Hình thái tinhtrùng ở những mẫu thiểu tinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng với một số thông số của tinh dịch đồ và fsh, lh, testosteron huyết thanh ở người có tinh dịch đồ bất thường (Trang 133 - 135)

Đối t−ợng vμ ph−ơng pháp nghiên cứu

4.4.4. Hình thái tinhtrùng ở những mẫu thiểu tinh

Khi quan sát đánh giá sơ bộ ban đầu nếu thấy mẫu tinh dịch có mật độ tinh trùng quá ít, mẫu tinh dịch đó đ−ợc ly tâm và lấy cặn để làm tiêu bản. Trên các phiến đồ tinh dịch của nhóm thiểu tinh đã nhuộm màu đều có chung một đặc điểm đó là mật độ tinh trùng ít. Đặc biệt có những mẫu do mật độ quá ít (thiểu tinh rất nặng, mật độ < 1.106/ml) chỉ thấy rải rác một vài tinh trùng. Để quan sát đ−ợc tinh trùng, cần phải tìm trên rất nhiều vi tr−ờng khác nhau.

Quan sát d−ới kính hiển vi điện tử quét Jcol JCM - 5410LV cho thấy mật độ tinh trùng ở những mẫu thiểu tinh th−a thớt. Đồng thời có nhiều tinh trùng hình thái bất th−ờng (ảnh 3.14). Với độ phóng đại lớn (x15.000) cho phép nhìn rõ hình thái đầu tinh trùng. Đầu tinh trùng th−ờng dài và nhỏ, mặt ngoài của màng bào t−ơng ít xù xì, ranh giới giữa cổ và đoạn trung gian của đuôi không rõ (ảnh 3.15). Điều này hoàn toàn logic và phù hợp với kết quả đo các kích th−ớc của đầu tinh trùng. Kết quả trong bảng 3.18 cho thấy nhóm thiểu tinh đạt giá trị lớn nhất về tỷ lệ chiều dài/chiều rộng đầu, hay nói một cách khác đầu tinh trùng nhỏ hơn so với đầu tinh trùng của 2 nhóm còn lại. Làm tiêu bản siêu cấu trúc tinh trùng ở mẫu thiểu tinh và quan sát d−ới kính hiển vi truyền qua JEM 1010 của hóng JEOL nhận thấy đầu tinh trùng dài và nhỏ, nhân lớn, chất nhiễm sắc phân tán, túi cực đầu hẹp, chỉ phủ khoảng 1/3 nhân. Cổ nhỏ, không rõ hố cắm và bản đáy (ảnh 3.19).

Nh− vậy nghiên cứu định tính mô tả hình thái siêu cấu trúc tinh trùng cho kết quả t−ơng đồng với kết quả định l−ợng hình thái vi thể. Tinh trùng bình th−ờng trong mẫu thiểu tinh có đầu và túi cực đầu nhỏ hơn so với 2 nhóm còn lại, đồng thời mẫu thiểu tinh có nhiều tinh trùng hình thái bất th−ờng. Tuy

nhiên chỉ có thể mô tả kỹ hơn về đặc điểm cấu trúc các thành phần cấu tạo của đầu, cổ, đuôi tinh trùng khi quan sát d−ới kính hiển vi điện tử. Hình ảnh siêu vi thể tinh trùng ở độ phóng đại lớn cho thấy những khiếm khuyết về cấu trúc hình thái trong khi ở độ phóng đại nhỏ không phát hiện đ−ợc.

Trong nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc quan sát tinh trùng trong mẫu tinh dịch của các bệnh nhân. Nh− vậy câu hỏi đặt ra thiểu tinh do nguyên nhân nào. Để có thể tìm hiểu đ−ợc những nguyên nhân sâu xa cần phải có những nghiên cứu phân tích, với những kỹ thuật chuyên sâu phù hợp.

Tác giả Shalender Bhasin (2007) nhận thấy có 1/20 các tr−ờng hợp vô sinh nam mang 1 nhiễm sắc thể (NST) bất th−ờng, trong đó 80% là bất th−ờng về NST giới tính và 20% là NST th−ờng. ở ng−ời vô sinh, bất th−ờng về NST giới tính gấp 15 lần và bất th−ờng NST th−ờng gấp 6 lần so với quần thể chung. Khuyết đoạn trên nhánh dài NST Y (Yq) là nguyên nhân phổ biến nhất của suy giảm sinh tinh ở những ng−ời không có tinh trùng hoặc thiểu tinh nặng. Những tr−ờng hợp này nên đ−ợc tiến hành làm NST đồ và thử nghiệm tìm khuyết đoạn NST Yq. Với khuyết đoạn lớn NST Yq có thể quan sát đ−ợc d−ới kính hiển vi nh−ng khuyết đoạn nhỏ lại không quan sát đ−ợc và nó chiếm tỷ lệ 10 - 15% trong số những ng−ời vô sinh nam do không có tinh trùng hoặc thiểu tinh nặng. Trong một nghiên cứu trên 3073 bệnh nhân vô sinh nam, tỷ lệ có khuyết đoạn nhỏ NST Yq là 3,2% và thiểu tinh nặng là 5,5%. Khuyết đoạn nhỏ NST Y hiếm khi thấy xuất hiện ở ng−ời có khả năng sinh sản hoặc ng−ời có mật độ tinh trùng > 5 triệu/ml [133].

Một h−ớng nghiên cứu khác là tìm hiểu cấu trúc mô học tinh hoàn của những tr−ờng hợp có bất th−ờng về mật độ tinh trùng. Venkatachala S và cộng sự (2007) đã tiến hànhquan sát sự thay đổi mô bệnh học ở mẫu sinh thiết tinh hoàn của 30 bệnh nhân vô sinh. Đặc tr−ng của những tổn th−ơng tinh hoàn đ−ợc phát hiện là hình ảnh tế bào ngừng tr−ởng thành đi kèm với giảm khả

năng sinh tinh, hội chứng chỉ có tế bào Sertoli, ống sinh tinh bị thoái hoá kính và chỉ có một tr−ờng hợp mô học tinh hoàn bình th−ờng [145].

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng với một số thông số của tinh dịch đồ và fsh, lh, testosteron huyết thanh ở người có tinh dịch đồ bất thường (Trang 133 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)