7. Bố cục của khóa luận
2.4. Chính sách đầu tư cho phát triển du lịch
Xuất phát từ những thực trạng của địa đạo Kỳ Anh hiện nay, việc nghiên cứu xác định giá trị di tích lịch sử, trùng tu một vài di tích liên quan cũng như khôi phục một số đoạn địa đạo là một việc làm có ý nghĩa to lớn.
Chiều ngày 20/7/2016, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Thanh cùng đại diện Sở VHTTDL, Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, UBND TP. Tam Kỳ và các ban ngành liên quan tiến hành khảo sát thực tế tại địa đạo Kỳ Anh (xã Tam Thăng, TP. Tam Kỳ) nhằm tìm giải pháp đầu tư, thúc đẩy hoạt động du lịch nơi đây.
Theo đề xuất của UBND TP. Tam Kỳ, từ nay đến năm 2020 sẽ có 6 hạng mục công trình tại khu di tích được đầu tư gồm: địa đạo Thạch Tân; đình Thạch Tân; các quần cư di tích địa đạo Thạch Tân; các quần cư di tích cơ sở cách mạng Vĩnh Bình; khu bảo tồn sinh thái Bãi Sậy, hồ Sông Đầm; đường giao thông hạ tầng kỹ thuật… với tổng mức đầu tư 63,5 tỷ đồng. Riêng trong năm nay, một số công trình dự kiến sẽ được khởi công, gồm: mở rộng, chỉnh trang đường vào khu di tích; nhà đón tiếp; cải tạo sân vườn phía trước đình Thạch Tân; bố trí hệ thống thông hơi, điện chiếu sáng… tại địa đạo; lát gạch bê tông màu đất, phát quang bụi rậm đường vào hầm chỉ huy; bố trí biển chỉ dẫn…
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Thanh khẳng định, việc đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch tại Kỳ Anh cũng nằm trong chiến
49
lược phát triển du lịch Tam Kỳ nói riêng và phía nam của tỉnh nói chung. Do đó, các hạng mục về hạ tầng dịch vụ phải được đầu tư nâng cấp như xây dựng phim về lịch sử Kỳ Anh để chiếu cho khách; lắp đặt bảng chỉ dẫn từ xa; thành lập Ban Quản lý di tích để kết nối doanh nghiệp, hướng tới tạo nguồn thu từ hoạt động bán vé tham quan và hàng lưu niệm… Kinh phí thực hiện khoảng 3 tỷ đồng do ngân sách TP. Tam Kỳ quyết, phấn đấu đến tháng 8/2016 bắt tay vào triển khai để năm sau hoàn thành đưa vào khai thác trong dịp festival di sản 2017.