Giải pháp quy hoạch tổng thể địa đạo Kỳ Anh

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 58)

7. Bố cục của khóa luận

3.2.2.Giải pháp quy hoạch tổng thể địa đạo Kỳ Anh

Di tích địa đạo Kỳ Anh nằm ở khu di tích phía Tây thành phố Tam Kỳ, gần một số di tích của thành phố như “Rừng cây Bác Hồ”, hay “Tượng đài Mẹ Thứ”,... nơi đây mặt dù đường sá chưa được đầu tư nhiều nhưng tương đối thuận lợi và đa dạng. Quy mô diện tích vừa phải, nguồn đầu tư cho việc bảo vệ, tôn tạo không nhiều.

Khu di tích nằm ở giữa cảnh quan thiên nhiên trong lành, mát mẻ, gần sông, đầm, tại đây có dân cư đông, giàu truyền thống văn hóa, cách mạng; Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân địa phương rất tha thiết với công tác tôn tạo, trùng tu bảo tồn và phát huy các giá trị lớn của di tích. Các ban ngành chức năng nên tổ chức các buổi gặp mặt, xin ý kiến hay tọa đàm cùng nhân dân tại đây để biết được các mong muốn của nhân dân tại đây để có thể kịp thời tiếp nhận và có hướng đi đúng đắng khi tận dụng các di tích vào du lịch.

Ban quản lý và các cấp chính quyền nên thực hiện một vài cuộc điều tra về ý kiến khách du lịch hoặc về tiềm năng phát triển du lịch tại đây, phân tích các ý kiến có được từ du khách cũng như phân tích các tiềm năng mà trong khu vực địa đạo có được nhằm nâng cấp cơ sở ha tầng, sản phẩm dịch vụ, đồng thời xúc tiến trong giai đoạn 2020 đến 2025 nhằm thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến đây nhiều hơn.

Đặc biệt, để hiện thực hóa Chương trình hành động thực hiện NQ số 103-NQ CP ngày 06/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ và NQ số 08/NQ/TU của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; thiết nghĩ chính quyền địa phương cần nhanh chóng ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh để công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho di tích được diễn ra đồng bộ, khoa học.

Một phần của tài liệu 24195 16122020235220682KLTN NGUYENTHITHUHIEN 15CVNH (Trang 58)