6. Bố cục khóa luận
3.2. Khắc họa thế giới nội tâm đầy biến ảo của con người
Truyện ngắn của Kawabata là những dòng cảm xúc đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa độc thoại và đối thoại, giữa thực và ảo và diễn biến theo chiều phát triển của tâm lý nhân vật. Qua mỗi truyện ngắn đã thể hiện một cái nhìn nhân văn, một thái độ đồng cảm của tác giả đối với những con người, cảnh đời trớ trêu, trái ngang trong xã hội, hướng đến sự thanh lọc về đạo đức
tâm hồn con người. Duờng như những gì đang xảy ra trong cuộc sống Nhật xô bồ trên con đường hiện đại hóa đã khiến con người đang xa dần với những giá trị văn hóa cội rễ dân tộc. Và những sáng tác của Kawabata như là một sự tìm về cội nguồn dân tộc để lưu giữ, bảo tồn cái đẹp. Đó cũng chính là mục đích, ý nghĩa của sáng tác của Kawabata.
Những giấc mơ xuất hiện trong truyện ngắn Kawabata thuờng gắn với tâm lý nhân vật có những ẩn ức ngày thường không được giải tỏa đã len lõi vào trong giấc ngủ ban đêm. Họ mơ về những điều hết sực lạ kỳ nhưng lại liên quan tới cuộc sống. Như nhân vật Akiko mơ về những quả trứng cũng xuất phát từ nguyên nhân bố của Akiko đã nhờ cô mua mấy quả trứng sống để nuốt do bị viêm họng. Hay như trong giấc mơ Ineko không gian kể chuyện lại là một ngôi nhà nào đó mà cô đã từng đến và len lỏi vào trong giấc mơ của Ineko lại vừa có những nhân vật có tên tuổi như bà Kanđa, Shinoda…vừa có nhân vật xuất hiện nhưng không hề có tên tuổi: vợ trước, vợ sau của Shinoda. Giấc mơ của Ineko cũng đầy màu sắc, trong ngôi nhà khép kín tại phòng khách cô có gặp hai con chim nhỏ như chim ruồi và những con rắn. Tuy giấc mơ hết sức huyền ảo nhưng nó cũng liên quan tới những người bạn thuở trước: ông Kanđa, Shinoda và hai người vợ trước và vợ sau của Shinoda. Trong giấc mơ cô chỉ gặp người vợ trước của Shinoda cũng có nguyên do của nó. Trước đây cô vợ trước của Shinoda vốn là bạn thân thiết của hai vợ chồng Ineko và từ ngày ly hôn với Shinoda họ mất hẳn tin tức của cô ấy. Và hôm nay họ thắc mắc không hiểu người vợ trước của Shinoda đang làm gì trong những ngày qua? Bây giờ cô ấy ở đâu?...Chính những thắc mắc đó đã len lỏi vào trong giấc mơ của Ineko và giấc mơ huyển ảo như là một sự nhớ về những người bạn thân ngày xưa. Qua truyện ngắn Những quả trứng của Kawabata chúng ta dường như thấm hơn triết lý ấm áp tình người, trong cuốc sống xô bồ nhộn nhịp đôi khi bản thân chúng ta hãy dành một chút thời gian
để nhớ về những người bạn đã cùng đồng hành với mình trong chặng đường đã qua và những gì của quá khứ mình không nên cố tìm cách giải thích mà hãy giữ nó trong tim.
Vịnh cánh cung là một truyện ngắn được kể thông qua nhân vật Muranô
- một người phụ nữ đáng yêu nhưng bất hạnh trong hạnh phúc gia đình. Toàn bộ câu chuyện là sự hoà quyện, đan xen giữa những điều trong quá khứ, trong tưởng tượng và những cái hiện hữu trong hiện tại. Hồi ức quá khứ và hiện tại cứ đan cài lần lượt hiện ra thay lời kể của bà Muranô. Không hạnh phúc trong cuộc sống gia đình, bà Marunô đã để tâm gắn bó với một hình bóng lý tưởng là nhà văn Kasumi - người mà bà cho là người tình năm xưa của mình. Bà đã đến gặp nhà văn Kasumi để bộc bạch tâm sự và mong muốn được thương yêu và chia sẻ. Nhưng người mà bà gặp chưa bao giờ biết đến bà, mà chính do bà tưởng tượng ra mà thôi. Những lời bộc bạch của bà cũng khiến nhà văn Kasumi phải day dứt, suy nghĩ về vấn đề tình yêu và cuộc sống hạnh phúc. Ông chính là cứu cánh cho tâm hồn bị tổn thương của bà và mỗi khi nghĩ về Kasumi khiến lòng bà ấm lại và nhem nhóm hy vọng về hạnh phúc và tình yêu. Truyện Vịnh cánh cung về một khía cạnh nào đó đã thể hiện được “nét tinh tế, sự nhạy cảm cao độ, khắc hoạ được nét tinh tế trong tâm hồn người Nhật”. Dù đó chỉ là câu chuyện tưởng tượng vì lý do tâm lý bà không được ổn định nhưng dường như nó đã cứu cánh trong tâm hồn bà làm cho bà cảm thấy được an ủi trong cuộc sống.
