Hiện trạng địa đạo Kỳ Anh hiện nay

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 45 - 47)

7. Bố cục của khóa luận

2.2. Hiện trạng địa đạo Kỳ Anh hiện nay

Địa đạo Kỳ Anh là dấu ấn lịch sử của thời kỳ đấu tranh chống Mỹ cứu nước, nó thể hiện ý chí quyết tâm và tinh thần sáng tạo quân và dân Kỳ Anh. Địa đạo Kỳ Anh nói riêng, làng chiến đấu Kỳ Anh nói chung phản ánh rõ nét thế trận chiến tranh nhân dân của Đảng ta. Bảo tồn và phát huy giá trị di tích này chính là sự giữ gìn và trân trọng lịch sử hào hùng của cha ông một thời “đánh Mỹ và thắng Mỹ”, đồng thời là nơi giáo dục truyền thống cách mạng bằng những giá trị lịch sử, hiện vật nguyên gốc gây cảm xúc mạnh mẽ hoàn toàn khác với những gì chỉ cảm nhận qua sách vở.

Địa đạo Kỳ Anh thuộc xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là một di tích lịch sử cấp quốc gia được Bộ Văn Hóa – Thông tin trao bằng công nhận vào năm 1997. Trải qua nhiều năm bị xuống cấp do không có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, hiện nay địa đạo đang được các cơ quan cấp trên tìm nhiều phương án để có hướng giải quyết và đưa địa đạo trở thành một điểm tham quan lịch sử -

46

văn hóa có giá trị giáo dục cho các trường trên địa bàn. Cũng như có phương án phát triển thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan một minh chứng cho thời kỳ hào hùng của dân tộc.

Đặc biệt từ ngày chia tách tỉnh, mối quan tâm của các cấp đối với địa phương ngày càng thể hiện rõ khi Sở Văn hóa thông tin tỉnh Quảng Nam quyết định cấp 50 triệu đồng để trùng tu, khôi phục một trong ba địa đạo nỗi tiếng của nước ta vào năm 1998.

Cuộc trùng tu thứ nhất đã không như mong đợi của rất nhiều người quan tâm đến lịch sử Quảng Nam nói chung và địa đạo Kỳ Anh nói riêng. Những miệng hầm ngày xưa được tu sữa bằng bê tông nhưng vẫn tối om, rêu bám đen, phủ đầy cây dại và cỏ rác, lẩn khuất trong hàng dọc hai bên đường đi, cũ nát. Ngôi đình cổ Thạch Tân thoạt nhìn bên ngoài khá bề thế trên mảnh đất đẹp nhưng thật đau lòng: di ảnh của những người có công trong cuộc kháng chiến treo xộc xệch trên tường.

Đầu năm 2006, thấy tình trạng xuống cấp của địa đạo sau lần trùng tu thứ nhất, các ngành chức năng lại lập kế hoạch đầu tư kinh phí trùng tu lần hai, nhưng mãi đến tháng 6 mới khởi công.

Sau ngày tái lập tỉnh, nhiều cán bộ cách mạng và chính quyền địa phương kiến nghị thành phố Tam Kỳ có biện pháp bảo vệ, trùng tu di tích lịch sử này. Theo ông Chu Quang Ngân, Giám đốc trung tâm văn hóa thành phố Tam Kỳ thì: “Ủy

ban nhân dân thành phố Tam Kỳ đã giao tiến hành lập hồ sơ quy hoạch làng chiến đấu Kỳ Anh và một số hạng mục như đình Thạch Tân, nhà liệt sỹ Phạm Sỹ Thuyết, cùng 300m địa đạo... với kinh phí đầu tư trên 30 tỷ đồng. Nhưng do thiếu kinh phí nên dự án vẫn chưa triển khai”.

Người lính già năm xưa - ông Đoàn Anh Diện ( ở thôn Thạch Tân, xã Tam Thanh, thành phố Tam Kỳ) trước đây vài năm có dẫn tôi đi thăm lại những chứng tích một thời đánh giặc nay bị xuống cấp nặng. Ông Diện rầu rĩ: “Buồn lắm cháu

ạ! Thật xót xa khi nhìn cảnh địa đạo bị khỏa lấp bởi những đụn cát, những thành tre, cành củi nằm ngỗn ngang, phủ đầy các miệng hầm”.

Một điều mà là nổi lo trăn trở không chỉ đối với người trông coi cũng là hướng dẫn viên trực tiếp tại đây là chú Huỳnh Kinh Ta mà còn là niềm lo lắng của

47

các cấp chính quyền: “Tuy địa đạo hiện nay đã được trùng tu và quan tâm nhiều

hơn, nhưng vào mùa mưa đây là vùng đất dễ bị ngập lụt, lượng nước trong địa đạo dâng lên có thể là chài đất và không thể diễn ra hoạt động thăm quan cho du khách. Vì vậy vào mùa mưa hoạt động khách lui tới rất hiếm hoi”.

Ngoài địa đạo Kỳ Anh và một số công trình liên quan đến địa đạo nằm trên mặt đất hiện nay được sự quan tâm của chính quyền và các cấp lãnh đạo tại đây được xây dựng thêm nhà tiếp khách ( để tiếp đón các đoàn với số lượng khách đông và có nơi để khách nghĩ ngơi) và cùng với đó là Nhà Trưng bày các hiện vật từng được sử dụng để xây dựng địa đạo cũng như những sơ đồ về cấu trúc địa đạo trong lòng đất và nhiều minh chứng khác.

Công việc đầu tư và tôn tạo lại địa đạo đang ngày được quan tâm từ hệ thống tư liệu phục vụ cho việc tìm hiểu tại địa đạo đến hình ảnh trung bày và hệ thống địa đạo cũng được nâng cấp, khoét rộng thêm hoặc cố địa lại những đoạn bị trụt luống,... Tuy vậy nhưng việc quét dọn cũng như ban quản lý làm việc thường xuyên vẫn chưa được chú trọng, việc này cũng là một phần quan trọng khiến du khách chưa được hài lòng lắm khi đến đây.

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 45 - 47)