Nhân vật là những hồn ma

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 52 - 53)

6. Bố cục khóa luận

2.3.2.Nhân vật là những hồn ma

Bên cạnh nhân vật là sự vật nhân hóa, trong truyện ngắn Kawabata còn có các nhân vật là những hồn ma. Những nhân vật này có vai trò không nhỏ trong việc tạo nên tính chất huyền ảo cho thể loại truyện ngắn của ông. Qua nhân vật bất tử là hai hồn ma mang tính chất huyền ảo, lạ thường Kawabata muốn thể hiện sức mạnh siêu nhiên của con người. Trong Bất tử, mối tình của một ông già và một cô gái trẻ chênh lệch nhau chừng sáu lăm tuổi được mô tả bằng những chi tiết huyền ảo. Trên đường tự tình “đôi tình nhân ấy dường như không nhận thấy rằng họ sẽ đi thẳng vào trong lưới nếu như họ cứ bước song hành. Chân họ chẳng dừng, mà đi xuyên qua tấm lưới như một làn gió xuân” [15, tr.206]. Và “Cô gái dễ dàng đi xuyên thân cây. Và ông lão cũng làm như thế... Họ biến mất vào trong thân cây. Ông già lẫn cô gái không trở ra nữa” [15, tr.208]. Dù tuổi tác họ có chênh lệch nhau khá lớn nhưng tình yêu của họ vẫn nồng nàn và sự quan tâm lẫn nhau thật cảm động. Khi ông già bị ngã cô gái choàng tay đỡ ông lên. Đặc biệt là sau năm mươi lăm năm trời tình yêu của họ dành cho nhau vẫn như tuổi muời tám “Em vui là em đã tự trầm mình. Hơn nữa, những kỷ niệm em có ở tuổi mười tám vẫn nguyên vậy. Anh mãi mãi trẻ trung đối với em. Và em cũng vậy đối với anh” [15, tr.207]. Qua câu chuyện tình yêu của hai linh hồn bất tử nhà văn Kawabata muốn thể hiện cái bất tử trong tình yêu. Tình yêu là sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không bao giờ chúng ta vượt qua “Anh

chẳng biết gì nhặt bóng. Nhặt đến đau nhức cả lưng...Nhưng có một cô gái tự tử vì anh. Có vách đá ngay bên mình, vì thế chỉ cần đảo mình là nhảy qua nó. Anh đã nghĩ thế. Không. Anh phải tiếp tục sống. Anh chết thì còn ai trên đời nhớ đến em. Em sẽ phải chết hoàn toàn” [15, tr.208]. Và hôm nay đây họ đã đến được với nhau và biến mất vào trong cây. Đó là hạnh phúc cuối cùng của hai linh hồn. Đó là một tình yêu đẹp nhưng hư ảo, mộng mị và cũng chính là cái đẹp hư ảo mà Kawabata suốt trên cuộc hành trình cô đơn đi tìm kiếm níu giữ.

Hồn ma của ông nội nhân vật “tôi” theo những lời đồn đại nhảm nhí của mọi người trong tác phẩm Cốt “đêm truớc ông tôi biến thành ngọn lửa ma trơi xanh , bay khỏi miếu, vào bệnh viện qua các bệnh nhân truyền nhiễm, trải lên đầu làng mùi khó ngửi trước khi lên trời” [15, tr.110] không có vẻ rùng rợn bởi đó chỉ là ghi chép lại của nhân vật “tôi”về quá khứ tuổi 17 nhưng nó có tác dụng rất làm cho tựa đề Cốt thêm hấp dẫn, li kỳ lôi cuốn người đọc đến hết tác phẩm.

Tóm lại nhờ sự xâm nhập yếu tố huyền ảo vào việc xây dựng nhân vật đã làm cho các hình tượng nhân vật được hiện lên không hề khô khan mà sinh động, có hồn tăng thêm sức lôi cuốn cho người đọc. Đặc biệt qua những nhân vật mang tính chất huyền ảo đó Kawabata đã gửi gắm những triết lý của mình.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 52 - 53)