Hay như trong truyện ngắn Thủy nguyệt, tấm gương như là chiếc cầu nối cuộc sống của hai vợ chồng ngập đầy hạnh phúc ngay cả khi người chồng ngả bệnh. Người vợ tự nguyện chăm sóc chồng và tự nguyện tránh gần gũi để giữ gìn sức khỏe cho chồng. Tình yêu của họ thật đẹp. Người chồng chết đi đã mang theo cả niềm hạnh phúc mong manh của người đàn bà.
Khi lập gia đình lần thứ hai, người phụ nữ hầu như vẫn nguyên vẹn vẻ đẹp thời xuân sắc. Điều đó có nghĩa cô vẫn ở nguyên trong giới hạn của một con người chưa được nếm trải hết hạnh phúc cuộc đời. Bằng chứng là người chồng sau thường xuyên khen nàng “còn giống như là con gái”. Đấy là tình cảm thật của anh ta, nhưng mỗi lời khen đó lại tựa như là nhát dao khoét sâu vào nỗi đau của cô với hạnh phúc vỡ tan với người chồng trước. Đúng hơn nó gợi cô nhớ lại giới hạn của cuộc hôn nhân ngắn ngủi trước đó.
Tình hình càng tồi tệ hơn khi cô mang thai. Cảm thấy bất an với cuộc sống thực tại. Đúng hơn là cô cảm thấy em bé đó không được hoài thai từ tình yêu nồng cháy của cuộc hôn nhân lần thứ hai. Người chồng này tuy rất yêu và chăm sóc cô, nhưng khoảng cách tuổi tác đã ngăn cách hai người. Dường như người đàn bà cảm thấy có lỗi với người chồng trước. Cô cùng người chồng thứ hai quay về ngôi nhà, nơi cô sống những ngày tháng cuối cùng với người chồng trước. Tại đó, mọi vật đã thay đổi. Ngôi nhà đã có chủ mới. Mảnh vườn cũng khác xưa. Trong bầu không khí gợi nỗi sầu muộn mênh mông đó, cô khẽ thì thầm không biết sẽ ra sao nếu em bé được sinh ra lại giống người chồng đã khuất của cô. Đó là sự cô đơn trong gia đình khi người chồng rất mực yêu thương nhưng không có sự chia sẻ và đồng cảm với vợ.
Trong cuộc sống hiện đại con người đặc biệt là người phụ nữ dường như không có ai là không trang điểm để che đi những khuyết điểm của bản thân. Và nhân vật “tôi” trong truyện ngắn trang điểm dường như hết sức bất ngờ trước hình ảnh một cô gái đến nhà tang lễ mà không trang điểm “Cô là người duy nhất không che dấu và không trang điểm. Chắc chắn cô đến để giấu bản thân mình và khóc” [15, tr.157]. Hình ảnh cô gái mặt mộc có tác động lớn đến nhân vật tôi bởi trước đây anh luôn có định kiến với phụ nữ. Giờ đây anh cảm thấy “Những định kiến xấu dành cho phụ nữ đã mọc rễ trong tôi do nhìn qua cái cửa sổ đó đã được gội rửa sạch bong bởi cô gái này”
[15, tr.157]. Đang miên man những suy nghĩ đó thì anh quá sửng sốt trước hành động của cô gái “Nhưng rồi thật bất ngờ, cô gái lấy ra một chiếc gương nhỏ, nhoẻn miệng cười và vội vã rời khỏi phòng đợi”. Anh như bị dội một gáo nước lạnh vào người bởi một hành động của cô gái mà anh không bao giờ nghĩ tới. Đó là cuộc sống con người trong thời kỳ hiện đại hóa. Dường như họ xa dời vẻ đẹp của truyền thống, họ phải che đậy mình bằng những kỹ thuật hóa trang. Tâm hồn con người trong xã hội hiện đại dường như bị chai sạn trước nỗi đau mất người thân. Người đàn ông không tên trong Về chim và thú
là một kiểu dạng này. Anh ta chán ghét hết thảy mọi người vì tính không thuần chủng, trong khi đó từ lâu, xã hội loài người và loài vật thì đâu có còn thuần chủng nữa. Như thế tự anh ta đã đặt bản thân ra bên rìa cuộc đời.
Kawabata người lữ khách bền bỉ trên hành trình đi tìm và giữ gìn cái đẹp của dân tộc. Lừng danh với tư cách người đi tìm cái Đẹp, người tôn thờ cái Đẹp, tác phẩm của Kawabata thường xuyên hướng đề tài về cái nhìn nghệ sĩ để nhìn cuộc đời. Đấy là cái nhìn đau đáu với bao chuyện đời, cái nhìn tinh tế, cái nhìn thương cảm, cái nhìn cô đơn. Cuộc sống của người dân Nhật trong thời kỳ hiện đại dưới ngòi bút của Kawabata như được “huyền ảo” hơn. Cuộc sống của họ được Kawabata miêu tả thực nhưng đằng sau mỗi truyện ngắn là những triết lý hết sức ý nghĩa mà nhà văn muốn gửi tới bạn đọc.