Ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

3.1.Ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh tại Đà Nẵng

3.1.1. Ảnh hưởng tích cực

Có thể thấy từ năm 2013 trở về sau là quãng thời gian thành phố Đà Nẵng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhất, các chỉ số trong kinh tế thành phố bắt đầu gia tăng và tăng mạnh. Đặc biệt phải kể đến doanh nghiệp hai nước Hàn Quốc và Nhật Bản và tác động của doanh nghiệp hai nước này vào kinh tế thành phố.

Văn hóa kinh doanh là một bộ phận cấu thành nền văn hóa chung, thì văn hóa kinh doanh của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã ảnh hưởng nhất định đến văn hóa kinh doanh tại Đà Nẵng.

Hàn Quốc và Nhật Bản hiện tại là một trong những quốc gia dẫn đầu trong số các nước có quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Cũng như bao thị trường khác, khi thâm nhập vào văn hóa kinh doanh tại Đà Nẵng, thành phố hiểu rằng có thể thâm nhập vấn đề quan trọng ngoài những kỹ thuật, đặc điểm kinh doanh thì văn hóa kinh doanh là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất.

Hầu hết các doanh nghiệp hai bên điều chủ động gặp gỡ nhau trên các diễn đàn doanh nghiệp, trao đổi kinh nghiệp quản trị, quản lý giữa các chủ doanh nghiệp… học hỏi lẫn nhau những kiến thức trong xử lí cơng việc cũng như việc đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp. Điều mà các doanh nghiệp Đà Nẵng kém cạnh nhất so với các doanh nghiệp Nhật Bản đó chính là lịng trung thành của nhân viên và việc nêu cao ý chí sáng tạo của nhân lực, trong khi đó lại là thế mạnh của các doanh nghiệp Nhật Bản. Các cung cách trong các mối quan hệ doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Nhật đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp trong thành phố. Điển hình nhất có lẽ là sự ảnh hưởng của triết lý kinh doanh Nhật Bản, phải kể đến là việc áp dụng 5S vào phương thức quản trị của mình. Ở thành phố Đà Nẵng bây giờ, bạn có thể thấy rất nhiều tơn chỉ hoạt động của công ty luôn đi kèm với nội dụng 5S là “Sàng lọc – sắp xếp – săn sóc – sạch sẽ - sẵn sàng”, hoặc cũng có thể từ 5S đó học hỏi thay đổi thành những tơn chỉ hoạt động khác tương tự. Việc các doanh nghiệp nước ngoài như Hàn Quốc và Nhật Bản hoạt động mạnh mẽ ở thành phố Đà Nẵng như hiện nay, đã tạo động lực mạnh mẽ cho các doanh

56

nghiệp nội thành tạo dựng thương hiệu cho mình. Bằng cách nhìn vào các doanh nghiệp ngồi nước, các doanh nghiệp trong thành phố tiến hành thay đổi sao cho phù hợp với quá trình hội nhập. Các doanh nghiệp trong thành phố Đà Nẵng từ 2015 đến nay, đã tiến hành xây dựng thương hiệu một cách mạnh mẽ. Cũng như các doanh nghiệp Hàn hay Nhật, chúng ta đã bắt đầu đề cao hơn vai trị của văn hóa kinh doanh, xây dựng các logo thương hiệu, slogan ở hầu hết các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp ra đời sau, xây dựng hình ảnh thương hiệu lại càng được chú trọng.

Việc có mặt các doanh nghiệp nước ngồi, cũng có thể xem là địn bẩy thúc đẩy sự phát triển văn hóa kinh doanh của các doanh nghiệp trong thành phố. Tạo động lực phát triển cho các doanh nghiệp. Một khi có thêm nhiều doanh nghiệp, từ nhiều nền văn hóa khác nhau cùng hoạt động thì mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tang cao, điều đó yêu cầu các doanh nghiệp trong thành phố Đà Nẵng muốn phát triển thì phải thay đổi mình phù hợp với sự tiến bộ của xã hội mà hội nhập văn hóa. Vì thế có thể khẳng định, chính nhờ các doanh nghiệp ngoài nước như Hàn – Nhật đang hoạt động mà các doanh nghiệp trong thành phố mới tang được khả năng cạnh tranh và nâng cao khả năng phát triển của bản thân.

Không chỉ vậy, các doanh nghiệp ngồi nước cịn góp phần thúc đẩy kinh tế chung của toàn thành phố, giải quyết được một lượng lớn lao động, đồng thời góp phần hạn chế được vấn đề thất nghiệp trong thành phố.

Hàn Quốc và Nhật Bản từ các nền văn hóa khác nhau đến và văn hóa kinh doanh cũng khác biệt, khơng chỉ vậy lại là hai đất nước có nền kinh tế phát triển cũng như có một truyền thống văn hóa kinh doanh đặc biệt, điều này giúp cho các doanh nghiệp trong thành phố khi hội nhập, giao lưu với các doanh nghiệp này không chỉ dừng lại ở việc chúng ta có thể học hỏi được những đặc trưng nổi bật của văn hóa kinh doanh, mà cịn học hỏi được cơng nghệ, dây chuyền sản xuất; góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín doanh nghiệp trên trường quốc tế.

Tồn cầu hóa kinh tế tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường thế giới rộng lớn, việc có các doanh nghiệp ngồi nước hoạt động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong thành phố thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế, nâng cao tố chất của doanh nhân Đà Nẵng. Việc giao lưu, hợp tác cùng các doanh nhân Hàn, Nhật giúp các doanh nhân trong nước có tư duy và tầm nhìn rộng hơn, đồng thời giúp các

57

doanh nghiệp dám đổi mới, dám làm, chấp nhận mạo hiểm, rủi ro. Ngoài ra, khi trong thành phố có sự tham gia cạnh tranh của các doanh nghiệp ngồi nước sẽ góp phần thúc đẩy được động lực phát triển của các doanh nghiệp trong thành phố.

