Chi tiết huyền ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 53 - 58)

6. Bố cục khóa luận

2.4Chi tiết huyền ảo

Chi tiết nghệ thuật là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật cụ thể, gợi cảm và sống động là nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, về cử chỉ, phản ứng nội tâm, hành vi lời nói. Tùy theo sự biểu hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ

thuật gắn với quan niệm về nghệ thuật, về thế giới và con người với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định. Trong tác phẩm có chi tiết nghệ thuật chỉ đóng vai trò vật liệu xây dựng làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lợi và hợp lý nhưng cũng có chi tiết nghệ thuật thể hiện tập trung cấu tứ của tác giả. Các chi tiết nghệ thuật này thường được tác giả nhấn mạnh, tô đậm lặp lại bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Chi tiết liên truyện là cụm từ dùng để chỉ những chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm khác nhau của một nhà văn. Nó mang những giá trị nghệ thuật nhất định cho tác phẩm. Trong truyện ngắn của Kawabata có nhiều hình ảnh xuất hiện khá nhiều đó là những hình ảnh rắn, trứng, gương mặt, đầu thai, nạo thai, sẩy thai...Nó không chỉ xuất hiện trong truyện ngắn mà còn xuất hiện với tần suất khá dày đặc trong tiểu thuyết của ông. Nếu như

Tiếng rền của núi, trứng đà điểu xuất hiện trong giấc mơ của ông Singo thì ở

Những quả trứng, những ngôi nhà chất đầy trứng lại hiện về trong giấc mơ

của Akiko. Hay chúng ta bắt gặp cái trứng rắn trên sa mạc trong giấc mơ của ông Singo trong Tiếng rền của núi và lại một lần nữa xuất hiện nhiều rắn hai mươi tư con trong giấc mơ của Ineka ở truyện ngắn Những con rắn.

Những chi tiết nạo thai, đầu thai, phá thai cũng được nhắc lại liên tiếp trong truyện ngắn Vũ nữ Izu, Cây trà hoa. Trong Vũ nữ Izu có hai chi tiết nói đến việc sẩy thai “Anh ta kể, vợ anh ta đã hai lần sẩy thai” [15, tr.24] và “hè năm nay cô ấy bị sẩy thai đứa thứ hai” [15, tr.19]. Còn trong Cây trà hoa

những chi tiết đầu thai, sẩy thai xuất hiện với tần số khá nhiều. Vợ của Shimamủa bị sẩy thai vì thế luôn quan niệm về sự đầu thai của đứa đầu tiên và đứa trẻ phải chết. Những chi tiết này xuất hiện trong các giấc mơ của các nhân vật nên khi đi vào trong các tác phẩm chúng ta cảm nhận được tính mơ hồ, khó hiểu của mạch nguồn câu chuyện nên chúng ta càng bị thu hút hơn.

Tuy nhiên các chi tiết này lại gần gũi với cuộc sống đời thường con người nên người đọc cũng không thấy xa lạ.

Ngoài ra hình ảnh “gương mặt” là chi tiết được thể hiện ở một số truyện ngắn như Gương mặt khi ngủ, Gương mặt người chết, Người đàn ông

không cười...Mỗi tác phẩm nhỏ này của Kawabata đều miêu tả sự biến dạng

của gương mặt. Ở truyện Gương mặt khi ngủ Kawabata đã miêu tả các dạng khác nhau về một gương mặt khi ngủ của một cô gái “Có người con gái khi ngủ, gương mặt nhanh chóng trở nên già. Có người con gái khi ngủ, gương mặt bỗng chốc trẻ thơ” [15, tr.125]. Còn trong truyện ngắn Gương mặt người chết, trước sự quan sát của người chồng khi nhìn gương mặt người vợ đã chết “Gương mặt nàng nghiêm nghị với vẻ đau đớn. Hai gò má gầy xanh, hàm răng đã đổi sắc chìa ra ở hai môi. Thịt ở mi mắt nàng đã khô đi, dính chặt vào con ngươi. Những dây thần kinh đã kết tinh nỗi thống khổ trên trán nàng” [15, tr.126]. Truyện Gương mặt thể hiện quan niệm của nữ diễn viên sân khấu về gương mặt trên sàn diễn “Cô luôn nghĩ rằng khi mình khóc thì người xem sẽ khóc theo. Đó là ánh mắt đầu tiên của cô gái nhìn đời” [15, tr.159].

Qua những quan niệm về gương mặt chúng ta thấy Kawabata rất tinh tế trong việc miêu tả cặn kẽ từng chi tiết trong khuôn mặt của một con người ở từng trạng thái tâm lý.

Chiếc mặt nạ được nhà văn lặp đi lặp lại trong các truyện Mặt nạ người

chết, Người đàn ông không cười, Sự sống dưới tấm mặt nạ...Nó là hình ảnh

đặc sắc, sinh động chứa nhiều bí ẩn, nhiều tầng ý nghĩa đặc sắc, nhiều tầng ý nghĩa sâu xa.

Chiếc gương soi một trong ba báu vật được nói đến rất nhiều trong các huyền thoại về sự ra đời và tín ngưỡng thiên nhiên của nước Nhật. Người dân xứ sở hoa anh đào coi chiếc gương là biểu tượng tâm hồn của họ. Trong quan niệm về vũ trụ của người phương Đông, con người được coi là tiểu vũ trụ, là

một trong ba bộ phận cấu thành đại vũ trụ mênh mông và bí ẩn. Thuyết thiên nhân nhất thể cho rằng, con người và thiên nhiên vốn có chung nguồn cội. Bởi thế “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, con người và thiên nhiên thường phản ánh, soi chiếu lẫn nhau. Nhật Bản một trong những nền văn hoá tiêu biểu của phương Đông không thể không chịu ảnh hưởng của tư tưởng này. Và chiếc gương soi là cách “mã hoá” thứ vũ trụ quan độc đáo của người Nhật.

