản, trung tâm thương mại, khu văn phòng, khu căn hộ, các dịch vụ vui chơi giải trí,… tại khu vực Đơng Nam Đài tưởng niệm thành phố,

24

phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu. Một trong những dự án đang hoạt động khá hiệu quả là Lotte Mart Đà Nẵng, tại quận Hải Châu; với vốn trên 43 triệu USB, kinh doanh và bán lẻ; sản xuất bánh ngọt, thực phẩm, thức ăn chế biến sẵn, chế biến bảo quản thịt và cá sản phẩm từ thịt; hải sản và các sản phẩm từ hải sản,…. Ngồi ra, cịn rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đi vào hoạt động và có kết quả kinh doanh rất tốt như: Công ty TNHH MTV may mặc Tân Phát Lộc, Công ty TNHH Công nghiệp Daeryang Viêt Nam, Công ty KAD Việt Nam TP, Chi nhánh công ty TNHH Lotteria Việt Nam tại Đà Nẵng, Công ty TNHH xây dựng và cơ điện DAEWON, Công ty TNHH Tri Dragon,…

Các doanh nghiệp Hàn Quốc ở Đà Nẵng hoạt động ở nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh bất động sản, thương mại, nhà ở, dịch vụ, may mặc, thực phẩm, linh kiện điện tử, sản phẩm phần mềm đến vui chơi giải trí.

Số lượng, vốn và các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Đà Nẵng ngày càng tăng. Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc đã được ký kết, theo đó thuế quan đối với nhiều dịng sản phẩm giảm mạnh nên dự kiến sẽ có càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng.

Khơng chỉ đầu tư vào Đà Nẵng, các doanh nghiệp Hàn Quốc còn hướng đến việc đào tạo các kỹ sư người Việt, như đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc của Trường Đại Học Dankook Hàn Quốc đã thực hiện đào tạo tiếng Hàn cho kỹ sư người Việt và tiếng Việt cho kỹ sư người Hàn tại Đà Nẵng, nhằm tháo gỡ những vướn mắc về ngôn ngữ cho các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Bên cạnh đó các tập đồn của Hàn Quốc cịn khơng ngừng mở rộng kinh doanh và tăng cường sự hiện diện sâu rộng ở thị trường Đà Nẵng.

Việt Nam cũng là thị trường đầu tư lớn thứ 4 của Hàn Quốc (sau Mỹ, Trung Quốc và Hong Kong) và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc (sau Trung Quốc và Mỹ). Điều này cho thấy Hàn Quốc đang ngày càng trở thành doanh nghiệp quan trọng trong kinh doanh và văn hóa kinh doanh không chỉ của thành phố Đà Nẵng mà của cả Việt Nam.

Ông Kim Yong Soo_Thường vụ Hiệp hội doanh nghiệp Việt – Hàn, trong một buổi làm việc cùng lãnh đạo thành phố Đà Nẵng có nói: “Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng có những ưu điểm thuận lợi để các nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư, đó là: Ổn định chính trị, dân số trẻ, nguồn nhân lực dồi dào, chi phí đầu tư cũng rẻ hơn

25

nhiều quốc gia trong khu vực do giá thuê đất, giá nhân cơng tương đối thấp, có tăng trưởng kinh tế tốt, thủ tục chính sách gọn nhẹ, văn hóa tương đồng, đồng thời các hiệp định tự do thương mại đang kết nối với 55 quốc gia tại châu Á, châu Âu, châu Mỹ và châu Á Thái Bình Dương” [Anh Đức,2015. Tạp chí Kinh tế và dự báo].

Cũng như các doanh nghiệp Hàn Quốc, có khá nhiều doanh nghiệp Nhật Bản chọn đầu tư vào Đà Nẵng trong thời gian qua. Bởi sự phát triển vượt bật trong văn hóa kinh doanh của mình các doanh nghiệp Nhật Bản mang đến cho kinh doanh thành phố Đà Nẵng chính là những yếu tố mà khơng phải doanh nghiệp nào cũng mang đến được.

Theo Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng, ông Lâm Quang Minh chia sẻ: “Sức hút Đà Nẵng đối với các doanh nghiệp nước ngồi là ngồi những chính sách chung của Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngồi, Đà Nẵng cịn có những ưu đãi cụ thể cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng đến hoạt động tại Đà Nẵng” [Trọng Hùng, 2014].

Đế thu hút được các doanh nghiệp Nhật Bản, những năm qua, chính quyền thành phố ln tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực.

Đà Nẵng được xác định là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin, với những ưu thế của mình Đà Nẵng đã thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ thơng tin, đặc biệt trong đó phải kể tới Nhật Bản.

Từ những tháng đầu năm 2013, đã có 5 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Đà Nẵng trong lĩnh vực công nghệ thông tin với tổng số vốn là 31,4 triệu USD.

Ông Micho Saruhashi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tokyo Keiki Precision Technology thuộc Tập đoàn Tokyo Keiki (Nhật Bản) cho rằng: “Đà Nẵng khơng thể có lợi thế như TP. Hồ Chí Minh hay một số địa phương khác, nhưng lý do để công ty quyết định đầu tư dự án Nhà máy sản xuất van thủy lực tại KCN Hịa Khánh thì rất nhiều, song cái chính là thơng qua sự giới thiệu của nhiều phía, trong đó có các DN Nhật Bản đã đầu tư vào Đà Nẵng. Quyết định chọn Đà Nẵng để đầu tư nhà máy là hướng đi rất đúng vì chính quyền thành phố Đà Nẵng ln chú trọng, quan tâm đến các DN nước ngoài kể cả trước và sau khi DN đã đầu tư vào đây” [Trọng Hùng, 2014]. Cũng theo ông Micho Saruhashi, hiện hoạt động của nhà máy rất ổn định và dự kiến trong năm 2017, công ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất khi chuyển sang Khu công nghệ cao của thành phố khi cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh.

26

Ngồi ra, các doanh nghiệp Nhật Bản khơng chỉ đầu tư vào thành phố Đà Nẵng bên lĩnh vực cơng nghệ thơng tin, mà cịn ở thực phẩm, chuỗi nhà hàng khách sạn, du lịch,…

Các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản ở Đà Nẵng không chỉ đem lại một nguồn FDI lớn cho thành phố, mà còn tạo điều kiện mạnh mẽ trong việc cạnh tranh và phát triển kinh tế thành phố. Không những thế việc song hành cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc và Nhật Bản cũng tạo động lực lớn cho các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng học hỏi đồng thời phát triển văn hóa kinh doanh của mình.

Tiểu kết

Nhìn chung, qua một thời gian dài phát triển và trở thành thành phố trực thuộc trung ương, thành phố Đã Nẵng đã từng bước đạt được những thành cơng nhất định của mình, khơng chỉ đạt nhiều thành tựu văn hóa xã hội mà kinh tế thành phố cũng phát triển vượt bậc.

Văn hóa kinh doanh thành phố Đã Nẵng với tiến trình phát triển của riêng mình, đã hình thành nên những đặc điểm trong văn hóa kinh doanh phù hợp với sự phát triển kinh tế của thành phố. Thành phố Đà Nẵng thu hút được đông đảo các doanh nghiệp nước ngồi hoạt động, trong đó phải kể đến các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản. Việc các doanh nghiệp nước ngồi hoạt động đã ảnh hưởng ít nhiều đến không chỉ sự phát triển của thành phố mà còn ảnh hưởng chung đến cả nước.

27

CHƯƠNG II: VĂN HÓA KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN Ở ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)