Các nghiên cứu về tinh dịch của các cặp vô sinh

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng với một số thông số của tinh dịch đồ và fsh, lh, testosteron huyết thanh ở người có tinh dịch đồ bất thường (Trang 30 - 33)

Tại khoa phụ sản tr−ờng đại học Charles cộng hoà Czech, Rezacova (1999) [126] đã tiến hành xét nghiệm tinh dịch ở 101 ng−ời chồng của các cặp vô sinh. Kết quả cho thấy có 44% số cặp có tinh dịch đồ bất th−ờng. Kết quả nghiên cứu của Daliwal và cộng sự (2000) [68] khi xét nghiệm tinh dịch của

400 cặp vô sinh ở ấn Độ lại đ−a ra tỷ lệ có bất th−ờng về tinh dịch đồ chiếm 50% số cặp.

Công trình nghiên cứu hồi cứu trên một quần thể lớn những cặp vô sinh đ−ợc thực hiện tại bệnh viện một tr−ờng đại học ở Mỹ cho kết quả: 52% số mẫu tinh dịch có ít nhất một thông số bất th−ờng (mật độ, di động, hình thái). Trong đó 51% số mẫu bất th−ờng về tỷ lệ tinh trùng di động, 18% bất th−ờng về mật độ tinh trùng, 14% bất th−ờng về hình thái và 4% bị vô tinh [48].

Takahashi và cộng sự (1989) kiểm tra 173 mẫu tinh dịch của các bệnh nhân vô sinh nam đến khám tại khoa niệu học đại học y khoa Gfu (Nhật Bản) thấy có 35,8% số bệnh nhân không có tinh trùng, 19,6% giảm số l−ợng tinh trùng nghiêm trọng, 9,8% giảm số l−ợng mức độ vừa và 34,7% có tinh dịch đồ bình th−ờng [trích dẫn theo 43].

Anek Aribarg (1995) [54] khi nghiên cứu nguyên nhân gây vô sinh của 250 cặp vô sinh tại bệnh viện tr−ờng đại học Chulalongkorn ở Thái Lan nhận thấy có 64,8% số cặp có tinh dịch đồ bất th−ờng, trong đó nguyên nhân cao nhất là thiểu tinh (29,2%) rồi đến không có tinh trùng trong tinh dịch (14,0%) và bất th−ờng về hình thái tinh trùng (4,4%).

Để xác định những thay đổi về chất l−ợng tinh dịch của nam giới Venezuela từ 1981 - 1995, một nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu hồi cứu trên 2313 nam giới của những cặp vô sinh, kết quả thu đ−ợc: có 9,1% không có tinh trùng; 18,8% bị thiểu tinh. Tỷ lệ bệnh nhân không có tinh trùng và thiểu tinh không thay đổi trong suốt 15 năm [142].

Sau 10 năm nghiên cứu, Mita.P và cộng sự (1998) [119] nhận thấy tỷ lệ tinh trùng di động giảm nhanh trong suốt thời gian theo dõi, điển hình là những bệnh nhân đến khám vô sinh ở vùng Bắc ý.

Berlings và Wolner (1997) nghiên cứu trên các cặp vô sinh ở miền Nam Thụy Điển giai đoạn 1985 - 1995 thấy có sự tăng nhẹ về mật độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng di động, tỷ lệ tinh trùng hình thái bình th−ờng còn thể tích tinh

dịch lại giảm nhẹ [58]. Ng−ợc lại, Pajak.J (1999) khi theo dõi chất l−ợng tinh dịch của 618 nam giới trong các cặp vô sinh ở Silesia trong suốt 16 năm lại thấy có sự gia tăng tinh trùng hình thái bất th−ờng [124].

Thể tích tinh dịch ít hơn 2 ml có thể do rối loạn tuyến tiền liệt và túi tinh, xuất tinh ng−ợc dòng, thiếu túi tinh và tuyến tiền liệt bẩm sinh. Tuy nhiên không có sự khác biệt về các thông số tinh dịch giữa nhóm có thể tích tinh dịch nhiều và nhóm có thể tích ít. Trong những tr−ờng hợp nhiễm khuẩn cấp tính các tuyến sinh dục, pH cũng th−ờng lớn hơn 8. Ng−ợc lại, ở những tr−ờng hợp nhiễm khuẩn mạn tính các tuyến sinh dục và bít tắc đ−ờng dẫn tinh, pH sẽ toan hoá [trích dẫn theo 83].

Theo Hollander (1996) [91], chỉ riêng bất th−ờng về khả năng di động tinh trùng chiếm 20% các tr−ờng hợp bất th−ờng về tinh dịch. Nguyên nhân có thể do bất th−ờng ở NST của tinh trùng, do bất th−ờng về cấu trúc, do nhiễm khuẩn, nhiễm độc và kháng thể kháng tinh trùng.

Sau di động và mật độ, hình thái tinh trùng là một thông số rất quan trọng trong tinh dịch đồ. Singer phát hiện thấy những mẫu tinh dịch có tỷ lệ hình thái tinh trùng bất th−ờng cao, th−ờng kèm theo tinh trùng ít và di động kém. Phát hiện này cũng giống với nhận xét của Hofmann, thông số hình thái ít khi thay đổi một cách riêng rẽ. Bostofte và Gunther thấy có một mối t−ơng quan có ý nghĩa giữa tỷ lệ tinh trùng dị dạng cao với tỷ lệ có thai giảm [trích dẫn từ 122].

Theo nghiên cứu gần đây của Shadaan Abid và cộng sự (2008) tại ấn Độ, sàng lọc trên 660 bệnh nhân vô sinh nam, có 200 tr−ờng hợp vô sinh nặng, trong đó có 100 bệnh nhân không có tinh trùng trong tinh dịch không do tắc nghẽn đ−ờng dẫn tinh và 100 bệnh nhân thiểu và nh−ợc tinh nặng [132].

Năm 2008, một nhóm tác giả ở Nhật Bản đã tiến hành đo kích th−ớc và thể tích tinh hoàn của 408 nam giới vô sinh, nhận thấy có sự liên quan chặt chẽ giữa kích th−ớc tinh hoàn với chức năng tinh hoàn, thể hiện rõ ở các chỉ số

về mật độ, tổng số tinh trùng, tỷ lệ di động và các hormon FSH, LH. Thiểu tinh gặp ở những ng−ời có thể tích tinh hoàn d−ới 10ml, chiều dài d−ới 3,5cm, chiều rộng d−ới 2,5cm và chiều dày d−ới 1,75cm [127].

Theo Malmgren L và cộng sự [114], gonadotropin không những có ảnh h−ởng tới hình thái tinh trùng mà còn ảnh h−ởng tới một số thông số khác của mẫu tinh dịch. Khi tiêm gonadotropin lên động vật 2 lần/tuần thấy trong huyết t−ơng có sản xuất ra kháng thể kháng gonadotropin, nồng độ testosteron trong máu giảm. Sau 14 tuần, mật độ tinh trùng giảm từ 59% xuống d−ới 10%, hình thái tinh trùng bình th−ờng giảm từ 60% xuống 14%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng với một số thông số của tinh dịch đồ và fsh, lh, testosteron huyết thanh ở người có tinh dịch đồ bất thường (Trang 30 - 33)