Tạo chất thơ cho truyện ngắn

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 67 - 76)

6. Bố cục khóa luận

3.3.Tạo chất thơ cho truyện ngắn

Thơ được sinh ra từ mạch nguồn cảm xúc của tác giả. Do đó sự thể hiện của thơ là theo mạch nguồn tư tưởng, tình cảm chứ không nhất thiết phải tuân theo một trật tự logic cụ thể nào. Và đây cũng chính là một đặc điểm quan trọng góp phần làm nên “hồn” và “cốt” Nhật Bản trong sáng tác của Kawabata. Đúng như ông Vũ Thanh Thư từng viết “Tác phẩm của Kawabata thường được viết bằng một thứ văn Nhật hết sức hoa mỹ, sử dụng hình ảnh và

ngôn từ như những bài thơ văn xuôi, đặc biệt là thể loại truyện trong lòng bàn tay” [8, tr.53].

Đọc truyện ngắn của Kawabata đặc biệt là tập truyện ngắn Trong lòng

bàn tay vào truyền thống kiệm lời của văn học Nhật Bản, ta có thể dễ dàng

nhận thấy những khoảng trống vô ngôn đó Kawabata đã tiếp nhận từ thơ Haiku - một thể thơ chỉ gồm 17 âm tiết chia thành 3 dòng nhưng lại rất giàu sức gợi cảm. Kết cấu bỏ lửng của thơ Haiku, cái hư không bảng lảng khó nắm bắt của tinh thần Thiền tông kết hợp với sự duy lý trong kỹ thuật viết văn phương Tây đã làm cho những sáng tác của Kawabata có một phong cảnh đặc thù không hẳn phương Đồng cũng không hẳn của phương Tây.

Thời gian trong truyện ngắn của Kawabata thường được thể hiện theo mùa bằng những biểu tượng mùa, những biểu tượng được dùng như những “quý ngữ” trong thơ cổ Nhật Bản nói riêng và phương Đông nói chung. Đó là sự kế thừa và tiếp thu những giá trị truyền thống của Kawabata vào trong truyện ngắn của ông.

Thiền sư Dogen từng viết:

Hoa thắm mùa xuân Cu gù tiết hạ

Trăng thu óng ả Tuyết đông

Giá lạnh, tinh khôi

Vẻ đẹp bốn mùa của nước Nhật như được thâu gọm vào trong bốn câu thơ: hoa, tiếng chim cu, trăng thu, tuyết là những hình ảnh mang đậm bản sắc riêng của thiên nhiên Nhật. Và Kawabata đã tiếp tục kế thừa truyền thống đó vào trong truyện ngắn của mình. Trong truyện ngắn của ông dù không gian, thời gian có bị đảo lộn, mơ hồ nhưng người đọc vẫn nắm bắt được, cảm nhận được bước đi của thời gian.

Là nguời am hiểu văn hoá phương Đông, từ trong sâu thẳm tâm hồn, Kawabata đã chịu ảnh hưởng rất lớn của cách tư duy và phương thức biểu hiện của nghệ thuật phương Đông. Mặc dù tiếp nhận văn học phương Tây hiện đại nhưng Kawabata đã cho rằng: “Tôi đã tiếp nhận lễ rửa tội với văn học phương Tây hiện đại và tôi cũng đã bắt chước nó, nhưng trong sâu thẳm cội rễ tôi là người phương Đông và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình”.

Yasunari Kawabata tìm thấy trong tranh thuỷ mặc, thơ Haiku, sân khấu kịch Noh và mỹ học Thiền những nét chấm phá, để ngỏ, những khoảng trống, im lặng.

Chính nhà văn đã tiếp thu nghệ thuật miêu tả cuộc sống của các loại hình nghệ thuật trên để khám phá hiện thực trong thể loại truyện ngắn. Nhà văn Mỹ Seidensticker nhận xét rằng: “Tôi cho rằng nên xếp Kawabata vào dòng văn chương mà ta có thể dò đến tận những bậc thầy Haiku của thế kỷ XVII. Haiku là những bài thơ nhỏ cố gắng gợi cho ta những bất ngờ nhận biết cái đẹp bằng cách phối hợp nhưng điểm tương phản hoặc khác xa nhau. Thơ Haiku cổ điển đã hoà lẫn cái động và sự bất động với nhau một cách độc đáo. Cũng theo lối ấy, Kawabata cho các giác quan pha lẫn với nhau không chút ngại ngùng”. Nhà văn Y. Kawabata cho rằng, tác phẩm của ông được miêu tả như những tác phẩm của chân không, có cái hư vô, “nhưng cái hư vô này hoàn toàn không phải cái mà người ta thường hiểu ở chữ “chủ nghĩa hư vô” của phương Tây. Đó là do những cội rễ tinh thần của chúng ta khác nhau.

