Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 27 - 28)

7. Bố cục của khóa luận

1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội

Ở các làng xã thuộc đất Tam Thăng qua bao đời cư dân chủ yến sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Ngây từ khi mới lập đất, lập làng mãi về sau này diện tích đất sản xuất nông nghiệp không ngừng được khai hoang mở rộng. So với các địa phương khác, ở Tam Thăng dưới chế độ thực dân phong kiến sự chiếm hữu ruộng đất của các địa chủ phú nông không nhiều. Tuy nhiên, do phần lớn là đất các bạc màu, bị xâm nhập mặn, khó canh tác nên năng xuất rất thấp. Một bộ phận nông dân không có ruộng trở thành cố nông phải đi làm thuê quanh năm sống thân phận “cày thuê cuốc mướn” để sống.

Cùng với nghĩa vụ Thuế với “Nhà nước bảo hộ” hằng năm người nghèo phải đi phu, đi xâu, mỗi năm 2 – 3 đợt, mỗi đợt 20 – 30 ngày, tự túc lương thực, đến nơi rừng sâu nước độc phục dịch làm đường, khai thác mỏ vàng Bồng Miêu... nhiều người đã bỏ mạng vì bệnh sốt rét rừng.

Bên cạnh nghề nông nghiệp, ở Tam Thăng còn phát triển nghề truyền thống trồng cối, dệt chiếu ở làng Thạch Tân. Cây cối ban đầu mọc tự nhiên. Về sau người Việt vào định cư lâu dài ở vùng đất này tại vùng đất này mang theo nghề trồng lác dệt chiếu ở phía Bắc vào. Từ đây, nhân dân biết khai thác các cánh đồng ven sống đầm đề trồng lác dệt chiếu. Chiếu Thạch Tân ngày xưa nổi tiếng ở khắp vùng Quảng Nam. Người Thạch Tân còn gánh chiếu đi bán khắp các huyện Trà My, Tiên Phước, Tam Kỳ, Thăng Bình hoặc theo ghe bầu ra tận Hội An, Đà Nẵng.

Ở Vĩnh Bình có nghề đang lưới rớ để phục vụ cho nghề đánh bắt cá ở địa phương mà còn đi bán ở khắp các nơi trong tỉnh. Người dân các thôn Mỹ Cang, Xuân Quý, Vĩnh Bình sống dọc theo sông đầm, sông Trường Giang còn có nghề đánh bắt cá nước ngọt như nghề rớ đáy, rớ quay, sáo, nò,... nhưng sản lượng không đáng kể chủ yếu để phục vụ bữa ăn gia đình và một phần trao đổi các mặt hàng thiết yếu.

28

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 27 - 28)