Việc có nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trong thành phố như các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong thành phố. Hoạt động song song với các doanh nghiệp có trình độ cao và văn hóa kinh doanh phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng phải tự mình tìm hiểu, học tập hay tìm những bước đi riêng cho mình thì mới có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp ngồi nước.

Mơi trường kinh doanh của thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới sẽ có nhiều biến động do tác động mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngồi nước nói chung và doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản nói riêng. Điều đó đã đề ra yêu cầu đối với các doanh nghiệp trong thành phố, một là tự mình tiến lên, hai là tụt hạng về phía sau. Đây là điểm đặc biệt thuận lợi, là đòn bẩy cho việc thúc đẩy các doanh nghiệp trong thành phố từ sự cạnh tranh trực tiếp của các doanh nghiệp có vốn nước ngồi. Song cũng chính việc hoạt động mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài nước cũng làm tồn tại những tiêu cực nhất định trong việc phát triển của doanh nghiệp ở thành phố.

3.1.2. Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực ở trên, chúng ta phải nhìn thẳng vào những tiêu cực do ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Hàn Quốc, Nhật Bản đối với văn hóa kinh doanh ở Đà Nẵng. Bài toán lớn nhất có lẽ là sự khác biệt văn hóa dẫn đến những đặc điểm tiêu cực khơng hợp với văn hóa kinh doanh Đà Nẵng.

Ở Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng cịn khá hạn chế về việc nhận thức văn hóa kinh doanh, vì thế việc chọn lọc văn hóa kinh doanh ngoại nhập để tiếp thu và ảnh hưởng cũng dẫn đến nhiều tiêu cực. Đầu tiên chính do việc Đà Nẵng là thành phố mới, phát triển sau, các doanh nghiệp mới thành lập, đồng thời với việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ồ ạt, các doanh nghiệp ở Đà Nẵng vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh. Họ tiếp thu giao lưu với văn hóa của các doanh nghiệp ngoài nước một cách thụ động. Khi bị ảnh hưởng bởi một doanh nghiệp ngoài nước nào, các doanh nghiệp trong thành phố điều thờ ơ trong việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Một số người khơng có bản lĩnh "văn hoá" vững vàng, sa vào trạng thái choáng ngợp trước những thành tựu kinh tế của nước ngoài, trở nên sùng ngoại quá đáng,

58

phủ nhận tất cả những giá trị cổ truyền của dân tộc. Vì thế việc ảnh hưởng của những doanh nghiệp nước ngoài như Hàn Quốc và Nhật Bản tại thành phố Đã Nẵng cũng sẽ tạo nên những tiêu cực. Như việc đánh mất bản sắc văn hố dân tộc mình đã làm họ rập theo khn mẫu của văn hóa khác trong mọi hành vi. Thật ra, văn hố không phải là "đồ ăn nhanh", để có thể học theo trong một sớm một chiều, mà cần trải qua nhiều thế hệ. Văn hoá cũng giống như tảng băng trôi, mà một người từ nền văn hố khác chỉ có thể nhận biết được phần nổi (phần nhỏ nhất), chứ chưa thể ý thức được phần chìm dưới nước (phần quyết định), được tích tụ qua nhiều thế hệ và đã ăn sâu vào ý thức hệ của mỗi thành viên trong nền văn hố đó. Chính vì vậy, việc bắt chước thiếu chọn lọc của một nhóm doanh nhân Đà Nẵng nói riêng và cả Việt Nam hiện chỉ làm nghèo đi đời sống tinh thần của họ và làm yếu đi bản sắc dân tộc trong văn hóa kinh doanh của chúng ta. Sự sùng ngoại quá đáng đó cịn làm giảm sút uy tín của doanh nhân Việt Nam trong con mắt của những đối tác nước ngồi, vì họ đã từ bỏ bản chất thật của mình để trở thành đồ giả trong con mắt người ngoại quốc.

Chính việc tăng sức cạnh tranh trong thành phố đã tạo nên những thời cơ cho doanh nghiệp, song chính nó lại tạo nên những thách thức rất lớn. Trong khi các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản lại thuộc hai nền kinh tế cực kì phát triển, trong khi chúng ta là thành phố lớn của một nước đang phát triển, thì việc cạnh tranh cùng các doanh nghiệp ngồi nước là vấn đề vơ cùng hạn chế.

Mặc khác có thể thấy ngày nay đa phần số người lao động được hỏi là thích làm việc ở doanh nghiệp nước ngồi hay trong nước, thì câu trả lời hầu như là doanh nghiệp nước ngồi. Bởi lẽ các doanh nghiệp ngồi nước có nguồn vốn cố định lớn và thị trường tiêu thụ sản phẩm rông, các doanh nghiệp nước ngồi cũng khá thống đặc biệt là trả công lao động phù hợp nên làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài người lao động thường được hưởng mức lương tương xứng vào lao động và thường cao hơn so với các doanh nghiệp trong thành phố. Việc các lao động đổ vào các doanh nghiệp ngoài nước cũng làm cho các doanh nghiệp trong thành phố thiếu một lượng lao động nhất định.

Với việc hoạt động song song với các doanh nghiệp từ các nền văn hóa kinh doanh lớn đề ra yêu cầu với các doanh nghiệp trong thành phố rằng chúng ta phải tìm cho mình hướng đi phù hợp, nếu khơng các doanh nghiệp trong thành phố sẽ mất chỗ đứng.

59

Một phần của tài liệu (Trang 60 - 64)