Nghệ thuật chân không là tạo ra sự trống vắng, để trống, sự trong suốt xung quanh sự vật và con người. Vì thế để lĩnh hội “thi pháp chân không” đòi hỏi người tiếp nhận phải vận dụng mọi giác quan để nhận thức: nhìn bằng mắt, nghe bằng tai và trải lòng để chiêm nghiệm... Trong các truyện ngắn của Y. Kawabata, nhà văn thường chỉ mô tả vài nét chấm phá bỏ lửng và để người

đọc suy luận, viết tiếp phần còn lại theo suy nghĩ của chính họ. Đây là một quan niệm nghệ thuật độc đáo bắt nguồn từ trong truyền thống văn học cổ điển Nhật Bản được Y. Kawabata sử dụng rất có hiệu quả trong các truyện ngắn của mình. Những truyện ngắn trong lòng bàn tay chỉ gói trọn trong vài trang với trên dưới một trăm chữ, chỉ là những khoảnh khắc thoáng qua liên quan đến con người và sự vật nhưng lại chứa đựng một năng lượng thẩm mỹ cao. Đó là những truyện Cốt, Bến tàu, Bình dễ vỡ, Chiếc nhẫn, Đôi dày mùa hạ, Bất tử, Biển, Quả lựu, Trái tim, Hoa trắng, Tính nữ, Thuyền lá tre...

Hơn nữa hầu hết các truyện ngắn của Kawabata được viết theo diễn trình những dòng cảm xúc của tác giả mà cụ thể ở đây là những dòng hồi ức trong quá khứ. Đó là sự ám ảnh, nuối tiếc về những quá khứ đã mất, những quá khứ luôn đẹp trong kí ức của mỗi người. Như trong truyện Trăng soi đáy nước là một minh chứng. Dù hạnh phúc với chồng mới nhưng trong sâu thẳm, Kyoko vẫn nghĩ về quá khứ với tình yêu tràn ngập. Nàng luôn khắc sâu trong tâm trí và tận sâu trong trái tim của mình hình ảnh người chồng đau yếu trong suốt những tháng ngày qua. Không chỉ riêng truyện Trăng soi đáy nước mà hầu hết các sáng tác của Kawabata đều là sự mường tượng của các nhân vật về những quá khứ đã đi qua. Vì thế mà cảm giác hối tiếc, tiếc nuối là cảm nhận chung của người đọc khi tiếp xúc với các tác phẩm của ông. Chính vì thế mà những truyện ngắn của Kawabata được viết trên mạch nguồn cảm xúc miên man theo dòng hồi tưởng.

Với niềm tiếc nuối quá khứ tìm về với cội nguồn của những không gian đậm chất Nhật Bản: lễ hội Bon, những con suối nước nóng, những lữ điếm...cộng hưởng với giọng kể hoài nghi, do dự, trầm tư triết lý rất hợp với chất trữ tình sâu lắng, nỗi buồn êm dịu mà Kawabata kế thừa từ dòng văn học nữ lưu thời Heian đã khiến cho nhịp điệu các truyện ngắn dường như chùng xuống, chậm rãi có lúc dường như chững lại.

Bằng nghệ thuật kể chuyện tài hoa của mình Kawabata đã cho người đọc cảm nhận được sự tinh tế cũng như ý nghĩa triết lý về con người và cuộc đời trong vũ trụ qua mỗi truyện ngắn “Đó chính là cái tài, cái duyên của người kể chuyện tinh tế đến từng chi tiết nhỏ, những khoảng trống cái “dư tình” cuả những câu chuyện không có kết khiến mỗi tác phẩm được kể thật hay, thật đẹp và dư vị của nó thì luôn đọng mãi” [15, tr.213].

Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Kawabata cũng hết sức cô đọng, hàm súc và trong sáng. Là những truyện ngắn nhưng ngôn ngữ viết như những bài thơ nhẹ nhàng, lôi cuốn, một lối viết gần gũi với tinh thần văn chương cổ Nhật Bản nên văn Kawabata thường mềm mại, dung dị “Mưa phùn mùa xuân không đủ làm ướt vạn vật. Nhẹ như sương móc chỉ thấm ướt làn da trong sáng” [15, tr.158]. Hay “Mưa nặng hạt bắt đầu rơi vào hoàng hôn. Những ngọn núi xám mờ...Mưa đã dừng, vầng trăng ló lên. Bầu trời mùa thu, được nước mưa rửa sạch, ánh lên màu pha lê” [15, tr.16]. Với ngôn ngữ trong sáng, chúng ta như được đắm chìm tâm hồn về với những mảnh đất huyền diệu của xứ sở mặt trời mọc. Lối viết ngắn gọn, cô đọmg Kawabata giúp người đọc dễ dàng cảm nhận được sự lắng đọng, thẳm sâu của thơ Haiku cũng như truyền thống yêu cái đẹp, tôn thờ cái đẹp dung dị, mong manh của người Nhật. Chính vì vậy mà mỗi truyện ngắn của Kawabata vừa giống một bài thơ lại vừa giống một bức tranh . Như Champeon nhận xét “Kawabata có tình yêu tinh tế và sức mạnh dịu dàng của một nhà thơ để cầm trọn cả thế giới trong lòng bàn tay” [15, tr.215].

Truyện ngắn của Kawabata mang đậm chất thơ của Nhật Bản. Với cách viết riêng đã tạo nên một phong cách hết sức đặc biệt. Kawabata được sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản, nguyện suốt đời làm người lữ hành đơn độc trong hành trình tìm kiếm, gìn giữ cái Đẹp. Vì thế, tác phẩm của ông đã kết tinh vẻ đẹp tư duy thẩm mỹ và tâm hồn Nhật Bản. Những sáng tác của ông lấp lánh một tình yêu tha thiết với cái đẹp thấm đẫm màu sắc dân tộc, nằm trong nguồn mạch văn hoá chỉ có ở xứ sở Phù Tang.

KẾT LUẬN

Ai đó đã từng nói: “Nghệ thuật không phải là đầy tớ của nội dung mà là người bạn đồng hành không thể thiếu. Bởi con thuyền của văn chương dù chở đầy ngọc châu nhưng nếu không có những bơi chèo nghệ thuật thì không bao giờ đến được bến bờ nhân sinh. Nghệ thuật làm cho dòng sông văn học chảy giữa hai bờ chân - thiện - mỹ đổ ra biển thiên lương". Kawabata bằng tài năng nghệ thuật của mình, đã tạo nên được một dòng sông văn học đầy màu sắc huyền ảo để chuyển tải đến người đọc những thông tin lý giải ẩn ức đời thường.

Vừa mang tính chất cổ điển, vừa mang tính chất hiện đại, yếu tố huyền ảo có mặt trên tất cả các phương diện nghệ thuật của một số truyện ngắn Kawabata từ không gian, thời gian cho đến nhân vật và chi tiết liên truyện. Cụ thể đó là không gian huyền ảo thường xuất hiện trong các giấc mơ mang một vẻ đẹp vừa mơ hồ vừa ký bí, không gian trong những tấm gương phản chiếu cuộc sống đời thường đẹp hơn vốn có của nó. Đó là thời gian mơ hồ được đặc trưng bởi cảm thức mùa như một dấu hiệu lấn át và làm nhòe thời gian sự kiện. Là thời gian kí ức xuất hiện ngay trong cuộc sống hiện tại, cuộc sống hiện tại như ngưng đọng để các nhân vật quay trở về với quá khứ với những kỷ niệm đẹp. Là thế giới nhân vật huyền ảo: cánh tay, tấm gương, mặt nạ, cái lược, cái khăn, tảng đá, những linh hồn của người chết. Nhân vật huyền ảo trong truyện ngắn của ông hiện lên không hề khô khan mà hết sức sinh động có hồn. Là những chi tiết liên truyện lặp đi lặp lại nhiều lần trong một số truyện ngắn như một thủ pháp nghệ thuật có chủ ý của nhà văn và một thế giới nhân vật mang tính huyền ảo. Tất cả tập hợp lại đã tạo nên một thế giới hư ảo mơ hồ trong một số trong truyện ngắn của Kawabata. Sự xuất hiện của yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Kawabata không chỉ tạo nên sức hấp dẫn lôi cuốn mà qua yếu tố huyền ảo Kawabata muốn chuyển tải đến

người đọc những thông điệp về con người, về cuộc sống hết sức nhân văn mang đầy ý nghĩa triết lý. Để rồi khi đọc xong, gấp trang sách lại người đọc như muốn được trải lòng ra đón nhận những gì đẹp nhất, hay nhất, tinh tế nhất của cuộc đời này.

