Thời gian huyền ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 36 - 38)

6. Bố cục khóa luận

2.2. Thời gian huyền ảo

Trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn

Khắc Phi, Nxb Giáo Dục, 2009): “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại

của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [7, tr.272].

Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian không tách rời chuỗi biến cố cốt truyện, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức, có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn” đứng ngoài thời gian. Như vậy thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kỳ lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể

hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong trong thế giới.

Trong Những thế giới nghệ thuật thơ, tác giả Trần Đình Sử quan niệm thời gian nghệ thuật là “phương thức tồn tại của thế giới vật chất, thời gian cũng như không gian đi vào nghệ thuật cùng với cuộc sống được phản ánh như một yếu tố của nó. Nếu như mọi hiện tượng của thế giới khách quan khi đi vào nghệ thuật được soi sáng bằng tư tưởng và tình cảm được nhào nặn và sáng tạo để trở thành một hình tượng nghệ thuật phù hợp với một thế giới quan, phương pháp sáng tác, phong cách truyền thống và thể loại nghệ thuật nhất định thì thời gian nghệ thuật nó cũng thế…Nó vừa là phương diện của đề tài vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm” [tr.390].

Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp của truyện cũng quan niệm “thời gian như một nhân tố cấu trúc nghệ thuật của truyện” và phân chia ra thời gian của truyện và thời gian của chuyện để đi đến kết luận “truyện thuộc loại hình nghệ thuật thời gian và thời gian trong truyện là thời gian trong thời gian” [tr.109].

Một số quan niệm về thời gian nghệ thuật nói trên gặp nhau ở các điểm: Vai trò của thời gian trong chỉnh thể tác phẩm, thời gian trong tác phẩm mang tính quan niệm và được thiết kế theo ý đồ chủ quan trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Như vậy thời gian trong tác phẩm văn học là thời gian nghệ thuật. Nó mang tính quan niệm và dấu ấn chủ quan của nhà văn.

Trong truyện ngắn của Kawabata giống với không gian huyền ảo, sự xuất hiện của thời gian huyền ảo đã tạo cho thời gian nghệ thuật của mỗi truyện ngắn một sự bí ẩn đầy mê hoặc. Yếu tố huyền ảo trong các tác phẩm truyện ngắn của Kawabata được thể hiện chủ yếu trên hai bình diện là thời gian mơ hồ và thời gian kí ức.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)