Nhân vật huyền ảo

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 47 - 49)

6. Bố cục khóa luận

2.3.Nhân vật huyền ảo

Trong nghiên cứu văn học, nhân vật văn học đã trở thành khái niệm quen thuộc, thiết yếu. Hầu hết các công trình mang tính công cụ như từ điển, thuật ngữ văn học…đều nhắc đến nhân vật văn học như là một khái niệm không thể thiếu trong khoa học nghiên cứu văn chương.

Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa nhân vật văn học là “con người

cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên, cũng có thể không có tên, có khi khái niệm nhân vật văn học được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Như vậy nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống” [7, tr.203]. Chức năng cơ bản của nhân vật văn học khái quát tính cách của con người. Do tính cách là một hiện tượng xã hội, lịch sử nên chức năng khái quát tính cách của nhân vật văn học cũng mang tính lịch sử. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn về con người. Vì thế nhân vật luôn gắn chặt với chủ đề của tác phẩm. Nhân

vật văn học được miêu tả qua các biến cố xung đột, mâu thuẫn và mọi chi tiết các loại. Cho nên nhân vật luôn gắn với cốt truyện.

Tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng rút ra kết luận “Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, một trường phái hoặc dòng phong cách” [6, tr.35]

Trong cuốn Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, tác giả Đào Thị Thu Hằng có đưa ra định nghĩa về nhân vật văn học của M.H. Abrams như sau: “là những người xuất hiện trong kịch hoặc trong tác phẩm tự sự, người được giải thích bởi độc giả như là người cung cấp những phẩm chất đạo đức, tính cách, xúc cảm được biểu hiện bằng lời nói tức đối thoại và bằng việc làm tức hành động. Những nguyên cớ trong bản chất tính cách, dục vọng và đạo đức của nhân vật đối với lời nói và hành động của họ được gọi là động cơ” [15, tr. 124].

Như vậy các nhà nghiên cứu thống nhất ở một số điểm chung sau “Nhân vật là con người trong tác phẩm”. Thông thường họ phải có lời nói, hành động để biểu hiện cảm xúc, tính cách thì mới gọi là nhân vật. Song đôi khi họ không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được các nhân vật khác hoặc người kể chuyện nhắc đến, kể về. Thậm chí có khi họ là những nhân vật vắng mặt không xuất hiện trong tác phẩm. Nhân vật trong tác phẩm có thể là con người, loài vật thấm chí là đồ vật miễn sao phải thể hiện được một nội dung tư tưởng nào đó một cách có nghệ thuật.

Một phần của tài liệu Yếu tố huyền ảo trong truyện ngắn của Yasunari Kawabata thể hiện trên các bình diện không gian thời gian nhân vật và chi tiết. (Trang 47 - 49)