Tham gia vào công việc tiếp nhận, khám phá vẻ đẹp của truyện ngắn Kawabata…Công trình này chỉ đi vào phân tích yếu tố huyền ảo, một nét đắc sắc trong thế giới nghệ thuật rộng lớn của thể loại này. Tuy nhiên chỉ một phương diện như vậy cũng đã có thể thấy được cái hay, sức lôi cuốn của nó cũng như tài năng kỳ diệu của nhà văn Kawabata.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nhật Chiêu (1995), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục. 2. Nhật Chiêu (1997), Câu chuyện văn chương phương Đông, Nxb

Giáo dục.

3. Nhật Chiêu (1991), “ Kawabata Yasunari – Người cứu rỗi cái đẹp”, Tạp chí văn học số 16.

4. Nhật Chiêu (2000), “Thế giới Yasanara Kawabata hay là cái đẹp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hình và bóng”, Tạp chí Văn học số 3.

5. Nhật Chiêu (2000), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục.

6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1999), 150 từ điển

thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2009), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb Giáo dục

8. Đào Thị Thu Hằng (2005), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari

Kawabata, Nxb Giáo dục.

9. Nguyễn Thị Mai Liên (2005), “Yasunari Kawabata – Người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp”, Tạp chí văn học số 11.

10. Phương Lựu (Chủ biên, 2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục 11. Hữu Ngọc (1992), Dạo chơi vườn văn học Nhật Bản, Nxb Giáo

dục.

12. Lưu Đức Trung (2007), Giáo trình văn học thế giới tập 2, Nxb Đại học Sư phạm.

13. Lưu Đức Trung (1999), “Thi pháp tiểu thuyết của Yasunari Kawabata nhà văn lớn Nhật Bản”, Tạp chí văn học số 9.

14. Văn học Nhật Bản (1998), Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia.

15. Tủ sách Nobel văn học (2005), Yasunari Kawabata - Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lí do chọn đề tài ... 2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 3

3. Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu ... 4

4. Phương pháp nghiên cứu ... 4

5. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ... 5

6. Bố cục khóa luận ... 11

CHƯƠNG 1: YASUNARI KAWABATA VÀ THỂ LOẠI TRUYỆN NGẮN ... 12

1.1 Yasunari Kawabata - Người lữ khách u sầu đi tìm cái đẹp... 12

1.2. Về thể loại và truyện ngắn Trong lòng bàn tay của Kawabata ... 15

1.2.1. Khái niệm truyện ngắn... 15

1.2.2. Khái niệm Truyện ngắn trong lòng bàn tay ... 17

1.2.3. Truyện ngắn và Truyện ngắn trong lòng bàn tay của Kawabata - những đoản khúc thi ca... 22

1.3. Yếu tố huyền ảo trong văn học... 24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƯƠNG 2: MÀU SẮC HUYỀN ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA KAWABATA ... 27

2.1. Không gian huyền ảo... 27

2.1.2. Không gian trong những giấc mơ ... 28

2.1.3. Không gian trong những tấm gương ... 32

2.2. Thời gian huyền ảo... 36

2.2.1. Thời gian mơ hồ ... 38

2.2.3. Thời gian ký ức ... 40

2.3. Nhân vật huyền ảo... 47

2.3.2. Nhân vật là những hồn ma ... 52

2.4 Chi tiết huyền ảo ... 53

CHƯƠNG 3:YẾU TỐ HUYỀN ẢO - CÁI NHÌN “HUYỀN ẢO” THẾ GIỚI THỰC CỦA KAWABATA ... 58

3.1. Phản ánh những cái đẹp “hư ảo” ... 58

3.2. Khắc họa thế giới nội tâm đầy biến ảo của con người... 63

3.3. Tạo chất thơ cho truyện ngắn ... 67

KẾT LUẬN ... 72

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 67 - 76)