Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng với một số thông số của tinh dịch đồ và fsh, lh, testosteron huyết thanh ở người có tinh dịch đồ bất thường (Trang 44 - 48)

Đối t−ợng vμ ph−ơng pháp nghiên cứu

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: nghiên cứu đ−ợc tiến hành tại Labo Bảo quản Mô và Phôi Tr−ờng Đại học Y Hà Nội, Phòng kính hiển vi điện tử Viện Vệ sinh dịch tễ trung −ơng, Phòng kính hiển vi điện tử Viện 69 Bộ T− lệnh bảo vệ lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Labo trung tâm Tr−ờng Đại học Y Thái Bình.

- Thời gian: từ tháng 01/2006 đến tháng 12/2008

2.1.3. Cỡ mẫu

™ Cỡ mẫu phân tích tinh dịch và định l−ợng hormon

Cỡ mẫu đ−ợc tính theo công thức: n = Trong đó:

α: mức ý nghĩa thống kê, lấy giá trị α = 0,05.

Z α/2: giá trị tới hạn của phân bố chuẩn với mức ý nghĩa 2 phía của sai lầm α đã ấn định (Z α/2 = 1,96).

p: tỷ lệ những cặp vô sinh có tinh dịch đồ bất th−ờng về thông số mật độ tinh trùng hoặc bất th−ờng về khả năng di động của tinh trùng.

22 2 2. . d q p Zα q = 1- p

d: Sai số mong muốn

Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới và trong n−ớc [2], [35], [54] cho thấy trong số những ng−ời có tinh dịch đồ bất th−ờng, tỷ lệ những mẫu tinh dịch đồ bất th−ờng về mật độ cũng nh− bất th−ờng về khả năng di động của tinh trùng xấp xỉ khoảng 30% nên lấy p = 0,3 nh− vậy q = 0,7; với sai số mong muốn lấy bằng 10% (d = 0,1)

Theo công thức trên, cỡ mẫu n = 1,962 x 0,3 x 0,7/(0,1)2 = 80.

Nghiên cứu đ−ợc tiến hành trên 2 nhóm mẫu: nhóm thiểu tinh và nhóm nh−ợc tinh, cỡ mẫu cho mỗi nhóm là 80 đối t−ợng, nh− vậy tổng số cỡ mẫu trong nghiên cứu là: 80 x 2 = 160.

Trong thực tế đã tiến hành trên 175 đối t−ợng, trong đó có 82 đối t−ợng thuộc nhóm thiểu tinh và 93 đối t−ợng thuộc nhóm nh−ợc tinh. Toàn bộ số bệnh nhân trên đ−ợc làm xét nghiệm định l−ợng nồng độ FSH, LH, testosteron huyết thanh.

™ Cỡ mẫu định l−ợng về hình thái vi thể tinh trùng

Chọn 03 nhóm mẫu tinh dịch đồ đ−ợc phân loại là thiểu tinh, nh−ợc tinh và tinh dịch đồ bình th−ờng của các cặp vô sinh ở độ tuổi từ 20 đến 49 đã kiêng xuất tinh từ 3 - 5 ngày.

Cỡ mẫu: tính theo công thức n = lấy giá trị α = 0,05

Z α/2: giá trị tới hạn của phân bố chuẩn với mức ý nghĩa 2 phía của sai lầm α đã ấn định (Z α/2 = 1,96).

p: tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình th−ờng trong mẫu tinh dịch đồ bình th−ờng theo tiêu chuẩn của Kruger ≥ 15%, lấy p = 0,2 [108].

q = 1- p = 1- 0,2 = 0,8

Theo công thức trên, tính đ−ợc cỡ mẫu tinh trùng cho mỗi nhóm n = 60, để giảm sai số, tăng cỡ mẫu của 2 nhóm thiểu tinh và nh−ợc tinh thêm 1,5 lần. Nhóm tinh dịch đồ bình th−ờng là nhóm chứng để so sánh nên tăng cỡ mẫu lên gấp đôi. Thực tế đã tiến hành đo 135 ảnh tinh trùng có hình thái vi thể bình th−ờng trong các mẫu tinh dịch đồ bình th−ờng, 99 ảnh tinh trùng trong các mẫu nh−ợc tinh và 85 tinh trùng trong các mẫu thiểu tinh.

™ Cỡ mẫu nghiên cứu hình thái siêu cấu trúc tinh trùng

Gồm 3 nhóm mẫu thiểu tinh, nh−ợc tinh, tinh dịch đồ bình th−ờng. Chọn ngẫu nhiên mỗi nhóm 3 mẫu, quan sát trên kính hiển vi điện tử quét và kính hiển vi điện tử truyền qua.

* Căn cứ để phân loại tinh dịch đồ

Trong nghiên cứu này, đánh giá phân loại mẫu tinh dịch dựa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO.1999) [149] kết hợp với tiêu chuẩn phân loại hình thái tinh trùng của Kruger [108].

- Tiêu chuẩn của mẫu tinh dịch đồ bình th−ờng (normozoospermia): Thể tích tinh dịch : ≥ 2ml

pH : 7,2 - 8,0

Độ ly giải : ≤ 30’

Độ quánh : 0 ; 1+

Mật độ tinh trùng : ≥ 20 triệu/ ml

Tổng số tinh trùng : ≥ 40 triệu/một lần xuất tinh Di động tiến tới nhanh (a): ≥ 25%

Di động tiến tới chậm (b)

(a + b) ≥ 50% Tỷ lệ tinh trùng sống : ≥ 50%

Tinh trùng hình thái bình th−ờng: ≥ 15% Mật độ bạch cầu : ≤ 1 triệu/ml

- Tinh dịch đồ bất th−ờng (Abnormozoospermia): khi mẫu tinh dịch có ít nhất 1 trong các thông số trên ở ngoài giới hạn bình th−ờng.

* Bảng 2.1. Tiêu chuẩn phân loại các thông số đánh giá tinh dịch

Các thông số Bình th−ờng Bất th−ờng

Thể tích tinh dịch ≥ 2 ml < 2 ml

pH 7,2 - 8,0 < 7,2 hoặc > 8,0

Tỷ lệ tinh trùng sống ≥ 50% < 50%

Mật độ tinh trùng ≥ 20 triệu/ml < 20 triệu/ml Di động tinh trùng loại a ≥ 25%

hoặc (a+ b) ≥ 50%

loại a < 25% hoặc (a + b) < 50%

Hình thái TT bình th−ờng ≥ 15% < 15%

- Thiểu tinh (Oligozoospermia): khi mẫu tinh dịch có mật độ tinh trùng < 20.106/ ml tinh dịch.

- Nh−ợc tinh (Asthenozoospermia): khi mẫu tinh dịch có tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới nhanh (loại a) < 25% hoặc tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới (loại a + loại b) < 50%.

- Quái tinh (Teratozoospermia): khi mẫu tinh dịch có < 15% tinh trùng hình thái bình th−ờng.

- Hội chứng thiểu, nh−ợc, quái tinh (Oligo-Astheno-Teratozoospermia - OAT) khi mẫu tinh dịch có sự bất th−ờng phối hợp của 3 thông số:

+ Mật độ tinh trùng < 20.106/ml

+ Tỷ lệ tinh trùng di động tiến tới nhanh < 25% hoặc tỷ lệ di động tiến tới nhanh và di động tiến tới chậm < 50%

Một phần của tài liệu nghiên cứu mối liên quan giữa hình thái tinh trùng với một số thông số của tinh dịch đồ và fsh, lh, testosteron huyết thanh ở người có tinh dịch đồ bất thường (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)