Chiếc gương soi là hình ảnh trở đi trở lại nhiều lần trong sáng của Kawabata dưới nhiều dạng khác nhau. Nó trở thành một phương tiện biểu đạt độc đáo gắn với quan niệm về cái đẹp của Kawabata. Và nói như Nhật Chiêu: “Thẩm mỹ quan của Kawabata từ ánh nhìn đầu tiên đến cuối cùng vẫn là soi chiếu thế giới vào một tấm gương kỳ diệu và sự vật được phản chiếu sẽ đẹp hơn bản thân sự vật”. Với một ý nghĩa như vậy, Thuỷ nguyệt không chỉ là một truyện ngắn tình cảm tâm lý mà còn là một tuyên ngôn nghệ thuật, một tác phẩm mang tính luận đề.

Chiếc gương soi là một thủ pháp mà Y. Kawabata sử dụng trong hầu hết những sáng tác của ông, nó không chỉ xuất hiện trong một số tiểu thuyết

như Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi mà còn xuất hiện ở nhiều

truyện ngắn như Con châu chấu và con dế đeo chuông, Thuỷ nguyệt. Chiếc gương trong sáng tác của Y. Kawabata không chỉ đơn thuần là tấm gương soi mà còn là tấm kính của toa tàu, một chén trà, một bình hoa, một tấm ảnh, một giọt sương, mặt nước. Theo tác giả, mọi cái được phản ánh qua hình ảnh “chiếc gương” càng trở nên lung linh, kỳ ảo và đẹp hơn. Chính nhà văn Y. Kawabata đã thừa nhận: “Tôi khám phá nhờ ánh nắng ban mai, vẻ đẹp của li cốc dùng uống rượu phơi ngoài hiên lữ. Tôi nhìn thấy vẻ đẹp này tận tường. Tôi bắt gặp vẻ đẹp này lần đầu tiên. Tôi cho rằng mình chưa nhìn thấy nó nơi đâu. Không phải loại gặp gỡ này chính là yếu tính của thơ văn cũng như đời sống con người hay sao?”. Như vậy, chiếc gương soi góp phần thể hiện quan

niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của tác giả về con người và thế giới vũ trụ. Trong truyện ngắn của Y. Kawabata, hình ảnh chiếc gương xuất hiện ở một số tác phẩm mà tập trung nhất là ở truyện ngắn Thuỷ nguyệt. Con người và thiên nhiên soi rọi và phản chiếu lẫn nhau. Thiên nhiên như chiếc gương soi vào mọi ngõ ngách tâm hồn con người, ngược lại, từ đôi mắt - tấm gương đầy bí ẩn của con người - hình ảnh thiên nhiên được khúc chiếu một cách sinh động.

Trong Con châu chấu và con dế đeo chuông, những bóng đèn lồng ngời sáng, lung linh trong đêm tối là tấm gương soi chiếu tâm hồn trẻ thơ trong một trò chơi tìm kiếm vĩnh cửu. “Những chiếc đèn lồng lộng lẫy nhiều màu sắc đang nhấp nhô bồng bềnh... có khoảng hai mươi chiếc đèn lồng, chúng không chỉ mang một màu sắc đỏ thắm, hồng, chàm, xanh lá cây, đỏ tía hay vàng mà có cái sáng lên năm màu một lúc... Đêm vắng vẻ, những chiếc đèn bồng bềnh cùng tụi trẻ con đi trên triền đê, cảnh này là thực hay đang mơ giữa một câu chuyện thần tiên?” [15, 114]. Những chiếc đèn lồng lung linh đủ màu sắc tựa như sự trong trắng, hồn nhiên của lũ trẻ. Trong không gian mờ ảo của đêm tối rước đèn, sự nhầm lẫn của chú bé khi đưa cho một cô bé con châu chấu nhưng lại nói là con dế đeo chuông là một điều dễ thương. Bằng trực giác và sự quan sát tinh tế, Y. Kawabata đã nắm bắt những khoảnh khắc đi qua khiến cho con người phải nhìn lại nuối tiếc: “Thật đáng tiếc biết bao khi cậu không có cách nào để nhớ được trò đùa giỡn ánh sáng đêm nay, từ cái lồng đèn đẹp lộng lẫy của cậu được viết bằng ánh sáng xanh lên ngực người bạn gái” [15, 117]. Các chi tiết liên truyện trong sáng tác của Kawabata mang lại cho độc giả cảm giác gần gũi với sự thật cuộc sống góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của Kawabata. Chúng liên kết các tác phẩm lại như nhiều phần của một câu chuyện tạo nên tính hệ thống trong sáng tác của nhà văn xâu chuỗi chi tiết liên truyện độc giả có thể hình dung được phần nào cuộc đời, tính cách, sở thích của nhà văn để hiểu các truyện ngắn của nhà văn một cách sâu sắc hơn.

CHƯƠNG 3

YẾU TỐ HUYỀN ẢO - CÁI NHÌN “HUYỀN ẢO” THẾ GIỚI THỰC CỦA KAWABATA

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 53 - 58)